[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,871
Động cơ
1,281 Mã lực
Cụ nhầm, cả về kinh tế lẫn thị trường.
- Thứ nhất, chẳng có mệnh lệnh nào ở đây. Nhà nước muốn kêu gọi đầu tư thì trả giá 9 cent, còn nếu chỉ trả 7-8 cent thì nhà đầu tư nó đi chỗ khác. Đơn giản, dễ hiểu, fair, kinh tế thị trường.
- Thứ hai, giá 9 cent là giá của EVN mua của các nhà máy phát điện, ko phải dân Việt mua. EVN mua về trộn với 1 loạt các nguồn khác mới ra giá bán cho dân. Mà không phải cứ giá mua điện mặt trời cao là giá bán lẻ sẽ cao tương ứng, vì lúc đó các nguồn khác sẽ phải hạ giá để được huy động vì đã tham gia vào thị trường cạnh tranh.
- Thứ ba, đối với nhà máy điện thì giá không phải là tất cả, quan trọng là sản lượng được huy động vì điện là hàng hoá đặc biệt sản xuất nhưng không có tồn kho. Thế nên cụ chỉ so sánh về giá là sai hoàn toàn. 1 thằng giá 9 cent nhưng chỉ được huy động 80% thì còn kém hiệu quả hơn thằng 8 cent mà được huy động 100%. Như cụ trên đã nói, để mà điều phối việc huy động còn có A0, còn cả 1 cục là cục điều tiết điện lực nữa chứ không đơn giản.
Vài khái niệm cơ bản góp ý cho cụ.
- Tại sao cùng là điện mà thằng được mua 9.35c, thằng thì phải bán với giá 5 cen? Nếu không áp đặt mệnh lệnh hành chính để "khuyến khích đầu tư" thì là gì?
- EVN mua 9.35c nhưng EVN chỉ là ông truyền tải điện. Người tiêu thụ điện là dân Việt nha cụ. EVN bóp thằng khác gần chết để thằng điện măt trời sống thì có bất công không?
- Sản lượng huy động của điện mặt trời vào ban đêm bằng 0, cho nên, tính công suất thực phải là công suất cung lên lưới chứ không phải công suất lắp đặt. Cụ đưa tỉ lệ Công suất lên lưới/công suất lắp đặt = 80% để khẳng định hiệu quả hay không là sai bản chất so sánh.
 

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,043
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
Thì đúng thế đấy cụ. Tỷ trọng điện mặt trời tăng lên thì phải có 1 thằng chạy kèm mà không phục vụ sản xuất. Để khi điện mặt trời sụt áp thì thằng chạy kèm nhảy vào. Nên tỷ lệ hao phí điện điều độ sẽ tăng lên, mà thực chất, thằng chạy kèm phải là thằng khỏe, thằng có chất lượng. Dân Việt mua điện mặt trời giá 9.35c xong rồi còn phải thanh toán thêm 1 phần nữa cho thằng chạy kèm để chờ bù sụt áp, sụt công suất của điện mặt trời. Nói chung là thiệt đơn thiệt kép.
Ở nước ngoài, khi công suất nguồn dư thừa thì có sụt áp cũng có sẵn để bù ngay, không đáng ngại về mặt kỹ thuật và kinh tế. Ở VN thì khác.
Sao chính phủ ta lại không ép thằng nào muốn hoà lưới cái năng lượng sạch kia phải sẵn sàng nguồn phát bù khi điện nó làm ra được chính phủ mua với giá trên giời ???
Điều này hơi lạ !!!
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,871
Động cơ
1,281 Mã lực
Ra vậy, thank cụ. Cụ cho hỏi luôn, giá điện hột nhơn thế giới nhiêu cent, hồi trước mình định xây thì ước giá nhiêu cent ạ.
Cứ nói rẻ, hẳn là có số liệu, ta đem dán vào mồm bọn cuồng chơi
Ở đây đâu nói chuyện điện hạt nhân đâu cụ. Đang nói chuyện là đầu tư điện mặt trời thì cũng phải sòng phẳng. Chứ không phải lợi ích nhóm.
 

