Giao dịch điện tử là như thế nào cụ? Có cần phải sử dụng cái sổ BHXH nữa ko?Vụ tích hợp này là tương lai xa . BHXH giờ mới triển khai giao dịch điện tử
Giao dịch điện tử là như thế nào cụ? Có cần phải sử dụng cái sổ BHXH nữa ko?Vụ tích hợp này là tương lai xa . BHXH giờ mới triển khai giao dịch điện tử
Cũng có thể như vậy. Mà tích hợp cũng rách việc phết, chẳng hạn tích hợp bằng ô tô và xe máySâu xa chắc là bắt lái xe mang Bằng lái thì CS mới có cái thu giữ để gây sức ép, chứ chỉ vi phạm giao thông thì làm sao đc phép giữ CCCD của người ta
Trong tương lai xa không cần sổGiao dịch điện tử là như thế nào cụ? Có cần phải sử dụng cái sổ BHXH nữa ko?
Vãi cho cái khả năng đọc hiểu của cụ.Thôi em xin cụ, cái gì mà CA "dự kiến" và "sẽ" thì em chả dám tin. Sau ngày 1/7/2021, cứ cho là cụ định nói thế, là cụ thể khi nào cụ? Là 2/07/2021 hay là bất kỳ lúc nào sau đó kể cả là 23/12/2022 hay 2025? Thế nếu 1/4/2021 em đi đổi mà tỷ dụ 12/5/2021 cần em cần tách khẩu hay thay đổi thông tin trong hộ khẩu thì nó thu bố của em cái Sổ Hộ khẩu xong cũng hứa "sau 1/7" như cụ thì em làm sao? Hay tệ hơn là vào ngày 1/06/2021 em cần mua bán đất phải ra phòng Công chứng mà Sổ Hộ khẩu giấy bị thu béng mất rồi thì em làm sao cụ ơi?
Lão không cần tex dài thế đâu.Trong thời gian qua, địa điểm làm CCCD nào cũng luôn chật cứng người dân xếp hàng để đến lượt làm thủ tục cấp CCCD "chíp", còn xxx thì 3 ca 4 kíp thi nhau làm việc để đạt mục tiêu bằng được. Vì sao?
1. Vì hiểu nhầm “ai cũng phải đi đổi”
Thời gian vừa qua có nhiều người hiểu nhầm rằng: Ai cũng phải đi đổi sang Căn cước công dân gắn chip trước ngày 01/7/2021, nếu không đi đổi thì sẽ bị phạt và sau ngày 01/7/2021 sẽ không còn được cấp nữa.
Đây là những thông tin hoàn toàn sai lệch. Không có một văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền quy định như trên. Thực tế hiện nay, chỉ những người sau mới cần phải đi làm căn cước công dân gắn chip:
- Người đủ 14 tuổi (cấp cước công dân lần đầu);
- Người có Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân mã vạch bị hư hỏng, bị mất hoặc bị hết hạn sử dụng;
- Những người có nhu cầu.
Do tin rằng ai cũng phải đi đổi sang Căn cước công dân gắn chip nên dẫn tới tình trạng quá tải ở nhiều cơ quan công an cấp huyện như thời gian vừa qua. Một lần nữa có thể khẳng định rằng: “không bắt buộc tất cả người dân đều phải đi đổi sang Căn cước công dân gắn chip”.
2. Vì mục tiêu cấp 50 triệu thẻ căn cước trước 01/7/2021
Bộ Công an đề ra mục tiêu sẽ cấp 50 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip trước ngày 01/7/2021, trên tổng số hơn 97 triệu dân. Để hoàn thành mục tiêu này, cơ quan công an ở các địa phương đang triển khai mạnh mẽ hoạt động cấp loại thẻ căn cước mới này.
Điển hình như ở Hà Nội, UBND Thành phố đã ban hành Công văn 5764/UBND-NC triển khai cấp Căn cước công dân gắn chip lưu động. Thay vì được cấp ở công an cấp huyện, người dân có thể đến các công an xã/phường để làm thủ tục cấp Căn cước công dân gắn chip; thậm chí công an còn “tăng ca” đến 10 giờ tối để phục vụ nhu cầu cấp thẻ của người dân.
3. Vì làm trước 01/7/2021 sẽ “rẻ hơn” [Có lẽ vì 2 mà có vì 3]
Cuối năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 112/2020/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, ứng phó dịch Covid-19, trong đó có lệ phí cấp Căn cước công dân.
Theo đó, nếu như đi làm thủ tục đổi sang Căn cước công dân gắn chip trước ngày 01/7/2021 người dân sẽ được giảm một nửa lệ phí. Cụ thể:
- Nếu chuyển từ Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: Lệ phí chỉ còn 15.000 đồng;
- Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không dùng được; Thay đổi họ, tên, chữ đệm; Đặc điểm nhận dạng; Xác định lại giới tính, quê quán; Có sai sót về thông tin trên thẻ; Khi công dân yêu cầu: Lệ phí chỉ còn 25.000 đồng;
- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất; khi trở lại quốc tịch Việt Nam: Lệ phí chỉ còn 35.000 đồng.
