Các từ viết tắt trong ngôn ngữ máy ảnh!

enter0280

Xe tăng
Biển số
OF-4955
Ngày cấp bằng
24/5/07
Số km
1,904
Động cơ
550,446 Mã lực
Nơi ở
Phong cảnh hữu tình.
Compact Camera: thường được biết tới ở Việt nam với tên gọi phổ thông máy ảnh chụp phim tự động hay con được gọi tắt là máy ảnh "Compact"
SLR: chữ viết tắt của Single Lens Reflex mà ở Việt nam nó được biết đến với tên gọi phổ thông là "Máy ảnh Cơ" dùng để chụp phim với ống kính có thể thay đổi được.
dCam: thuật ngữ mới được sử dụng gần đây trong các tạp chí nhiếp ảnh nhằm chỉ định loại máy "Digital Compact Camera" sử dụng kỹ thuật số để ghi hình ảnh thay cho phim thông thường. Ta có thể hiểu dCam tương đương với "Compact" của máy chụp phim.
BCam: tên viết tắt của "Bridge Digital Camera" do cấu tạo của ống kính zoom dài có hình dáng giống như một chiếc "cầu" nhỏ vậy. Đây là dòng máy ảnh kỹ thuật số cao cấp hơn dòng dCam nhờ vào cấu tạo của ống kính gần với máy ảnh cơ SLR.
dSLR: tên viết tắt của "Digital Single Lens Reflex" hay còn gọi là "Máy ảnh cơ kỹ thuật số". Dòng máy ảnh này sử dụng những kỹ thuật cơ học tương đương với máy ảnh cơ SLR điểm duy nhất khác biệt là hệ thống xử lý hình ảnh số rất phức tạp thay thế cho phim cổ điển.
AF-S
AF là chữ viết tắt của "Auto Focus" nghĩa là "Tiêu cự tự động"
S là chữ viết tắt của "Silent" nó thể hiện sự có mặt của mô-tơ "Silent Wave" gắn trong ống kính giúp cho việc chỉnh tiêu cự tự động nhanh hơn, chính xác và không có tiếng ồn. AF-S đặc biệt hiệu quả khi dùng để chụp ảnh các chuyển động nhanh.
ASP
Là chữ viết tắt của "Asphérique" - tên của một loại thấu kính do Nikon sáng tạo ra đầu tiên vào năm 1968 (tên tiếng Anh là "Aspherical lens") mà công dụng của nó là loại bỏ hiện tượng "Coma" - Biến dạng hình học và "Optical aberration" - Hiện tượng Quang sai nhất là đối với các ống kính góc rộng.

CRC
Là chữ viết tắt của "Correction of Aberrations at Close Distance Focusing" nó là một trong những sáng chế quan trọng của Nikon vì nó đã tạo ra được hình ảnh đẹp tuyệt vời với những hình cận cảnh đồng thời mở rộng giới hạn chỉnh nét của ống kính. Với hệ thống CRC thì các thấu kính được tổ hợp thành nhiều nhóm độc lập khác nhau và tự động di chuyển để canh nét. Chính điều này đã tạo nên khả năng chỉnh nét và độ phân giải hình ảnh tuyệt hảo với các cự ly gần. CRC đưọc sử dụng trong các loại ống kính "Mắt cá" - "fisheyes", ống kính góc rộng, ống kính chụp micro và một số ống kính télé.
D
Là chữ viết tắt của "Distance". Những ống kính mang ký hiệu này có khả năng chuyển tải thông tin về khoảng cách chụp ảnh tới máy ảnh theo:
- Đo sáng tự động cho các máy F5, F100, F90X, F80, F65, F60, Pronea S, D1x, D2H, D70.
- Kiểm soát đèn flash cho các máy F5, F100, F90X, F80, D1x, D2H, D70

