Ô tô ngày nay được coi là một trong những đối tượng gần gũi và thiết yếu đối với con người. Ôtô len lỏi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: trong xây dựng, trong du lịch, trong quốc phòng
Nhìn lại chặng đường phát triển của ôtô, chúng ta thấy có rất nhiều những thành tựu khoa học kỹ thuật được ứng dụng với mục đích chủ yếu là: Giảm lượng tiêu hao nhiên liệu, tăng tính tiện nghi, tăng tính êm dịu, tính điều khiển và tính năng an toàn cho xe và người sử dụng.Chẳng hạn : Sử dụng trợ lực trong hệ thống lái và hệ thống phanh; Sử dụng hệ thống treo Mc Pherson; Trong hệ thống nhiên liệu thì thay chế hoà khí bằng hệ thống phun xăng điện tử; trong hệ thống đánh lửa thì thay đánh lửa cơ khí bằng đánh lửa lập trình; Sử dụng các trung tâm điều khiển (ECU) để tối ưu hoá hoạt động của động cơ và mới đây là sử dụng hệ thống định vị và dẫn đường bằng vệ tinh
Vì vậy mà trên các xe hiện đại ngày nay, người điều khiển xe không thể không am hiểu sâu sắc về chúng; đồng thời cũng cần phải loại bỏ những thói quen không tốt khi sử dụng những xe đơn giản trước đây:
1) Sử dụng loại xăng không đúng trị số ốc tan :
Lỗi này các bác tài thường mắc phải. Về lâu dài, chính sự không cẩn trọng khi đổ xăng cho xe có thể gây tác hại không nhỏ cho động cơ. Bởi vì khi một động cơ được chế tạo, nhà sản xuất đã quy định cho nó một tỷ số nén nhất định, tỉ số nén này về cơ bản là không thay đổi trong suốt quá trình làm việc của động cơ. Tỷ số nén của động cơ chỉ tương ứng với xăng có chỉ số ốc tan nhất định vì liên quan tới tính chống kích nổ của nhiên liệu. Nếu xăng sử dụng có chỉ số ốc tan nhỏ hơn chỉ số ốc tan quy định của động cơ thì rất dễ xảy ra hiện tượng kích nổ (thậm chí có những xe sau khi tắt khoá điện, máy vẫn nổ trong khoảng mấy giây rồi mới tắt), gây tiếng gõ trong động cơ, máy nóng và đương nhiên là công suất của động cơ giảm một cách đáng kể Ngược lại, nếu xăng sử dụng có trị số ốc tan cao hơn trị số ốc tan quy định của động cơ thì gây khó khăn cho việc hình thành hoà khí - động cơ sẽ khó khởi động hơn, quá trình cháy sẽ không triệt để - gây ô nhiễm môi trường hơn, gây ra hiện tượng cháy rớt làm nóng máy gây ra tiếng gõ và làm giảm công suất của động cơ
2) Sử dụng dầu bôi trơn không đúng mác :
Trên ôtô, dầu bôi trơn là thứ rất quan trọng và không thể thiếu được. Trong quá trình vận hành của ôtô, các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau không trực tiếp tiếp xúc với nhau mà tiếp xúc thông qua màng dầu bôi trơn. Việc sử dụng dầu bôi trơn không đúng mác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành màng dầu bôi trơn này. Nếu sử dụng dầu bôi trơn có độ nhớt quá cao thì sẽ gây ra tổn thất công suất nghiêm trọng trong hệ thống. Ngược lại, nếu sử dụng dầu bôi trơn có độ nhớt thấp thì màng dầu bôi trơn mỏng dẫn đến việc các chi tiết cơ khí làm việc sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau làm cho chúng nhanh mòn hơn, ồn hơn.
