Chỉ có tây ban nha và đức là kiểm soát bóng mà thôi. Chứ còn pháp và agentina thì rất nặng về chiến thuật rình rập chờ đợi. Pháp năm 2018 chủ yếu là phòng ngự phản công nhờ cậy và tận dụng tốc đôk của mbappe trừng phạt đội bạn. Agen cũng vậy nhờ sự cơ động của messi, avarrez dimarria chuyển trạng thái nhanh chứ agentina ko phải là kiểm soát bóng. Hai đội pháp và agentina răt mạnh về tranh đoạt bóng phá lối chơi của đội khác
Thực ra cụ nói cũng có ý đúng.
Lối đá kiểm soát bóng thì cần sự nhuần nhuyễn, hiểu nhau giữa các cầu thủ. Trừ khi trình độ cầu thủ rất giỏi, ghép phát ăn ngay còn không thì phải có thời gian để luyện bài.
Thời gian để tập bài chính là bất lợi của triết lý này. Áp dụng ở các CLB thì ổn vì CLB đá thường xuyên, quanh năm, HLV có đủ thời gian để uốn nắn và truyền đạt. Áp dụng lên đội tuyển QG sẽ có những khó khăn vì 1 năm chỉ tập trung đá vài trận, mỗi đợt lại cách nhau vài tháng. Đội tuyển QG sẽ luôn luôn có những xáo trộn về nhân sự (chấn thương, phong độ...).
Chính vì thế, những đội tuyển QG áp dụng lối đá kiểm soát bóng thì thường là lấy luôn HLV từ CLB mạnh nhất lên, và bộ khung của tuyển cũng gọi từ CLB có lối chơi kiểm soát bóng mạnh nhất (TBN-Barca; Đức-BM)
Đa phần các đội QG còn lại vì thời gian tập trung ngắn, ít có thời gian luyện chiến thuật nên sẽ chọn lối đá thực dụng hơn và phụ thuộc vào các ngôi sao nhiều hơn.
Cụ Tru cũng biết điều này, và để hạn chế những bất lợi trên thì cụ Tru đã dùng bài là gọi rất nhiều cầu thủ lên tập huấn để rụng ông này thì còn có thể có ông khác thay thế. Tuy nhiên trình độ cầu thủ Việt Nam có hạn nên không như mong muốn.
Thành công thì theo em có thể sẽ không đến ngay lập tức, nhưng có những điểm sáng so với thời trước như cầu thủ có ý thức di chuyển không bóng nhiều hơn, thoát pressing tốt hơn, chuyền ngắn 1 chạm tốt hơn, có những bài đá phối hợp cố định hiệu quả hơn.
Có thể ông Tru sẽ ra đi vì không có thành tích, nhưng HLV kế tiếp sẽ được hưởng lợi.