Những ống kính D này còn cho phép sử dụng các kỹ thuật tiên tiến của Nikon như: đo sáng phức hợp (Matrix), cân bằng sáng giữa flash và ánh sáng không gian "dosage automatique flash / ambiance" thông qua khả năng của mạch cảm quang "multi-capteur 3D".
DC
Là chữ viết tắt của "Defocus image Control", nó là một phát minh độc quyền của Nikon. Với tính năng DC này bạn có thể không chế độ lu mờ của hình ảnh ("degree of spherical aberration") tại tiền cảnh cũng như hậu cảnh bằng cách vặn chỉnh vòng DC của ống kính. Loại ống kính AF DC-Nikkor này giúp bạn tạo ra hiệu quả mờ hình rất nghệ thuật, đặc biệt cho thể loại ảnh chân dung. Không có một loại ống kính nào khác trên thế giới cho bạn khả năng đặc biệt này ngoài Nikon.
Thêm một chút khái niệm về "spherical aberration": trong quang học thấu kính thì ánh sáng đi qua viền thấu kính có điểm tiêu cự khác với ánh sáng đi qua trung tâm của thấu kính, nó tạo nên hiệu quả ảnh bị mờ.
DX
Với Nikon thì ký hiệu "DX" ở trên ống kính nhằm chỉ định một dòng ống kính riêng biệt dàng cho máy dSLR. Lýdo rất giản đơn: một mạch cảm quang điện tử (sensor) không cảm nhận ánh sáng giống như phim cổ điển. Nếu như một phần lớn ống kính dùng cho phim 35 mm vẫn tương thích với máy dSLR (ống kính tiêu chuẩn & Télé) thì lượng ánh sáng rất mạnh đi tới các ống kính góc rộng lại đòi hỏi cần có sự thích ứng của các ống kính góc rộng với những đòi hỏi đặc biệt của sensor.
Cho tới hiện tại thì Nikon đã cho ra lò toàn bộ các ống kính góc rộng dòng DX tương thích với máy dSLR.

DX còn là chữ viết tắt của "Data eXchange" nó cho biết khả năng tự động xác định độ nhạy ISO trên phim của máy ảnh (do hãng Kodak phát minh ra vào đầu những năm 1980) Bạn có thể thấy ký hiệu này và độ nhạy in trên vỏ của các cuộn phim với hình thức có thể "đọc" được bởi máy ảnh.
ED

Là chữ viết tắt của "Extra-Low Dispersion". Đây là một trong những kỹ thuật tiên phong của Nikon cho phép sản xuất các ống kính télé với độ sắc nét và mầu sắc trung thực bằng cách giảm thiểu hiện tượng lệch sắc "chromatic aberration".
Như ta đã biết ánh sáng đi qua thấu kính dưới những góc khác nhau và với những bước sóng khác nhau và hiện tượng lệch sắc xảy ra làm mất đi độ sắc nét và mầu sắc của hình ảnh. Để giải quyết vấn đề này một thời người ta đã dùng đến các thấu kính đặc biệt làm từ tinh thể "calcium fluorite-crystal" nhưng chúng lại rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết làm ảnh hưởng tới việc chỉnh nét, chúng đồng thời cũng rất dễ vỡ.

Thấu kính ED của Nikon đã giải quyết được tất cả các vấn đề kỹ thuật này. Thậm chí thấu kính ED còn có khả năng chịu xước rất cao và nó hoàn toàn có thể được dùng làm tiền thấu kính. Tiếp theo sự thành công này Nikon đã sản xuất nhiều loại thấu kính ED khác nhau để sử dụng cho các loại ống kính télé khác nhau. Bạn có thể phân biệt các ống kính télé của Nikon có gắn thấu kính ED bằng dòng chữ nối mầu vàng trên thân ống kính.

Một lần nữa với kỹ thuật ED Nikon đã minh hoạ một cách hùng hồn những bước tiên phong của mình trong lĩnh vực nghiên cứu về quang học thấu kính.
IF
Là chữ viết tắt của "Internal focus".
Bạn thử hình dung khi mình canh nét thì chiếc ống kính của bạn không hề thay đổi kích thước vật lý để lấy nét như các loại ống kính thông thường khác.
Mọi chuyển động của các thấu kính để chỉnh nét đều được thực hiện ở bên trong thân ống kính nhờ vào một nhóm thấu kính chuyên dùng cho việc này, chúng có cấu tạo bé hơn, nhẹ hơn và như thế việc chỉnh nét sẽ nhanh hơn rất nhiều. Đồng thời cấu trúc của ống kính sẽ gọn hơn, nhẹ hơn và khoảng cách để chỉnh nét cũng ngắn hơn.
Kỹ thuật "IF" này được Nikon áp dụng cho đa số các ống kính télé và một số ống kính zoom. Dòng ống kính DX của Nikon có ứng dụng kỹ thuật này.
M/A

Là chữ viết tắt của "Manuel/Auto".
Các ống kính dòng AF-S của Nikon đều có chức năng M/A, bản quyền sáng tạo của Nikon, cho phép chuyển từ chế độ tiêu cự tự động sáng chế độ tiêu cự chỉnh tay tức thời ngay cả khi bạn đang dùng chế độ AF liên tục (AF-C) và nó không bị phụ thuộc vào phương thức hoạt động của AF.