Từ ngày 01/7/2021 trở đi, mức lệ phí trên sẽ tăng gấp đôi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người gấp rút đi làm Căn cước công dân gắn chip ở thời điểm này.
4. Vì Căn cước công dân gắn chip có những ưu điểm nổi trội
So với Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân loại có mã vạch, Căn cước công dân gắn chip có những ưu điểm nổi trội, như: Tích hợp nhiều thông tin của công dân (bảo hiểm, giấy phép lái xe…). Do đó, khi đi làm thủ tục, giao dịch, người dân không cần mang theo quá nhiều loại giấy tờ…
Ngoài ra, mức độ bảo mật của thẻ chip rất cao, tránh nguy cơ làm giả hoặc giả mạo thông tin cá nhân…
[Chả biết hư thực thế nào?]
Link tham khảo: https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/vi-sao-nguoi-dan-do-xo-di-cap-can-cuoc-cong-dan-gan-chip-570-29507-article.html
Vậy bao giờ người dân mới nhận được thẻ CCCC "chíp"?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 thì "....", tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.
Trong khi F1 (hs lớp 9) nhà em làm tại trường học đã mấy tháng mà vẫn chưa nhận được thẻ CCCC "chíp". Chả có nhẽ xxx lại vì thành tích ảo mà cố bằng được để có đủ 50 triệu người dân đến đăng ký cấp CCCD "chíp" mà không tuyên truyền rõ thông tin cho người dân, đặc biệt "vi phạm luật" về thời gian cấp trả thẻ CCCD "chíp"?
Nhà em thì có F1 lớn trường hợp đến tuổi làm CCCD mới, F1 bé thì còn nhỏ, gấu nhà có CMND 12 số - mã vạch (nhưng đã thay đổi địa chỉ thường trú - trong cùng quận) cũng đang tính đi làm cho nó đúng, còn em đã có CCCD - mã vạch.
Em cũng đến ạ một số hộ hàng xóm chung cư nhà em bỏ cả ngày làm để đi xếp hàng chờ đổi CCCD "chíp" dù đã có CCCD mã vạch mà không biết bao giờ nhận được CCCD "chíp".
(Hóng......)
Cụ yêu cầu thì họ phải cấp Cụ ạEm hỏi thì không có giấy chứng nhận số cũ đâu ạ, tuy nhiên e có hộ chiếu số cũ còn hạn đến 2027 nên cũng ko lo.
Cụ cũng nên xem lại cái đọc hiểu của cụ đi nhé, vì câu sau ngày 01/07/2021 "lôi (Sở Hộ khẩu) ra làm bất cứ việc gì sẽ bị tich thu" là không chính xác. CA chỉ thu Sổ Hội khẩu giấy khi em đăng ký thay đổi thông tin, còn nếu không thay đổi gì thì em vẫn thoái mái đi công chứng bán đất cát nhà cửa, sao y, ngân hàng... chả phải cho vào tủ khóa vì bản giấy vẫn sẽ có hiệu lực đến 31/12/2022. Nói chung ai thích đọc hiểu như cụ thì cứ hiểu còn em cứ đúng ngôn từ của luật mà làm.Vãi cho cái khả năng đọc hiểu của cụ.
Dự kiến 01/7 là nhà nước đưa ra, nó có thể hoãn lại 1 hoặc vài tháng.
Khi có thời điểm cụ thể, cứ tạm coi là 01/7 đi, cụ cứ vác hộ khẩu nhà cụ ra CA là họ sẽ thu. Cụ có muốn giữ cũng không được.
Nó chẳng liên quan gì đến chuyện cụ đi làm CCCD gắn chíp hay không.
Còn cụ muốn giữ hộ khẩu giấy? Ok thôi, cho vào tủ khoá lại và đừng lôi ra làm bất cứ việc gì vì cứ lôi ra là bị thu.
Nói chung éo cãi được với cụ, sợ đi làm CCCD vì bị thu hộ khẩu.Cụ cũng nên xem lại cái đọc hiểu của cụ đi nhé, vì câu sau ngày 01/07/2021 "lôi (Sở Hộ khẩu) ra làm bất cứ việc gì sẽ bị tich thu" là không chính xác. CA chỉ thu Sổ Hội khẩu giấy khi em đăng ký thay đổi thông tin, còn nếu không thay đổi gì thì em vẫn thoái mái đi công chứng bán đất cát nhà cửa, sao y, ngân hàng... chả phải cho vào tủ khóa vì bản giấy vẫn sẽ có hiệu lực đến 31/12/2022. Nói chung ai thích đọc hiểu như cụ thì cứ hiểu còn em cứ đúng ngôn từ của luật mà làm.
