Thưa mợ, em vào thớt này để xem ý kiến và nhìn nhận của mọi người ở hai phía. Em không nói là mợ sai hoàn toàn, vấn đề gì cũng vậy đều có hai mặt. Em ghi nhận ý của mợ và một số cụ mợ có nói ở thớt này và nhiều thớt khác về mặt xấu của đồ nội địa ở nước ta:
- Làm giảm tính cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước.
- Làm tăng lượng rác trong nước.
- Tiếp tay cho buôn lậu, tham nhũng.
...
https://www.otofun.net/threads/hoi-nhung-nguoi-dung-do-nhat-bai.1520186/page-12#post-48488922
Em viết phần trên vì thấy hình như mợ hiểu chưa đúng về:
- Hoạt động của nồi IH nói chung chứ không riêng nồi IH của Nhật.
- Bản chất của việc chế cháo, đấu tắt các thiết bị nói chung.
Em viết không với mục đích nhằm khen chê cụ mợ nào cả, chỉ là để mọi người có cái nhìn đúng về cái tốt và cái xấu.
Qua các bài mợ viết, em đoán mợ không trực tiếp dùng đồ hàng bãi và có tiếp xúc với một số người sử dụng đồ này và đưa ra ý kiến của mợ.
Em xin đưa ra ý kiến của em về những điều mợ viết ở bài trước:
-
Nấu ra được cơm nhưng không ngon như nồi mới đâu
Về cái này thì ngay cả nồi mới cũng có nhiều ý kiến, em nhớ có thớt nào đó, một cụ ngậm ngùi kết luận là cái nồi mua mấy trăm ở siêu thị nấu cơm ngon ăn đứt các loại nồi khác. Em chỉ có ý kiến là việc cơm ngon nó phụ thuộc vào:
- Gạo
- Nước
- Nồi
- Lửa
- Môi trường
- Cảm nhận của người ăn.
Một số yếu tố ở trên mọi người có thể dễ dàng thấy ảnh hưởng của nó. Ở đây em chỉ nói riêng về Gạo và môi trường và ảnh hưởng đến thiết kế của nồi cơm điện của Nhật:
- Gạo của Nhật nhìn chung là khác gạo chúng ta hay ăn trong nước. Gạo ở Nhật thường là giống gạo hạt tròn, to. Nấu lên thường dẻo hơn gạo tẻ ở ta. Vì vậy nồi cơm điện của Nhật (cả cũ cả mới) được chế tạo dành cho loại gạo này sẽ làm nóng chậm và giữ nóng lâu để nhiệt được truyền đều vào trong hạt gạo. Ngược lại, do khả năng trên của nồi cơm điện nên người Nhật càng phát triển trồng các giống gạo hạt to hơn. Những điều này tạo thành một vòng lặp lại, xu hướng là càng ngày nồi cơm điện càng nấu ở nhiệt độ và áp suất cao hơn.
- Khí hậu của Nhật nhìn chung là lạnh hơn ở nước ta, do đó nhà sản xuất, trong những năm đầu tiên đã nghiên cứu để nồi giữ được nhiệt và làm chín cơm ổn định cả ở nhiệt độ âm.
Chính vì hai điều này mà nồi cơm điện của Nhật khi đem về dùng ở ta sẽ nấu ra cơm có vị và cảm quan khác đa số các nồi cơm khác được sản xuất trong nước. Tuỳ vào cảm nhận của người ăn mà thấy ngon hoặc không ngon. Điều này áp dụng cho cả nồi mới và nồi cũ. Tuy nhiên nói nồi cũ được chế cháo mà nấu ra cơm không ngon bằng nồi mới thì cũng chỉ đúng ít nhiều:
- Nếu chế cháo kiểu đấu tắt các tính năng an toàn như cầu chì, khoá hoặc các cảm biến đóng mở nắp thì không ảnh hưởng.
- Nếu chế cháo thay ruột, gioăng, đệm, linh kiện không đúng loại: có thể ảnh hưởng một chút. Với các nồi cũ thì linh kiện nhiều khi được chế theo kiểu râu/ cằm lung tung, nhất là ruột nồi. Đôi khi chỉ là khác nhau về màu sắc, kiểu chữ in, tem nhãn nhưng có thể khác nhau về thiết kế.
- Chế cháo làm thay đổi chế độ nấu: nấu cơm sang nấu xôi, nấu xôi sang nấu cháo: có ảnh hưởng lớn hơn bên trên. Nhưng khả năng chế được thế này là thợ cũng thuộc dạng siêu đấy.
