Các thuật ngữ, ký hiệu và chức năng nên biết khi dùng Nikon

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Đúng là chữ VR trên ống kính bác ạ, hiện máy ảnh DSLR của Sony, Olypus là có chống rung trên máy...Tôi nghĩ là chống rung trên máy sẽ tiện hơn và rẻ hơn là chống rung trên ống kính.

Hy vọng trong tương lai không xa (khoảng 2-3 năm nữa) Nikon và Canon sẽ giới thiệu các máy có chống rung trên body hiệu quả.
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Thực tế căn cứ vào bảng này



Chúng ta chuyển về nhiệt độ K (thường từ 2.500-10.000) và di chuyển loanh quanh đó cũng tương đối rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Help Button (Hướng dẫn trực tiếp) Nikon có cài sẵn chế độ giúp người dùng trực tiếp khi ta chưa hiểu một chức năng nào đó cần dùng trong Menu. Cái này nó giống với phần Help trong các chương trình của Microsoft Office vậy.


Help Button là nút có hình dấu ? ở trên và nó thường chung với các chức năng khác. (Máy D300 ở trên nút Help ở bên trái, thứ 3 từ trên xuống)


Máy D60 Help Button ở cuối cùng bên trái

Trong quá trình sử dụng bạn đang ở mục nào trong Menu, bạn chỉ việc bấm và giữ nút Help Button. Lập tức, chức năng và tác dụng của mục đó được hiển thị lên màn hình. Nếu nó nói dài quá :D thì bạn dịch chuyển lên xuống để đọc

Ví dụ chúng ta vào Menu các mục đang chờ lựa chọn sẽ có màu vàng


Khi bấm và giữ nút Help Button, thì chức năng, tác dụng của mục có màu vàng đó sẽ hiển thị trên màn hình.

Hướng dẫn trực tiếp mục Active D-Lighting

Nikon hỗ trợ cho máy ảnh trên 10 thứ tiếng khác nhau, tuy nhiên chưa có Tiếng Việt, cái này chắc phụ thuộc vào thị trường
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Tương thích của máy và ống kính.

Ngoài các máy D40, D40X, D60 Nikon bỏ bớt hệ thống lấy nét trong máy nên các máy này chỉ lấy nét tự động với các ống kính có hệ thống lấy nét trên ống kính. Thực tế thì hiện nay các ống kính có hệ thống lấy nét trên ống kính là rất đa dạng và phù hợp với nhu cầu người sử dụng nên cũng không phải bận tâm lắm về vấn đề này... Có thể trong tương lai máy có hệ thống lấy nét tích hợp trên thân máy sẽ không sản xuất nữa ý chứ :D

Đây là bảng Ken có tổng hợp về tương thích của các máy DSLR hiện nay và cách phân biệt các loại ống kính từ trước đến giờ của Nikon



 

croak

Xe hơi
Biển số
OF-14697
Ngày cấp bằng
11/4/08
Số km
155
Động cơ
515,250 Mã lực
Oạch, bác Laceti viết quá hay (b) nhưng . . . ngoài tầm hiểu biết của nhà cháu.
Bác có gì dạy nhà cháu về chú D70 cổ lỗ sĩ không ạ? Báo cáo bác là chụp vừa xấu vừa nhòe ạ (nhà cháu chụp bằng tri-pod to đùng loại cao ngang mặt người đứng mà vẫn nhòe ạ).
Nhà cháu lập cái thớt "D70 chụp rất xấu" bị các bác ABC mắng chửi tơi bời ạ.Nhưng mắng cũng không sao, các bác ý có quý mới mắng, bác nhể?
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Grid display chức năng tiện lợi cho bố cục hình ảnh và chụp panorama...

Chức năng này là một trong những chức năng rất tiện lợi cho người dùng, trong các máy DSLR của Nikon thường có các bác vào tìm Grid dislay và chuyển sang On là được.

Khi đó trong ống ngắm ngoài các điểm lấy nét, màn hình sẽ xuất hiện các đường thẳng ngang và dọc tạo thành lưới giúp cho chúng ta bố cục hình chuẩn xác theo ý muốn của mình.

Ngày trước khi máy chưa có chức năng đường chân trời ảo, tôi dùng chức năng Grid display này để chụp Panorama và cân bằng ảnh với đường chân trời, rồi "đường" núi phía xa...


Grid display ở Nikon D70 và ở Nikon D80



Grid display ở Nikon D300

Còn đây là hình bố cục theo định luật 1/3



Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng)
- Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
- Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh.
- Điểm mạnh này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
- Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.