RF

Là chữ viết tắt của "Rear Focus".
Với kỹ thuật chỉnh tiêu cự về phía sau ống kính thì tất cả các thấu kính được nhóm lại trong từng nhóm chức năng cụ thể và riêng nhóm thấu kính ở vị trí sau cùng (rear) chịu trách nhiệm di chuyển để chỉnh nét. Điều này giúp cho việc chỉnh nét êm hơn và cũng nhanh hơn rất nhiều.
AI-S

Để có thể hiểu chính xác thuật ngữ này ta cần phải biết đến một thuật ngữ khác, đó chính là AI (viết tắt của Aperture Indexing) ký hiệu đặc trưng của một dòng ống kính ra đời vào năm 1977 mà chúng có khả năng truyền thông tin về khẩu độ mở của ống kính cho thân máy ảnh qua một hệ thống cơ khí. Như thế AI-S là ký hiệu một biến thể của ngạnh lắp ống kính F của Nikon dung cho ống kính AI. Bạn cần lưu ý là chữ “S” trong trường hợp này không hề có liên quan gì đến một kỹ thuật cao cấp ra đời vào năm 1996 khi Nikon lắp thêm mô-tơ “Silent Wave” cho hệ thống tiêu cự tự động AF, nổi tiếng với ký hiệu AF-S.

EXIF = Exchangeable Image File
Đây là một chuẩn thông tin, do Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Điện tử Nhật Bản đưa ra, ghi kèm vào file ảnh được chụp bằng máy kỹ thuật số. Bạn không còn cần ghi chú tỉ mỉ các thông số liên quan đến tấm ảnh nữa vì EXIF đã làm việc này giúp bạn (ngày chụp, thời gian phơi sáng, tiêu cự, nguồn sáng, độ phóng đại quang học/kỹ thuật số, độ mở ống kính, có dùng flash không,...). EXIF được khuyến khích dùng vì tốt trong trao đổi và quản lý ảnh.
Thông thường, các phần mềm soạn/xử lý ảnh đều cho phép ta sửa thông tin EXIF. Ta có thể thêm các ghi chú về tấm ảnh như hoàn cảnh chụp, ý tưởng, bản quyền,...
Lưu ý thông tin EXIF có thể bị mất khi ta sửa ảnh bằng phần mềm, do vậy bạn nên kiểm tra điều này kẻo mất thông tin không cứu lại được.
Để xem EXIF, có nhiều cách:
- Ngay trong Windows Explorer của WINXP, bạn xem Advanced Properities của file ảnh.
Xem File Info trong các phần mềm xử lý/xem ảnh
- Dùng phần mềm xem EXIF chuyên dụng (cái này có lợi vì có thể copy toàn bộ thông tin EXIF dưới dạng text để dùng ở đâu thì dùng).
- Phần mềm xem EXIF của file ảnh có nhiều, nhưng cái miễn phí và tốt mà mình đang dùng là Exif Viewer của Đức.
AF = Autofocus = Canh nét tự động.
NTL cũng có giới thiệu qua về AF-S và AFP.

Mình đã đọc thêm về AF trong các bài về Autofocus, AF Servo, AF assist lamp và How Autofocus Cameras Work; khá thú vị, đại loại như sau:
Tất cả máy ảnh số đều có chế độ AF.
Tâm ngắm AF là một vùng nằm chính giữa khung ngắm. Nhiều máy ảnh chuyên và bán chuyên dụng còn cho phép cùng lúc canh nét tại nhiều vùng khác nhau của ảnh.
Thông thường, AF chỉ canh nét khi ta ấn hờ nút chụp ảnh, nếu nhả ra ấn lại thì AF lại canh lại, cách này gọi là Single AF. Có nhiều máy cho phép canh nét liên tục (Continuous AF) và chỉ dừng khi ấn hờ nút chụp ảnh. Chế độ liên tục này sẽ tốn pin hơn so với canh nét đơn (khi có nhu cầu).
Ngoài ra có một loại canh nét liên tục rất đặc biệt, đó là AF Servo, thường chỉ có ở máy kỹ thuật số SLR. AF Servo có cơ chế canh nét cực nhanh và nhạy, phục vụ rất tốt khi phải canh nét bám theo các vật chuyển động nhanh. Khi chế độ này được bật lên thì ấn hờ nút chụp ảnh sẽ duy trì độ nét của vật chuyển động mà chúng ta ngắm bám theo. Cái hay ở chỗ là tại thời điểm bấm máy để chụp ảnh thì độ canh nét vẫn ghi nhận kịp, kết quả cho ra ảnh rõ nét. Chọn AF Servo ở máy Canon là "AI Servo" và ở Nikon là "Continuous".

