[Funland] Các tài liệu & sách tham khảo về Chứng khoán

ghd

Xe buýt
Biển số
OF-344319
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
570
Động cơ
277,641 Mã lực
Thị trường ở VN em thấy có áp dụng đc theo sách đâu cụ
 

maidanhthanh

Xe máy
Biển số
OF-447438
Ngày cấp bằng
22/8/16
Số km
79
Động cơ
209,020 Mã lực
Thị trường ở VN em thấy có áp dụng đc theo sách đâu cụ
Em đọc cuốn master the market áp dụng vào buôn bán chứng thấy cũng rất đúng đấy cụ
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,743
Động cơ
842,889 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Giai đoạn này các cụ nên đọc cuốn Tâm lý thị trường chứng khoán. Cuốn sách ra đời năm 1912 và đến giờ vẫn đúng. Cuốn này có 123 trang và có thể đặt được từ tiki.
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,743
Động cơ
842,889 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Cụ Giaothong đánh giá thị trường giai đoạn này thế nào? Cụ dự đoán thị trường sẽ thế nào?
Em chịu không đoán được, vấn đề phụ thuộc dòng tiền lớn. Nếu không có dòng tiền lớn vào mà đội bán khống lại tiện tay dắt dê thì chắc sẽ đi đến khi có kết quả cả năm (giai đoạn giữa báo cáo tài chính năm với BCTC kiểm toán vẫn có rủi ro).
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,743
Động cơ
842,889 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Thế theo cụ dòng tiền lớn có đang vào không ạ?
Đợt này em không theo dõi kỹ nên chịu không trả lời cụ được.

Theo em thị trường có sự phân hóa, tiền vào mã này dòng này nhưng chưa chắc vào dòng khác, mã khác. Ngoài ra cũng cần xét dòng tiền hiện tại với trung bình của giai đoạn và so sánh với kỳ trước. Cái vụ dòng tiền đang vào hay ra nói thật em không rành lắm, trên các trang uy tín có nói về dòng tiền vào / ra nhưng em chưa nghiên cứu sâu. Một lượng cổ phiếu được giao dịch có nghĩa có lệnh mua - bán đối ứng, vì vậy xác định tiền vào hay tiền ra là khó.
 

lacvung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-398905
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,019
Động cơ
242,340 Mã lực
Tuổi
35
Em thấy là dòng tiền vẫn đang vào :)
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,743
Động cơ
842,889 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Em vừa viết xong phần giới thiệu một cuốn sách kinh điển, gửi CCCM tham khảo:

Một cuốn sách mỏng chỉ bao gồm 123 trang, được xuất bản lần đầu năm 1912, nhưng tới thời điểm hiện giờ vẫn giữ nguyên giá trị. Nó là cuốn sách mỗi khi tôi cảm thấy băn khoăn, cảm thấy mất niền tin hoặc cảm thấy dần đánh mất sự kiên định của mình trước thị trường là tôi lại giở ra xem vài trang, cố gắng cảm nhận nó và cố gắng thấm thêm một chút. Giá bìa rất rẻ, chỉ có 29K (giá bán 23K) nhưng không hiểu sao liên tục hết hàng. Lần trước tôi đặt được từ Tiki, nhưng giờ tìm lại thì lại thấy hết. Trong đám sách về chứng khoán có trên thị trường, có lẽ đây là cuốn tôi thấy có giá trị nhất.

Chương 1 về vòng quay đầu cơ, nói về tính chu kỳ của thị trường giá lên và giá xuống, nói về niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của con người, đó chính là yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư và đầu cơ.

Chương 2 về suy luận ngược và những hệ lụy, mà trong đó phần gây sự bất ngờ nhất chính là câu "Tiền chính là sức mạnh của thị trường - số lượng người tham gia vào đó không có chút ý nghĩa nào". Đó là lý do một tay to nào đó có thể làm ảnh hưởng tới việc giá một cổ phiếu đi lên hoặc đi xuống, đám đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ không mang lại nhiều ảnh hưởng cho lắm. Chương này cũng cho chúng ta biết một sự thật rằng những người thường xuyên nói và viết về thị trường lại sai nhiều hơn đúng.