3) Dập ga và đạp bàn đạp ga khi khởi động máy; vù ga cao ngay khi máy vừa nổ:
Tuyệt đại đa số các bác tài ở Việt Nam đều mắc phải lỗi này. Đúng là động cơ chỉ hoạt động tốt khi đạt tới nhiệt độ nhất định nhưng để đạt tới nhiệt độ này, các bác tài thường nổ máy xong là vít ga rất to để làm nóng máy nhanh mà không biết rằng điều đó là hoàn toàn không tốt. Vào buổi sáng, máy lạnh, dầu bôi trơn chưa được bơm đi, nếu ta nổ máy chạy không tải ở tốc độ cao thì các chi tiết cơ khí không được bôi trơn đầy đủ sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau làm hao mòn nhanh hơn. Ngoài ra, khi máy lạnh, khe hở giữa piston-xilanh-xec măng là tương đối lớn có thể dẫn tới việc hơi xăng lọt xuống các te phá huỷ dầu bôi trơn và dầu bôi trơn có thể sục lên buồng cháy gây bám muội ở thành xilanh, ở bugi và khí thải ra gây ô nhiễm môi trường.
4) Tự tiện tháo ắc quy, thay ắc quy không đúng quy cách :
Khi đem xe đi sửa chữa hoặc tự mình làm công việc sửa chữa, bảo duỡng cần phải cẩn trọng khi thao tác với ắc quy. Nếu không có hướng dẫn cụ thể thì không nên tự tiện tháo lắp ác quy vì trên các dòng xe hiện đại ngày nay đều có hệ thống tự chẩn đoán kỹ thuật. Nếu tháo ắc quy ra một thời gian ngắn thì bộ nhớ các mã sự cố của xe sẽ bị xoá sạch. Khi này muốn phát hiện hư hỏng là rất khó khăn. Còn đối với những xe có chương trình chủ thì chương trình chủ sẽ mất đi và xe sẽ không thể nổ máy được. Trong trường hợp này muốn khởi động lại được thì chỉ có cách là mạng xe vào hãng để họ nạp lại chương trình chủ cho vì chỉ có trong hãng mới có thiết bị.
5) Đấu nối tiếp 2 bình ắc quy :
Chúng ta không nên đấu nối tiếp hai ắc quy cũ và yếu với nhau để khởi động động cơ. Nếu chúng ta đấu nối tiếp hai ắc quy thì sẽ làm cho điện áp khởi động tăng lên gấp đôi và rất nguy hiểm cho các linh kiện điện tử của hệ thống khởi động động cơ. Khi đó, nguy cơ chập, cháy hệ thống điện là rất cao.
6) Quẹt lửa ra mát để thử điện hoặc câu dây lửa đến những bộ phận mà chưa rõ nó làm việc theo nguyên lý nào, chịu điện áp làm việc là bao nhiêu
Đây cũng là điều mà chúng ta nên tránh. Nếu chúng ta dùng dây lửa để quẹt ra mát thì chẳng khác nào chúng ta làm chập ắc quy cả, chưa kể là dây lửa có thể bị dính vào mát và khi đó cường độ dòng điện sinh ra là rất lớn dẫn tới việc dây dẫn và ắc quy bị hỏng hoàn toàn. Chúng ta cũng cần phải cẩn thận khi câu dây lửa tới một bộ phận nào đó vì nếu có sơ suất thì thiệt hại là không thể lường trước được.
7) Đấu tắt cầu chì các đoạn mạch:
Chúng ta ai cũng biết rằng cầu chì là thiết bị bào vệ các mạch điện hay điện tử khi có sự cố. Nếu cầu chì bị hỏng thì chúng ta nên thay mới ngay, không nên tiếc tiền mà đấu tắt. Giả sử không có cầu chì mà ta đấu tắt, khi gặp sự cố thì các mạch điện rất dễ bị hỏng và khi đó, tiền để sửa chữa chắc chắn sẽ lớn hơn tiền mua cầu chì rất nhiều lần.
8) Đi số một cách tuỳ tiện:
Điều này là hoàn toàn cấm kỵ đối với cả xe sử dụng hộp số cơ khí lẫn xe sử dụng hộp số tự động. Việc đi số một cách tuỳ tiện sẽ gây tổn hao công suất và tăng lượng tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Ngoài ra, tuổi thọ của các chi tiết cơ khí sẽ giảm đặc biệt là côn và phanh của hộp số tự động.