Demhoangvu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-562444
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
726
Động cơ
156,923 Mã lực
Tuổi
34
Em ủng hộ tất cả các loại điện, kể cả điện mặt trời. Nhưng nó phải hợp lý.
Cụ thể là mua điện mặt trời bằng giá 5.2 cent/kWh ở Thái Lan thôi cũng được. Chứ chưa cần 1.335 cent như ở UAE.
Cái đáng nói ở đây không phải vấn đề không nên đầu tư điện mặt trời, mà vấn cần làm rõ xem tại sao lại phải mua giá 9.35 cent?
Tình huống thực tế: Nhà đầu tư Việt xin dự án được hỗ trợ chính phủ xong rồi bán lại cho nước ngoài, người nước ngoài ăn cái hỗ trợ chính phủ bằng cách lách luật dễ dàng, và người hỗ trợ ở đây chính là dân. Rõ ràng là đang có chuyện thằng béo nuôi thằng nghiện.
Em nhắc lại: Em không phản đối điện mặt trời, em chỉ muốn tìm hiểu tại sao nước ngoài họ bán điện với giá từ 1.53 - 7 cent trong khi VN mua tới 9.35 cent?
Nhiều cụ không làm trực tiếp lên không biết việc: hiện tại rất nhiều nhà thầu tư Thái Lan (Tàu) liên kết , chi tiền cho vài ông trong nước làm dự án điện mặt trời. Sau khi hoàn thành thì bán cả dự án cho đại gia Thái ( tàu).
Cái ngu là vài thằng trong nước chạy chính sách hút máu ngành điện, người dân. Nhưng lại mở đường cho bọn tài phiệt quốc tế nhảy vào hút máu cùng.
Chính vì thế lên điện mặt trời đang bị siết chặt lại về giá bán, về quy hoạch rồi.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,317
Động cơ
74,789 Mã lực
- Tại sao cùng là điện mà thằng được mua 9.35c, thằng thì phải bán với giá 5 cen? Nếu không áp đặt mệnh lệnh hành chính để "khuyến khích đầu tư" thì là gì?
- EVN mua 9.35c nhưng EVN chỉ là ông truyền tải điện. Người tiêu thụ điện là dân Việt nha cụ. EVN bóp thằng khác gần chết để thằng điện măt trời sống thì có bất công không?
- Sản lượng huy động của điện mặt trời vào ban đêm bằng 0, cho nên, tính công suất thực phải là công suất cung lên lưới chứ không phải công suất lắp đặt. Cụ đưa tỉ lệ Công suất lên lưới/công suất lắp đặt = 80% để khẳng định hiệu quả hay không là sai bản chất so sánh.
Thế mới bảo cụ chẳng biết gì :D
Mà đã không biết thì dựa cột mà nghe cụ ah.
 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,452
Động cơ
453,512 Mã lực
- Về giá điện: 9.35 Cen/kwh điện mặt trời là dành cho các dự án hòa lưới trước 30/6/2019, nhưng vẫn có nhiều dự án sau thời điểm 30/6/2019 bán được mức giá này. Mức giá căn cứ vào đâu để xác định?
- Giá bán điện mặt trời cao nhất châu Âu là ở Anh, quy đổi sang 5.92 cen/kWh là đúng theo tỷ giá hôm em viết. Cụ quy đổi là 6 cen thì chênh lệch không nhiều. Chỉ cần thừa nhận 1 điều: Giá điện mặt trời ở châu Âu quá rẻ, trung bình chỉ bằng 1/2 Việt Nam (Đã có khuyến khích mà giá vẫn rẻ hơn ở VN, cho dù châu Âu có bức xạ ít hơn VN).
- Điện dầu hiện tại giá cao nhưng chỉ phát tại những khu vực mà điện lưới không đủ công suất (Do giới hạn tải của đường dây tổng), ví dụ như hải đảo hay vùng xa. Cái này không thể sử dụng để cho hệ quy chiếu nguồn điện quốc gia được. Lấy con số cá biệt để xây dựng chính sách quốc gia là SAI LẦM.
- Giá điện của thủy điện là rẻ nhất trong các nguồn điện, việc vận hành nhà máy điện và vận hành hồ đập có quy định nhà nước. Không lo thiếu nước cho sản xuất hay chống hạn.
- Vấn đề đặt ra là tại sao cùng đầu tư điện mặt trời ở các nước thì dân mua giá rẻ, còn ở Việt Nam thì dân mua giá đắt? Tiền mua điện mặt trời sẽ do EVN thanh toán ( Để đảm bảo tài chính, EVN sẽ phải tăng giá điện để lấy tiền thanh toán cho các nhà đầu tư điện mặt trời.) Đồng nghĩa với việc dân sẽ dùng điện chất lượng thấp với giá cao.
Giá trị của việc khuyến khích đầu tư điện mặt trời giống như cách móc túi tiền dân cho các nhà đầu tư nhưng không có sự minh bạch, sòng phẳng như các nước khác.
+ Phải nhắc lại vì cụ lấy giá cá biệt áp dụng cho giới hạn 2000MW ở riêng Ninh Thuận đưa ra so sánh và suy diễn chiến lược phát triển ĐMT. Điều này gây ra mức chênh 3.35 cent so với thực tế 1 cent. Cụ so sánh sai toác 335% vậy mà vẫn cố chống chế. Châu Âu rẻ vì đã phát triển và có cơ chế đấu thầu. ngoài ra giá điện ở các nước rẻ do đặc thù địa lý. Các nước nhỏ và bé như cái kẹo. Giờ cụ mua điện ở Ninh thuận nơi dư công suất vào bán ở TP HCM là nơi thiếu công suất thì việc truyền tải khác nhau. Ngoài ra như đã nói là người bán phải tự xây dựng trạm biến áp và đường dây truyền tải. Chi phí này rất lớn chưa rõ với châu Âu nên cụ so sánh chính là tự suy diễn.