Chương 3 nói về "họ" - có lẽ chính là đối tượng mà chúng ta thường họi là nhà cái, là nhà tạo lập thị trường MM (mặc dù ở VN khái niệm này chưa hoàn chỉnh). Phần lớn các nhà đầu cơ & đầu tư sẽ cố suy xét xem "họ" định làm gì, đánh lên hay đánh xuống và sẽ cố gắng lướt sóng cùng với tay to.

Chương 4 về nhầm lẫn giữa hiện thực và tương lai - dự báo. Chương này sẽ khuyên chúng ta tập trung nhiều hơn vào phân tích và tính toán, thay vì lãng phí thời gian mong chờ một điều gì đó. Chương này cũng đề cập cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1900, nó có vẻ không khác lắm so với bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 khi anh Trắm đắc cử một cách bất ngờ và làm TTCK Việt rơi béng gần 20 điểm trong phiên.

Chương 5 là nhầm lẫn về cái riêng và cái chung. Để có được thành công nhất chúng ta cần phải "hoàn toàn quên đi trạng thái của anh ta trên thị trường, quên đi cả lợi nhuận lẫn thua lỗ... và phải gắn suy nghĩ của anh ta vào trạng thái của thị trường...". Việc mua hay bán sẽ phụ thuộc vào thước đo niềm tin hay sự bi quan của người tham gia trên thị trường.

Chương 6 là khủng hoảng và bùng nổ. Chương này có thể giúp chúng ta nhận ra rằng luôn cần một lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao (để chạy cho dễ, nhưng gặp TTF cũng mất điện) hoặc là cần duy trì một lượng tiền mặt trong tài khoản. Những cơn khủng hoảng thường là kết quả của sự cùng đường hơn là những suy nghĩ bi quan. Chương này cũng đề cập việc TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế nhưng nó luôn đi trước thực trạng của nền kinh tế một thời gian.

Chương 7 - tâm lý những người đặt lệnh theo tỷ lệ. Chương này nó về việc đặt lệnh mua hoặc bán theo nhiều bước giá khác nhau. Phần này cũng giúp chúng ta có suy nghĩ rõ hơn về việc chia lệnh mua - bán thành nhiều giai đoạn và đỡ có suy nghĩ "tất tay (all-in)". Chương này sẽ giúp hình thành khái niệm "hỗ trợ" và "kháng cự".

Chương 8 - Tâm lý nhà đầu tư cá nhân. Chương này đề cập tới một vấn đề rất hay là sự "linh cảm". Linh cảm của nhà đầu tư có lẽ không khác linh cảm của một trinh sát trong câu chuyện của các nhà văn về trinh thám hay truy bắt tội phạm.

Hẹn gặp các cụ các mợ vào 9am sáng mai, Thứ Hai 21/11/2016, hihi. Good trading.

Đường link tới TIKI: https://goo.gl/ZxYBt2

 

todep

Xe hơi
Biển số
OF-367466
Ngày cấp bằng
20/5/15
Số km
172
Động cơ
255,940 Mã lực
Em vừa viết xong phần giới thiệu một cuốn sách kinh điển, gửi CCCM tham khảo:

Một cuốn sách mỏng chỉ bao gồm 123 trang, được xuất bản lần đầu năm 1912, nhưng tới thời điểm hiện giờ vẫn giữ nguyên giá trị. Nó là cuốn sách mỗi khi tôi cảm thấy băn khoăn, cảm thấy mất niền tin hoặc cảm thấy dần đánh mất sự kiên định của mình trước thị trường là tôi lại giở ra xem vài trang, cố gắng cảm nhận nó và cố gắng thấm thêm một chút. Giá bìa rất rẻ, chỉ có 29K (giá bán 23K) nhưng không hiểu sao liên tục hết hàng. Lần trước tôi đặt được từ Tiki, nhưng giờ tìm lại thì lại thấy hết. Trong đám sách về chứng khoán có trên thị trường, có lẽ đây là cuốn tôi thấy có giá trị nhất.

Chương 1 về vòng quay đầu cơ, nói về tính chu kỳ của thị trường giá lên và giá xuống, nói về niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của con người, đó chính là yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư và đầu cơ.

Chương 2 về suy luận ngược và những hệ lụy, mà trong đó phần gây sự bất ngờ nhất chính là câu "Tiền chính là sức mạnh của thị trường - số lượng người tham gia vào đó không có chút ý nghĩa nào". Đó là lý do một tay to nào đó có thể làm ảnh hưởng tới việc giá một cổ phiếu đi lên hoặc đi xuống, đám đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ không mang lại nhiều ảnh hưởng cho lắm. Chương này cũng cho chúng ta biết một sự thật rằng những người thường xuyên nói và viết về thị trường lại sai nhiều hơn đúng.