. Cụ vừa nói chức năng an toàn là không quan trọng @@.
Em nói:
Các tính năng an toàn này, xét về một khía cạnh nào đó, không phải là chức năng chính của thiết bị.
Các cụ fan hàng Nhật bãi vào đọc cho rõ nhé.
Thiết bị khi lỗi không chạy được nữa, việc đầu tiên các thợ sửa chế cháo nghĩ tới là nối tắt bỏ qua đoạn mạch có chức năng ngắt mạch bảo đảm an toàn cho thiết bị khi có lỗi sảy ra.
Cái này thì đa số các bác thợ không chính hãng đều làm như vậy khi không có linh kiện chính hãng, bất kể hàng Nhật, tây hay ta.
Dùng thiết bị Nhật bãi nguy hiểm vì :
- thiết bị chuyển nguồn hàng Tàu 150k nhỏ gọn cắm liền với thiết bị bán cho các cụ nó đã được cảnh báo là rất dễ hỏng chập cháy
Cái này thì phần nào đúng với người dùng đồ bãi không sành. Với các cụ khó tính thì nhà thường dùng ổn áp hoặc biến thế, nhất là các cụ dùng đồ âm thanh, đồ của các cụ này thì em đảm bảo bao tốt. Đa số đồ nội địa bị chập cháy là do CẮM NHẦM ĐIỆN chứ ít khi bị trong khi đang sử dụng.
- bản thân cái thiết bị Nhật bãi ấy rất có khả năng đã bị vô hiệu hoá chức năng đảm bảo an toàn.
Như em đã nói ở trước:
Về ảnh hưởng đến sức khỏe như mợ Mami Miu lo ngại thì chủ yếu là nguy cơ bị điện giật, bỏng..., cũng tùy vào sự cẩn thận của người dùng và đối tượng người dùng (người lớn hay trẻ con...)
Hầu hết các vụ cháy chết người nguyên nhân đều là chập cháy thiết bị điện.
Cái này đúng, tuy nhiên theo em, nên lo cho thiết bị châu Âu hơn là thiết bị châu Á nói chung. Vì đồ châu Âu đa phần được thiết kế cho khí hậu lạnh và khô, gặp kiểu trời nồm ẩm hoặc nóng của ta thì dễ quá tải hoặc chập cháy.
Rủi ro vì
- không biết cái máy chế cháo tuổi thọ dài được bao lâu, mua về mà đổi ý muốn đổi thì hình như phí chung là 10% chưa kể tiền chênh máy.
Cái này mợ đúng, về chi phí đổi thì em không rõ, nhưng chắc là như vậy.
p.s cụ có vẻ rành rọt đồ Nhật, cụ cho em hỏi lạnh SÂU là cái công nghệ gì vậy?
Em không rành mấy món này, em chỉ biết về cái nồi IH vậy thôi.
Về lạnh SÂU thì theo em là với cùng nhiệt độ ra của điều hoà, ví dụ là 25 độ:
- Lạnh SÂU cho ra NHIỀU khí LẠNH (không phải LẠNH NHIỀU) hơn. Cái này mà kết hợp với quạt (quạt của dàn mát điều hoà hoặc quạt bên ngoài) sẽ cho cảm giác RÉT.
- Lạnh KHÔNG SÂU cho ra ÍT khí LẠNH (không phải LẠNH ÍT) hơn, chủ yếu dùng quạt ở dàn mát luân chuyển không khí để tạo cảm giác MÁT đánh lừa.
Cái này mợ có thể thấy là quạt điện, mặc dù không làm lạnh nhưng vẫn cho cảm giác mát.
Về SÂU và KHÔNG SÂU, mợ có thể so sánh khả năng làm mát của 1 cục đá to và 1 cục đá nhỏ, cục nào làm mát nhanh hơn và giữ mát lâu hơn.
Về công nghệ thì để lạnh sâu cần dàn lạnh to, nhiều ga, máy nén khoẻ, dàn nóng to, cùng với đó là các công nghệ về giảm độ ồn, công suất...
Nếu mợ muốn dùng máy điều hoà mát lạnh và thật SÂU thì quên các cái tên hay nghe thấy như LG, Samsung, Funiki, Daikin... đi, mợ kiếm cái Carrier về lắp nhé. Điều hoà Toshiba trước đây thì hình như cũng tốt, mợ tham khảo cụ
Trục ạ.