9) Tháo hết hoặc chạy cạn kiệt xăng:
Cuối cùng là chúng ta không nên để xăng trong bình kạn kiệt. Nếu để xăng trong bình cạn kiệt mà chúng ta vẫn cố tình chạy thì không khí sẽ bị lọt vào trong hệ thống cung cấp nhiên liệu. Trong lần nạp nhiên liệu tới thì sẽ có một thời gian ôtô hoạt động không ổn định vì khi đó thành phần hỗn hợp nhiên liệu có thể bị thay đổi đột ngột. Đối với xe phun xăng điện tử, bơm xăng sử dụng không phải là bơm cánh gạt hay bơm bánh răng mà là loại bơm điện một chiều. Với loại bơm này, xăng sẽ được chuyển qua thân bơm, qua cả cổ góp và chổi than. Nếu để xăng cạn kiệt, không khí sẽ lọt vào và khi đó sẽ suất hiện tia lửa điện ở cổ góp, chổi than nên rất dễ gây hoả hoạn.
Humxam
1) Sử dụng loại xăng không đúng trị số ốc tan :
Lỗi này các bác tài thường mắc phải. Về lâu dài, chính sự không cẩn trọng khi đổ xăng cho xe có thể gây tác hại không nhỏ cho động cơ. Bởi vì khi một động cơ được chế tạo, nhà sản xuất đã quy định cho nó một tỷ số nén nhất định, tỉ số nén này về cơ bản là không thay đổi trong suốt quá trình làm việc của động cơ. Tỷ số nén của động cơ chỉ tương ứng với xăng có chỉ số ốc tan nhất định vì liên quan tới tính chống kích nổ của nhiên liệu. Nếu xăng sử dụng có chỉ số ốc tan nhỏ hơn chỉ số ốc tan quy định của động cơ thì rất dễ xảy ra hiện tượng kích nổ (thậm chí có những xe sau khi tắt khoá điện, máy vẫn nổ trong khoảng mấy giây rồi mới tắt), gây tiếng gõ trong động cơ, máy nóng và đương nhiên là công suất của động cơ giảm một cách đáng kể Ngược lại, nếu xăng sử dụng có trị số ốc tan cao hơn trị số ốc tan quy định của động cơ thì gây khó khăn cho việc hình thành hoà khí - động cơ sẽ khó khởi động hơn, quá trình cháy sẽ không triệt để - gây ô nhiễm môi trường hơn, gây ra hiện tượng cháy rớt làm nóng máy gây ra tiếng gõ và làm giảm công suất của động cơ
2) Sử dụng dầu bôi trơn không đúng mác :
Trên ôtô, dầu bôi trơn là thứ rất quan trọng và không thể thiếu được. Trong quá trình vận hành của ôtô, các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau không trực tiếp tiếp xúc với nhau mà tiếp xúc thông qua màng dầu bôi trơn. Việc sử dụng dầu bôi trơn không đúng mác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành màng dầu bôi trơn này. Nếu sử dụng dầu bôi trơn có độ nhớt quá cao thì sẽ gây ra tổn thất công suất nghiêm trọng trong hệ thống. Ngược lại, nếu sử dụng dầu bôi trơn có độ nhớt thấp thì màng dầu bôi trơn mỏng dẫn đến việc các chi tiết cơ khí làm việc sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau làm cho chúng nhanh mòn hơn, ồn hơn.
3) Dập ga và đạp bàn đạp ga khi khởi động máy; vù ga cao ngay khi máy vừa nổ:
Tuyệt đại đa số các bác tài ở Việt Nam đều mắc phải lỗi này. Đúng là động cơ chỉ hoạt động tốt khi đạt tới nhiệt độ nhất định nhưng để đạt tới nhiệt độ này, các bác tài thường nổ máy xong là vít ga rất to để làm nóng máy nhanh mà không biết rằng điều đó là hoàn toàn không tốt. Vào buổi sáng, máy lạnh, dầu bôi trơn chưa được bơm đi, nếu ta nổ máy chạy không tải ở tốc độ cao thì các chi tiết cơ khí không được bôi trơn đầy đủ sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau làm hao mòn nhanh hơn. Ngoài ra, khi máy lạnh, khe hở giữa piston-xilanh-xec măng là tương đối lớn có thể dẫn tới việc hơi xăng lọt xuống các te phá huỷ dầu bôi trơn và dầu bôi trơn có thể sục lên buồng cháy gây bám muội ở thành xilanh, ở bugi và khí thải ra gây ô nhiễm môi trường.