Chương 3 nói về "họ" - có lẽ chính là đối tượng mà chúng ta thường họi là nhà cái, là nhà tạo lập thị trường MM (mặc dù ở VN khái niệm này chưa hoàn chỉnh). Phần lớn các nhà đầu cơ & đầu tư sẽ cố suy xét xem "họ" định làm gì, đánh lên hay đánh xuống và sẽ cố gắng lướt sóng cùng với tay to.

Chương 4 về nhầm lẫn giữa hiện thực và tương lai - dự báo. Chương này sẽ khuyên chúng ta tập trung nhiều hơn vào phân tích và tính toán, thay vì lãng phí thời gian mong chờ một điều gì đó. Chương này cũng đề cập cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1900, nó có vẻ không khác lắm so với bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 khi anh Trắm đắc cử một cách bất ngờ và làm TTCK Việt rơi béng gần 20 điểm trong phiên.

Chương 5 là nhầm lẫn về cái riêng và cái chung. Để có được thành công nhất chúng ta cần phải "hoàn toàn quên đi trạng thái của anh ta trên thị trường, quên đi cả lợi nhuận lẫn thua lỗ... và phải gắn suy nghĩ của anh ta vào trạng thái của thị trường...". Việc mua hay bán sẽ phụ thuộc vào thước đo niềm tin hay sự bi quan của người tham gia trên thị trường.

Chương 6 là khủng hoảng và bùng nổ. Chương này có thể giúp chúng ta nhận ra rằng luôn cần một lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao (để chạy cho dễ, nhưng gặp TTF cũng mất điện) hoặc là cần duy trì một lượng tiền mặt trong tài khoản. Những cơn khủng hoảng thường là kết quả của sự cùng đường hơn là những suy nghĩ bi quan. Chương này cũng đề cập việc TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế nhưng nó luôn đi trước thực trạng của nền kinh tế một thời gian.

Chương 7 - tâm lý những người đặt lệnh theo tỷ lệ. Chương này nó về việc đặt lệnh mua hoặc bán theo nhiều bước giá khác nhau. Phần này cũng giúp chúng ta có suy nghĩ rõ hơn về việc chia lệnh mua - bán thành nhiều giai đoạn và đỡ có suy nghĩ "tất tay (all-in)". Chương này sẽ giúp hình thành khái niệm "hỗ trợ" và "kháng cự".

Chương 8 - Tâm lý nhà đầu tư cá nhân. Chương này đề cập tới một vấn đề rất hay là sự "linh cảm". Linh cảm của nhà đầu tư có lẽ không khác linh cảm của một trinh sát trong câu chuyện của các nhà văn về trinh thám hay truy bắt tội phạm.

Hẹn gặp các cụ các mợ vào 9am sáng mai, Thứ Hai 21/11/2016, hihi. Good trading.

Đường link tới TIKI: https://goo.gl/ZxYBt2

Cụ làm em nhớ lại lần đầu đọc cuốn này dạo mới tập tọe tìm hiểu về chứng khoán, vừa đọc vừa phải tra từ trong từ điển, thấm thoắt thế mà đã 25 năm. Thời gian trôi nhanh thật!
 

Lâm Sơn Hải

Xe đạp
Biển số
OF-188
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
45
Động cơ
581,350 Mã lực
Em vừa viết xong phần giới thiệu một cuốn sách kinh điển, gửi CCCM tham khảo:

Một cuốn sách mỏng chỉ bao gồm 123 trang, được xuất bản lần đầu năm 1912, nhưng tới thời điểm hiện giờ vẫn giữ nguyên giá trị. Nó là cuốn sách mỗi khi tôi cảm thấy băn khoăn, cảm thấy mất niền tin hoặc cảm thấy dần đánh mất sự kiên định của mình trước thị trường là tôi lại giở ra xem vài trang, cố gắng cảm nhận nó và cố gắng thấm thêm một chút. Giá bìa rất rẻ, chỉ có 29K (giá bán 23K) nhưng không hiểu sao liên tục hết hàng. Lần trước tôi đặt được từ Tiki, nhưng giờ tìm lại thì lại thấy hết. Trong đám sách về chứng khoán có trên thị trường, có lẽ đây là cuốn tôi thấy có giá trị nhất.