+ ý 2 của cụ sai bét - EVN phát điện từ diesel ko phải do giới hạn tải của dây điện tổng mà là hệ thống thiếu nguồn. Thủy điện ko thể đáp ứng kịp. Cụ ko thể tăng công suất nhanh chóng được. nhà máyThủy điện ko phải là cái dream để đề phát, ga phát là vọt luôn mà cần kế hoạch vận hành. đến lúc ko có nước ăn nước tưới thì uống nước biển cụ nhé. Cụ nên đọc nhiều rồi hẵng phát biểu

+ Ý 3 cũng sai. nước chỉ thoải mái khi có lũ, Thủy điện còn phải tích nước cho mùa khô. Đa phần giờ là thiếu nước. Sao lại nghĩ là nó ko thiếu nước vì có quy định vận hành. Thế thì khi thiếu nước, cạn còn phát được không. Nước thượng nguồn về thiếu so với mọi năm thì dám phát điện xả láng vì rẻ ko? Lấy ý chí chủ quan của quy định để kết luận ko thiếu nước thì không thể tưởng tượng được.
+ Ý 4: nó rẻ vì nó phát triển nhiều rồi, đã đến mức cạnh tranh đấu thầu. Ngoài ra cụ cũng kém hiểu biết vì đmt ở nước ngoài còn được lĩnh thêm tiền giảm phát thải. kiểu như đường ở Úc ~8000đ/kg vì mỗi tấn bã mía và lá mía bán được cả đống tiền cho nhà máy giấy và thức ăn nuôi bò. Bây giờ dân trồng rừng được tiền do bán chứng chỉ khí thải rồi nhé. Ko biết cụ đã biết chưa>> Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính - chứng nhận (CERs) châu Âu đmt kiếm ác luôn.

