Tui xóa béng hết rồi. Để ngồi viết lại. Toàn lý thuyết, không có số liệu gì đâu. Mọi thứ được đơn giản hóa bớt, kiểu như chênh lệch 5, 10% không quan trọng.
Theo kinh tế vĩ mô thì trợ giá hay không trợ giá thì mỗi đối tượng trong hệ thống đó không thay đổi gì về lợi ích.
hệ thống điện có 4 chủ thể là nhà nước, bên phát điện, evn, dân xài điện.
bên phát điện và evn thì đương nhiên là lợi ích không đổi. Trợ hay không trợ thì họ vẫn lời/lỗ y vậy, bởi vì cung không đủ cầu.
nếu trợ giá:
- nhà nước tốn thêm A tỉ ngân sách để trợ giá điện ==> họ tăng thu thuế phí từ dân, nên họ không mất gì, được gì
- dân có vẻ giảm được x đồng/kwh, nhưng bù lại họ mất x đồng tiền thuế phí cho nhà nước.
không trợ giá:
- ngược lại, nhà nước tiết kiệm được A tỉ ngân sách thì họ thu thuế, phí ít lại, hoặc xài A tỉ đó cho việc khác của dân
- dân mất thêm x đồng/kwh, nhưng họ bớt được x đồng thuế, phí.
trong mọi hệ thống thì trợ giá luôn gây vấn đề lớn nhất, đó là cào bằng nhu cầu của mọi người, làm mất động lực cạnh tranh, tiết kiệm, cải tiến, v.v...
Như tui có 1 đứa bạn, nó quan niệm điện đang rẻ quá phải xài cho bõ. Về nhà bật quạt, đèn, tv không bao giờ tắt. Sản xuất còn kinh nữa. 1 thằng bạn nhà sx máy móc, xài điện 3 pha. Hồi 2019 tui kêu nó làm đmt để đỡ tiền điện, nó bảo điện nó xài rẻ hơn giá fit 1, tiết kiệm chi mất công.
giờ bớt trợ giá điện thì chỉ những người cần xài mới xài. Dân tốn tiền thời gian đầu, sau đó sẽ được lợi cái khác.