Lưu ý:
- Vùng bao phủ "loanh quanh" gần những điểm mạnh gọi là vùng mạnh, thưởng là vùng nối hai điểm mạnh.

- Đường thẳng hay cong xuất phát từ đỉnh, cạnh đến cạnh đối diện nếu đi qua điểm mạnh hoặc chia cạnh ở vị trí 1/3 gọi là đường mạnh, như mấy cái đường thẳng ở dưới
 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,666
Động cơ
597,520 Mã lực
Bố cục vàng là 1/3 mà sao cái grid của Nikon nó lại toàn chia thành 4 phần hả bác *-)
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Tương đối thôi bác lengkeng, nó còn dùng cả điểm lấy nét để canh bố cục

Sợi chỉ của công chúa Arian

Máy ảnh của chúng ta chọn lựa lung tung một hồi và chúng ta không còn nhớ mình đã lựa chọn gì nữa vì đơn giản chả có ai ngồi vừa lựa chọn vừa ghi lại thao tác đã làm để sau còn chỉnh lại. Đồng thời cũng chả ai hiểu hết được hết hay kỹ các tính năng để mà điều chỉnh lại cho đúng

Và tự dưng tôi nhớ đến loại toán Mê Cung và câu chuyện sợi chỉ của Công Chúa ngày trước:

Truyện kể rằng ngày xửa ngày xưa vua Minôx (con trai của thần Dớt và nàng Ơrốp) lên ngôi trị vì trên đảo Crete. Một lần Minôx đã làm cho thần biển Podeiđông nổi giận vì không đem dâng ông ta một con bò tuyệt đẹp như đã hứa. Thần biển đã trả thù bằng cách làm dấy lên ở nàng Padiphai - vợ của Minôx những dục vọng vô độ trái tự nhiên: nàng đã ăn nằm với một con bò mộng và sinh ra đứa con đầu bò mình người tên gọi là Minotor. Để giấu đứa con quái vật này, Minôx cho xây một mê cung - một cung điện dưới mặt đất thật lắt léo phức tạp để nhốt đứa con quái vật nọ. Đặc điểm của tòa nhà này là có đường vào nhưng không có đường ra.

Trong tòa mê cung bí hiểm ấy, Minôtor ngày đêm lồng lộn để tìm lối thoát, nhưng vô vọng. Nó được nuôi dưỡng bằng thịt người, bởi vậy hằng năm mọi người phải đem nộp bảy chàng trai và bảy cô gái để cho Minôtor ăn thịt. Tình trạng bi thảm này kéo dài gần mười năm cho đến khi hoàng tử Têdê, người anh hùng của xứ Aten, trừ diệt được con quái vật.

Chàng xin tự nguyện đi vào mê cung Labirnatơ cùng với đoàn người cống vật để quyết một phen sống mái với Minôtor. Để giúp Têdê tìm được đường ra khỏi mê cung, công chúa Arian, con gái vua Minôx, đã trao cho chàng một cuộn chỉ và dặn chàng cứ thả dần dần nó ra theo bước chân của mình. Chỉ có cách ấy mới có thể thoát chết. Nhờ vào cuộn chỉ của Arian, Têdê đã hoàn thành sứ mạng thiêng liêng cao quý của mình: chàng đã giết quái vật Minôtor và lần theo sợi chỉ mà thoát ra khỏi cung điện Labirantơ.

Còn trong trường hợp của chúng ta "Sợi chỉ của công chúa Arian" chính là nút Reset. Các máy Nikon thường có nút Rỉ sét à quên Reset lại các chức năng mặc định ban đầu. Chúng ta phải bấm và giữ 2 nút mà bên cạnh nó là có dấu chấm tròn màu xanh


Hai nút +/- và AF có chấm tròn màu xanh bên cạnh ở Nikon D80 (Lấy hình bác Claratvt đưa lên )

Ở D300

Nút QUAL





Bổ xung sau
 
Chỉnh sửa cuối:

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Format thẻ tắt

Nhiều máy xoá ảnh sẽ lâu hơn là format, và thi thoảng chúng ta lại phải format cho thẻ nó "sạch". Thường chúng ta dùng format bằng cách chọn nó trong Menu mà ít biết rằng nó được thực hiện rất nhanh chóng bằng các nút bên ngoài.

Máy Nikon nhiều máy thường Format thẻ bằng cách bấm 2 nút "đỏ" cùng lúc, thấy nhấp nháy thì bỏ tay ra, và bấm đồng thời 1 lần nữa là xong. Bạn phải lưu ý là lúc này nếu bấm thêm bất kỳ nút khác, lệnh format sẽ dừng lại. Và tránh rút thẻ, tháo pin hay tắt máy trong trường hợp này.