+ kết luận dùng ĐMT làm tăng giá bán điện cũng vô căn cứ. Nói đắt thì đóng hết điện than (thải khí CO2 làm hiệu ứng nhà kính, bụi mịn....) điện khí đi. Theo tính toán thì giá thành điện than đang là 7.8cent. Lưu ý đây là giá thành chứ ko phải giá bán. Nếu ko thì ai dám làm.
.

Kết luận là hoặc chậm hiểu hoặc cố ý suy diễn thôi. Ngon thì đã đầy ra. hiện giờ giá panel cũng giảm chút chứ như hồi trước thì húp cháo.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
1 ngày ông mặt giời mở mắt được mấy tiếng ???
Có biết giời sợ ai ???
Riêng cái “cần gì đến hột nhân” đã thể hiện trong đầu cụ có cái gì :)) :)) :))
Do các dự án điện hạt nhân của Quy hoạch điện 7 (có công suất quãng 8000MW) phải dừng, gác lại chưa làm trong thời điểm này. Thiếu hụt nguồn trong thời gian tới là hiện hữu. Ngoài các dự án nhiệt điện than đang triển khai thì các dự án điện khí cũng được một số các tập đoàn/công ty lớn của VN quan tâm, như T&T Group của ông Đỗ Quang Hiển, đang có mấy dự án lớn nhiệt điện khí dùng LNG nhập: 1 ở Vũng Áng, Hà Tĩnh đầu tư khoảng 3,55 tỷ USD làm trung tâm điện 3000MW, dự kiến giá bán 8,123 cen/kWh -8,629 cen/kWh....


Đây là một hướng đi táo bạo của các tập đoàn lớn, làm theo dạng BOT hay IPP (nhà máy điện độc lập), cái này thể hiện tầm nhìn cao hơn hẳn phong trào làm năng lượng tái tạo của các công ty. Một trung tâm điện lực gồm nhiều nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp tuy huy động vốn đầu tư ban đầu lớn, nhưng tiến độ xây dựng lắp máy nhanh, khi vận hành thương mại bán điện sẽ nhanh hoàn vốn đầu tư (khoảng 5-6 năm), và sau đó là 25-30 năm ngồi thu lời cho đến hết khấu hao vòng đời 30-40 năm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Long921

Xe tăng
Biển số
OF-449047
Ngày cấp bằng
28/8/16
Số km
1,309
Động cơ
217,721 Mã lực
Tuổi
32
Món này đang hot , e có mấy cái mái nhà xưởng Bình Phước mà nhiều ng muốn thuê làm điện áp mái mặt trời, có cả tập đoàn Anh quốc
 

s63 AGM

Xe tăng
Biển số
OF-28107
Ngày cấp bằng
1/2/09
Số km
1,430
Động cơ
493,202 Mã lực
Cụ miệng lưỡi ghê gớm quá, ngụy biện ghê gớm quá. Cụ đánh đồng tro bay với quặng than. Than quặng thì nó to , nó bự, nó không bay trên trời, không gây ô nhiễm không khí, không làm tổn thương phổi. Tro bay thì nó bé li ti tầm vài Phần ngàn của mili mét thôi. thổi đầy trời thì biết nó gây hại như nào.
lưỡi ko xương mà cụ. Có lẽ cụ ấy nên chuyển đến sống gần Vĩnh Tân để tận hưởng bầu ko khí ở đó.
 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,452
Động cơ
453,512 Mã lực
lưỡi ko xương mà cụ. Có lẽ cụ ấy nên chuyển đến sống gần Vĩnh Tân để tận hưởng bầu ko khí ở đó.
Em nghe ngứa thì cứ vang 1 phát. Giải thích thêm tẹo là khi đmt lắp trên diện rộng thì ảnh hưởng tức thời được giảm bớt. Đám mây che 1 nhà máy ok nhưng khó che cả tỉnh hay cả vùng kinh tế. Nói chung là nó bù đắp đc phần nào cho nhau.
 