Canh nét tự động AF có hai loại thụ động (passive) và chủ động (active).
Canh nét AF thụ động là dựa vào độ tương phản nên sẽ khó hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu (vật bị mờ nhạt khó phân biệt). Do vậy sinh ra thêm loại canh nét AF chủ động, tức có một số máy ảnh trang bị thêm đèn canh nét (AF assist lamp) để hoạt động khi gặp trường hợp không canh nét được vì ánh sáng yếu. Đèn canh nét có thể phát ra tia sáng nhìn thấy hoặc tia hồng ngoại. Đèn canh nét hồng ngoại sẽ không làm vật bị loá sáng. Hạn chế của đèn canh nét là chỉ có tác dụng với vật trong tầm ngắm 4 mét đổ lại.

Có một mẹo đơn giản để nhận biết máy ảnh canh nét AF theo kiểu thụ động hay chủ động, đó là hướng ống kinh vào vùng trời màu xanh đồng đều, rồi ấn hờ nút chụp ảnh, nếu điểm báo canh nét cứ nhấp nháy không khẳng định được khả năng lấy nét thì chứng tỏ là AF thụ động. Ngược lại là chủ động.

Thực ra cơ chế canh nét khá phức tạp và tuỳ thuộc vào công nghệ của từng hãng/giòng máy ảnh.

Với loại canh nét AF thụ động, có máy ảnh canh nét dựa vào vệt tương phản nằm ngang (horizontal changes in contrast), hoặc vệt nằm dọc (vertical changes in contrast), hoặc cả hai.
Máy FZ2 là canh nét AF thụ động theo vệt tương phản chạy dọc khung ảnh. Do vậy có lúc ta sẽ bị canh nét nhầm nếu một vật cần lấy nét lại nằm ngay trước một nền có những sọc dọc rõ nét. Có thể khắc phục bằng cách xoay máy 90 độ khi lấy nét.
(Lấy từ nguồn hanoicorner.com)
Các pác thấy hay thì vote em nha! Chúc các pác thành công!
 

buaphoom900

Xe đạp
Biển số
OF-15013
Ngày cấp bằng
22/4/08
Số km
16
Động cơ
512,760 Mã lực
mình rất thik bài này, bổ ích. và nhất là nikon fan :D
 

buaphoom900

Xe đạp
Biển số
OF-15013
Ngày cấp bằng
22/4/08
Số km
16
Động cơ
512,760 Mã lực
cái topic đấy thấy nói cái j ý chứ, có thấy giảng dạy j đâu :-?
 

enter0280

Xe tăng
Biển số
OF-4955
Ngày cấp bằng
24/5/07
Số km
1,904
Động cơ
550,446 Mã lực
Nơi ở
Phong cảnh hữu tình.
Cái này hay đẩy rất bổ ích ,a mà cái này nên đưa cho cụ Danbeo và bác Haintvinataba để đưa vào bài giảng cho các cụ mở " Lớp học chụp ảnh và PS cho OF "
Cụ Danbeo đã xem và mời rượu em rùi đó! Pác ko mời rượu em à?(c)
 
Chỉnh sửa cuối:

Mô kích 50

Xe buýt
Biển số
OF-11921
Ngày cấp bằng
6/12/07
Số km
510
Động cơ
533,094 Mã lực
chết cha, đọc bài này của bác sao thấy ống kính của Nikon nhiều ưu điểm hay thế. Em lại đang nhờ mua Canon mất rồi, ko kịp thay đổi quyết định rồi, huhuhu
 

HaintVinataba

Xe máy
Biển số
OF-14997
Ngày cấp bằng
22/4/08
Số km
92
Động cơ
513,520 Mã lực
Bài viết của bác rất bổ ích cho các fan Nikon. Nhiều cái nó không đúng với Canon. Ví dụ:
..."S là chữ viết tắt của "Silent" nó thể hiện sự có mặt của mô-tơ "Silent Wave" gắn trong ống kính giúp cho việc chỉnh tiêu cự tự động nhanh hơn, chính xác và không có tiếng ồn. AF-S đặc biệt hiệu quả khi dùng để chụp ảnh các chuyển động nhanh".

DC không phải là tính năng độc quyền của ống kính Nikon. Sigma vẫn làm ống kính có DC.
 
Chỉnh sửa cuối:

enter0280

Xe tăng
Biển số
OF-4955
Ngày cấp bằng
24/5/07
Số km
1,904
Động cơ
550,446 Mã lực
Nơi ở
Phong cảnh hữu tình.
Bài viết của bác rất bổ ích cho các fan Nikon.
DC không phải là tính năng độc quyền của ống kính Nikon. Sigma vẫn làm ống kính có DC.
E đính chính lại là " DC là phát minh độc quyền của Nikon, chứ ko phải tính năng độc quyền "

Cảm ơn pac, đây là bài có tính chất tham khảo , e cũng chưa kiểm chứng độ chính xác của bài viết. Mong các pac tham gia ý kiến nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top