2 nút "đỏ" trên các máy Nikon rất dễ nhận thấy thông qua ký hiệu cạnh nút đó. Ký hiệu là hình chữ nhật đó (biểu tượng của cái thẻ) và chữ FORMAT đỏ lồng trong


Ví dụ ở D3 là:

Nút Mode và nút Delete

Ví dụ ở D200 là (giống D3):

Nút Delete hình thùng rác phía trên bên trái


Và nút Mode trên cùng bên phải

Ví dụ ở D70 là:


Nút đèn bên phải và nút chọn chế độ chụp đơn, liên thanh hay hẹn giờ... trên cùng bên trái (Cạnh nút BKT)
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
: Khoá cứng khẩu độ và tốc độ


Các máy chuyên nghiệp cảu Nikon thường có thêm nút có chữ



Máy D3 chẳng hạn

Đây là nút mà chúng ta bấm vào đó và xoay đĩa điều chỉnh tốc độ thì tốc độ sẽ bị khoá cứng trong trường hợp chụp S hoặc M
Đây là nút mà chúng ta bấm vào đó và xoay đĩa điều chỉnh khẩu độ thì khẩu độ sẽ bị khoá cứng trong trường hợp chụp S hoặc M

Và khoá cứng có nghĩa là khi đó trên màn hình phụ sẽ có chứ L bên cạnh tốc độ và khẩu đó, lúc đó đĩa điều khiển tốc độ hay khẩu độ sẽ không còn tác dụng.

Khi chúng ta cần cố định tốc độ, khẩu độ hay cả 2 mà để phòng nó bị ảnh hưởng do đông đúc va chạm (chụp ảnh báo chí sự kiện, thể thao) hay chụp trong studio thì dùng đến chức năng này
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
S, CL và CH


Ở các máy chuyên và gần chuyên của Nikon thường có ký hiệu trên và người mới chuyển sang còn bỡ ngỡ chưa hiểu nó là gì

S (Single frame shooting) khi chọn chế độ này mỗi lần ta bấm chụp máy thực hiện chụp từng bức một

CL (Continuous low speed shooting) khi chọn ở đây máy sẽ có phép chúng ta chụp tốc độ nằm giữa S và CH, ví dụ D700 mặc định chế độ CL là 3hình/s. Tuy nhiên chúng ta có thể cài đặt để CL có tốc độ tuỳ thích nằm giữa S và CH. Ví dụ ở D700 chúng ta vào CSM d4 sẽ cài đặt được CL các gá trị từ 1 đến 7hình/s

CH (Continuous high speed shooting) ki chọn chế độ này máy sẽ cho phép khi ta bấm chụp mà không nhấc tay ấn nút lên nó sẽ thực hiện liên tục với tốc độ chụp cao nhất của máy (8hình/s của D700 chẳng hạn)
 

Anthq

Xe tăng
Biển số
OF-10590
Ngày cấp bằng
4/10/07
Số km
1,118
Động cơ
543,864 Mã lực
Bác Laceti cũng là Lekima phải không ợ? Rất cảm ơn bác về những bài viết bổ ích. :41:
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Không có gì nhé bác.

Creative Lighting System (CLS): Tạm gọi là Hệ thống tạo nguồn sáng, đây là hệ thống mới nhất hiện nay của Nikon giúp cho người sử dụng chụp đúng sáng nhất có thể. (Tôi nhớ không nhầm thì nó được giới thiệu giữa năm 2003)

Tất nhiên CLS sẽ phát huy khi mà máy ảnh cũng có CLS, các máy thời kỳ đó có CLS bao gồm Nikon D50, Nikon D70/D70s, Nikon D2H/D2Hs, Nikon D2X, Nikon D200 và chú máy film Nikon F6... Và đèn cũng có CLS (SB 800, SB 600..). Các máy D1 và D100 không có CLS

Trong hệ thống này cái chức năng cần kể đến chính là i-TTL , nó có tín hiệu "dò đường" phát trước. Giúp cho máy ảnh chụp được bức ảnh đúng sáng với chủ thể mà không bị ảnh hưởng bởi các nguồn sáng xung quanh, hơn TTL thông thường.

 

Lexus 470

Xe đạp
Biển số
OF-13854
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
17
Động cơ
517,070 Mã lực
Bác Laceti ơi hôm nào bác rảnh bác mở lớp để cho a e hiểu sâu hơn bác nhé.Thanks bác chúc bác vui vẻ:6::41:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top