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,043
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
Em nghe ngứa thì cứ vang 1 phát. Giải thích thêm tẹo là khi đmt lắp trên diện rộng thì ảnh hưởng tức thời được giảm bớt. Đám mây che 1 nhà máy ok nhưng khó che cả tỉnh hay cả vùng kinh tế. Nói chung là nó bù đắp đc phần nào cho nhau.
1 ngày liệu có bao giờ nắng ???
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Em ủng hộ tất cả các loại điện, kể cả điện mặt trời. Nhưng nó phải hợp lý.
Cụ thể là mua điện mặt trời bằng giá 5.2 cent/kWh ở Thái Lan thôi cũng được. Chứ chưa cần 1.335 cent như ở UAE.
Cái đáng nói ở đây không phải vấn đề không nên đầu tư điện mặt trời, mà vấn cần làm rõ xem tại sao lại phải mua giá 9.35 cent?
Tình huống thực tế: Nhà đầu tư Việt xin dự án được hỗ trợ chính phủ xong rồi bán lại cho nước ngoài, người nước ngoài ăn cái hỗ trợ chính phủ bằng cách lách luật dễ dàng, và người hỗ trợ ở đây chính là dân. Rõ ràng là đang có chuyện thằng béo nuôi thằng nghiện.
Em nhắc lại: Em không phản đối điện mặt trời, em chỉ muốn tìm hiểu tại sao nước ngoài họ bán điện với giá từ 1.53 - 7 cent trong khi VN mua tới 9.35 cent?
Cơ chế khác nhau cụ ơi, giá cụ search trên Web đấy ko phải giá thực tế đâu. Ví dụ ở Úc giá bán điện trên Website là 6 cent/1 số, nhưng thực tế đều là thương lượng và dân VN ở Úc đều bán được với giá mười mấy cent cả, cá biệt 20 cent cũng có. Bọn nó vận hành theo cơ chế thị trường, kể cả ưu đãi. Chính phủ sẽ quy đầu tư giá điểm, mỗi điểm được bao nhiêu tiền thì tùy thị trường, thay đổi hàng giờ. Giá mua điện cũng vậy, có gói mua là theo giá thị trường, giá thay đổi theo giờ.

Cho nên 9 cent/1 số nói cho công bằng cũng ko phải con số quá đáng. Chỉ là mình toàn là cào bằng trong khi lẽ ra chỗ thiếu điện cần đầu tư thì giá phải cao và nơi thừa điện thì giá phải thấp.
 

thanh040506

Xe trâu
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
34,342
Động cơ
680,854 Mã lực
Giá điện mặt trời mái nhà sau thời điểm 30/6/2019 là 1.943 đồng/kWh
Ngày 6/4/2020, Thủ tướng ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (gọi tắt là Quyết định 13). Quyết định này thay thế Quyết định 11/2017/ QĐ-TTg hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019.




Điện mặt trời trên tòa nhà của Tổng công ty Điện lực TP.HCM
Theo Quyết định 13, giá mua điện dự án điện mặt trời mặt đất là 7,09 Uscent/kWh (tương đương 1.644 đồng). Giá mua điện mặt trời nổi là 7,69 Uscent/kWh (tương đương 1.783 đồng), và điện mặt trời mái nhà là 8,38 Uscent/kWh (khoảng 1.943 đồng). Các mức giá này chưa gồm thuế VAT, được điều chỉnh theo biến động tỷ giá VND/USD và áp dụng trong 20 năm từ ngày dự án vận hành thương mại.

Điều kiện dự án điện mặt trời mặt đất được hưởng mức giá 7,09 UScent/kWh là có quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019, vận hành thương mại trước 31/12/2020. Các dự án khác được xác định giá mua điện thông qua cơ chế đấu thầu cạnh tranh.