4) Tự tiện tháo ắc quy, thay ắc quy không đúng quy cách :
Khi đem xe đi sửa chữa hoặc tự mình làm công việc sửa chữa, bảo duỡng cần phải cẩn trọng khi thao tác với ắc quy. Nếu không có hướng dẫn cụ thể thì không nên tự tiện tháo lắp ác quy vì trên các dòng xe hiện đại ngày nay đều có hệ thống tự chẩn đoán kỹ thuật. Nếu tháo ắc quy ra một thời gian ngắn thì bộ nhớ các mã sự cố của xe sẽ bị xoá sạch. Khi này muốn phát hiện hư hỏng là rất khó khăn. Còn đối với những xe có chương trình chủ thì chương trình chủ sẽ mất đi và xe sẽ không thể nổ máy được. Trong trường hợp này muốn khởi động lại được thì chỉ có cách là mạng xe vào hãng để họ nạp lại chương trình chủ cho vì chỉ có trong hãng mới có thiết bị.
5) Đấu nối tiếp 2 bình ắc quy :
Chúng ta không nên đấu nối tiếp hai ắc quy cũ và yếu với nhau để khởi động động cơ. Nếu chúng ta đấu nối tiếp hai ắc quy thì sẽ làm cho điện áp khởi động tăng lên gấp đôi và rất nguy hiểm cho các linh kiện điện tử của hệ thống khởi động động cơ. Khi đó, nguy cơ chập, cháy hệ thống điện là rất cao.
6) Quẹt lửa ra mát để thử điện hoặc câu dây lửa đến những bộ phận mà chưa rõ nó làm việc theo nguyên lý nào, chịu điện áp làm việc là bao nhiêu
Đây cũng là điều mà chúng ta nên tránh. Nếu chúng ta dùng dây lửa để quẹt ra mát thì chẳng khác nào chúng ta làm chập ắc quy cả, chưa kể là dây lửa có thể bị dính vào mát và khi đó cường độ dòng điện sinh ra là rất lớn dẫn tới việc dây dẫn và ắc quy bị hỏng hoàn toàn. Chúng ta cũng cần phải cẩn thận khi câu dây lửa tới một bộ phận nào đó vì nếu có sơ suất thì thiệt hại là không thể lường trước được.
7) Đấu tắt cầu chì các đoạn mạch:
Chúng ta ai cũng biết rằng cầu chì là thiết bị bào vệ các mạch điện hay điện tử khi có sự cố. Nếu cầu chì bị hỏng thì chúng ta nên thay mới ngay, không nên tiếc tiền mà đấu tắt. Giả sử không có cầu chì mà ta đấu tắt, khi gặp sự cố thì các mạch điện rất dễ bị hỏng và khi đó, tiền để sửa chữa chắc chắn sẽ lớn hơn tiền mua cầu chì rất nhiều lần.
8) Đi số một cách tuỳ tiện:
Điều này là hoàn toàn cấm kỵ đối với cả xe sử dụng hộp số cơ khí lẫn xe sử dụng hộp số tự động. Việc đi số một cách tuỳ tiện sẽ gây tổn hao công suất và tăng lượng tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Ngoài ra, tuổi thọ của các chi tiết cơ khí sẽ giảm đặc biệt là côn và phanh của hộp số tự động.
9) Tháo hết hoặc chạy cạn kiệt xăng:
Cuối cùng là chúng ta không nên để xăng trong bình kạn kiệt. Nếu để xăng trong bình cạn kiệt mà chúng ta vẫn cố tình chạy thì không khí sẽ bị lọt vào trong hệ thống cung cấp nhiên liệu. Trong lần nạp nhiên liệu tới thì sẽ có một thời gian ôtô hoạt động không ổn định vì khi đó thành phần hỗn hợp nhiên liệu có thể bị thay đổi đột ngột. Đối với xe phun xăng điện tử, bơm xăng sử dụng không phải là bơm cánh gạt hay bơm bánh răng mà là loại bơm điện một chiều. Với loại bơm này, xăng sẽ được chuyển qua thân bơm, qua cả cổ góp và chổi than. Nếu để xăng cạn kiệt, không khí sẽ lọt vào và khi đó sẽ suất hiện tia lửa điện ở cổ góp, chổi than nên rất dễ gây hoả hoạn.
Humxam