Túm lại, nà em cứ cuối năm 2022 ra CA làm CCCD gắn chip, hay bất cứ thứ gì mà đến lúc đó CA nghĩ ra, rồi sửa lại Hộ khẩu giấy luôn một thể (đương nhiên, trừ khi đặng chẳng đừng mới thò mặt ra CA).
View attachment 6037375
Loại 9 số nó bị trùng nhiều lắm cụ ạTheo em hiểu chip hay mã vạch nó chỉ thuần túy là vấn đề ứng dụng công nghệ để quản lý thông tin được thuận tiện và hiệu quả hơn. Sao mình không dùng chíp mà vẫn giữ lại số cũ. CMND của em vẫn 9 số, vẫn còn hạn, giờ đổi thì bao nhiêu thứ phải đổi theo .
Quan trọng là sau bao lâu được lấy, liệu đến tháng ko?Chú công an phường bên em đi vận động hết các nhà làm cccd chip. Nhà em ra làm cả nhà mất tầm 1h thôi. Em đi lúc 7h tối thì tầm 8h xong. Ảnh chụp xấu vãi chưởng.
Thì tương lai, tương lai bao giờ thì chịu. F1 nhà em làm CC ở trường từ cách đây hơn 2 tháng mà đến giờ chưa thấy cái CC nó ra răng.Cái vụ tích hợp bảo hiểm là có thật hay ko đấy chủ thớt?
Bản thân em nghỉ cty cũ mà sổ BHXH bị mất cuối cùng ko chốt được sổ. Thiết nghĩ rằng trên hệ thống của BHXH đã thể hiện rõ quá trình đóng BHXH của em rất rõ ràng và chi tiết rồi. Em ko hiểu cần cái bìa sổ BHXH để làm cái gì trong khi thủ tục cấp lại rất mất thgian.
Bản thân cái 9 số nó là 1 tỷ trường hợp rồi. Nói nhanh, ít nhất vài thế kỷ ko full. Trừ khi sáp nhập vs TQ hoặc Ấn.Loại 9 số nó bị trùng nhiều lắm cụ ạ
Cụ nói đúng. Trước các bố nhồi đủ thứ thông tin vào đó. Giờ ghi vào chip hoặc mã QR thì số ID chỉ cần ko trùng là được. Cái loại 9 số nhẽ nó cũng ko trùng đâu, nhưng do các bố tắc trách nên cấp trùng linh tinh cả, giờ buộc phải đổiBản thân cái 9 số nó là 1 tỷ trường hợp rồi. Nói nhanh, ít nhất vài thế kỷ ko full. Trừ khi sáp nhập vs TQ hoặc Ấn.
Ai trùng thì ra làm lại số mới.
Cốt lõi nó ở tư duy số hay không mà thôi? Bản thân cái số thì coi như nó là ổ khóa, cần là duy nhất. Sau đó từ ổ khóa mở ra, vào phòng tra cứu nó sẽ hiện thông tin khác: tên, tuổi, nhóm máu, giới tính, quê quán, nơi ở, thân nhân, giấy phép lái xe, bank... Số sẽ cấp theo thời gian thực, ai đến sớm cấp sớm. Có éo gì đâu.
Đm, Ở đây các ông đầu bờ lồng ghép mã tỉnh, mã huyện vào dãy số? Lồng ghép giới tính vào?? Để làm cái đầu bờ gì khi nó là số hóa? Quét 1 phát ra hết thông tin???
Thay đổi làm dân khó khăn, mất thời gian, thay đổi thông tin cá nhân ngân hàng? Sim thẻ? Ví điện tử? Giấy kinh doanh? Giấy nhà đất? Giấy kết hôn?? Các ông đừng nói không phải thay nhé, đã đổi cmtnd thì sớm muộn cũng phải đổi mấy cái trên.
Đm mấy thằng qua. n ngu dốt.
50tr người, mà đi thay đổi mấy loại giấy tờ liên quan, ít nhất cũng phải mất 2-5 ngày. Tính trung bình là 3 ngày.Cụ nói đúng. Trước các bố nhồi đủ thứ thông tin vào đó. Giờ ghi vào chip hoặc mã QR thì số ID chỉ cần ko trùng là được. Cái loại 9 số nhẽ nó cũng ko trùng đâu, nhưng do các bố tắc trách nên cấp trùng linh tinh cả, giờ buộc phải đổi
Đã thế lại còn ko thèm ghi số cmnd cũ vào cái thẻ mới, bắt làm thêm cái giấy chứng nhận nữa mới ngu. Em báo mất cmnd đi xin cấp cccd để giữ lại cái cũ cho đỡ phiền phức50tr người, mà đi thay đổi mấy loại giấy tờ liên quan, ít nhất cũng phải mất 2-5 ngày. Tính trung bình là 3 ngày.
10 đô/ngày x 3 x 50tr ~ 1,5 tỷ đô của xã hội bị lãng phí. Chỉ vì một vài thằng ngu. Chán.