).
Nhà e lắp sử dụng thì có được bán lại theo giá này k cụ?
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Cụ cố gắng lấp liếm về giá mua điện làm gì?
Giá 9.35c là giá đã được ký kết với hàng chục nhà đầu tư, và duy trì mức giá tối thiểu đó trong hơn 20 năm. Có nghĩa là hiện tại dân VN đang mua điện nguồn mặt trời với giá 9.35c. Còn các dự án thấp hơn 9.35c đã triển khai được bao nhiêu cái?
So với các nước, rõ ràng là VN đang phải mua đắt cho sản phẩm chất lượng thấp. Điện mặt trời ở VN đang đắt nhất nhì thế giới, trong khi các nước kém tài nguyên bức xạ mặt trời hơn VN nhiều cũng có giá rẻ hơn. Vấn đề ở đây là dân đang bị hút máu thông qua tiêu thụ điện mặt trời.
Còn nếu đấu sòng phẳng thì đâu ai nói gì?
Bác có hiểu chính bác nói gì không vậy?

Thứ nhất là bác có hiểu vụ net metering và công nhận nó quá mắc so với kiểu FIT của VN chưa, để bỏ nó qua 1 bên và chỉ bàn về solar farm?

Bàn về farm, TẤT CẢ các nước trên thế giới đều để giá FIT cao cách đây vài năm, và đều ký 20, 25 năm. Bác kiếm được thằng nào làm khác cho tui xin thông tin.

Tui gửi bác lịch sử giá FIT của Thái, bác đọc có hiểu không?
2013 nó mua 3000MWp giá 22c, ký 25 năm. Nó giảm dần tới giá hiện nay là 7.6c, ký 20 năm.
2019 VN mua 4000MWp giá 9.35c, ký 20 năm, sau đó giảm còn 7.6 (hay 7.8 gì đó quên rồi)

1 thằng đã làm được 7 năm (Thái), 1 thằng mới 2 năm mà giờ mua giá ngang nhau.

Nhưng bác vẫn nhất định là 22c rẻ hơn 9.35c. Logic cái quái gì vậy?
 

HVuong8888

Xe tải
Biển số
OF-361925
Ngày cấp bằng
7/4/15
Số km
219
Động cơ
260,717 Mã lực
Sao lại giá thế, cụ có nhầm ko nhỉ? E đang làm các dự án toàn giá 8,38 c mà nhỉ
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,317
Động cơ
74,789 Mã lực
Bác có hiểu chính bác nói gì không vậy?

Thứ nhất là bác có hiểu vụ net metering và công nhận nó quá mắc so với kiểu FIT của VN chưa, để bỏ nó qua 1 bên và chỉ bàn về solar farm?

Bàn về farm, TẤT CẢ các nước trên thế giới đều để giá FIT cao cách đây vài năm, và đều ký 20, 25 năm. Bác kiếm được thằng nào làm khác cho tui xin thông tin.

Tui gửi bác lịch sử giá FIT của Thái, bác đọc có hiểu không?
2013 nó mua 3000MWp giá 22c, ký 25 năm. Nó giảm dần tới giá hiện nay là 7.6c, ký 20 năm.
2019 VN mua 4000MWp giá 9.35c, ký 20 năm, sau đó giảm còn 7.6 (hay 7.8 gì đó quên rồi)

1 thằng đã làm được 7 năm (Thái), 1 thằng mới 2 năm mà giờ mua giá ngang nhau.

Nhưng bác vẫn nhất định là 22c rẻ hơn 9.35c. Logic cái quái gì vậy?
Cụ chủ thớt chắc nghỉ rồi :D
 

kdchuyennghiep

Xe tăng
Biển số
OF-392470
Ngày cấp bằng
17/11/15
Số km
1,615
Động cơ
252,450 Mã lực
Tuổi
43
Rõ là giá thấp cũng bị chửi mà giá mua cao cũng bị chửi, đến chán vs thằng chủ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top