Chương 1 về vòng quay đầu cơ, nói về tính chu kỳ của thị trường giá lên và giá xuống, nói về niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của con người, đó chính là yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư và đầu cơ.

Chương 2 về suy luận ngược và những hệ lụy, mà trong đó phần gây sự bất ngờ nhất chính là câu "Tiền chính là sức mạnh của thị trường - số lượng người tham gia vào đó không có chút ý nghĩa nào". Đó là lý do một tay to nào đó có thể làm ảnh hưởng tới việc giá một cổ phiếu đi lên hoặc đi xuống, đám đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ không mang lại nhiều ảnh hưởng cho lắm. Chương này cũng cho chúng ta biết một sự thật rằng những người thường xuyên nói và viết về thị trường lại sai nhiều hơn đúng.

Chương 3 nói về "họ" - có lẽ chính là đối tượng mà chúng ta thường họi là nhà cái, là nhà tạo lập thị trường MM (mặc dù ở VN khái niệm này chưa hoàn chỉnh). Phần lớn các nhà đầu cơ & đầu tư sẽ cố suy xét xem "họ" định làm gì, đánh lên hay đánh xuống và sẽ cố gắng lướt sóng cùng với tay to.

Chương 4 về nhầm lẫn giữa hiện thực và tương lai - dự báo. Chương này sẽ khuyên chúng ta tập trung nhiều hơn vào phân tích và tính toán, thay vì lãng phí thời gian mong chờ một điều gì đó. Chương này cũng đề cập cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1900, nó có vẻ không khác lắm so với bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 khi anh Trắm đắc cử một cách bất ngờ và làm TTCK Việt rơi béng gần 20 điểm trong phiên.

Chương 5 là nhầm lẫn về cái riêng và cái chung. Để có được thành công nhất chúng ta cần phải "hoàn toàn quên đi trạng thái của anh ta trên thị trường, quên đi cả lợi nhuận lẫn thua lỗ... và phải gắn suy nghĩ của anh ta vào trạng thái của thị trường...". Việc mua hay bán sẽ phụ thuộc vào thước đo niềm tin hay sự bi quan của người tham gia trên thị trường.

Chương 6 là khủng hoảng và bùng nổ. Chương này có thể giúp chúng ta nhận ra rằng luôn cần một lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao (để chạy cho dễ, nhưng gặp TTF cũng mất điện) hoặc là cần duy trì một lượng tiền mặt trong tài khoản. Những cơn khủng hoảng thường là kết quả của sự cùng đường hơn là những suy nghĩ bi quan. Chương này cũng đề cập việc TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế nhưng nó luôn đi trước thực trạng của nền kinh tế một thời gian.

Chương 7 - tâm lý những người đặt lệnh theo tỷ lệ. Chương này nó về việc đặt lệnh mua hoặc bán theo nhiều bước giá khác nhau. Phần này cũng giúp chúng ta có suy nghĩ rõ hơn về việc chia lệnh mua - bán thành nhiều giai đoạn và đỡ có suy nghĩ "tất tay (all-in)". Chương này sẽ giúp hình thành khái niệm "hỗ trợ" và "kháng cự".

Chương 8 - Tâm lý nhà đầu tư cá nhân. Chương này đề cập tới một vấn đề rất hay là sự "linh cảm". Linh cảm của nhà đầu tư có lẽ không khác linh cảm của một trinh sát trong câu chuyện của các nhà văn về trinh thám hay truy bắt tội phạm.

Hẹn gặp các cụ các mợ vào 9am sáng mai, Thứ Hai 21/11/2016, hihi. Good trading.

Đường link tới TIKI: https://goo.gl/ZxYBt2

Em cũng vừa đọc bài bên FB của Cụ. Tks cụ!
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,743
Động cơ
842,889 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Em cũng vừa đọc bài bên FB của Cụ. Tks cụ!
Em viết tiếp về các phương pháp đầu tư CK theo cách nhìn của một người mới bắt đầu.

Nhân hôm qua viết về cuốn "Tâm lý thị trường chứng khoán" (Psychology of the stock market), sau đó bạn Jennifer Hang hỏi về chứng khoán Việt Nam và rủi ro trong đầu tư chứng khoán, rồi sáng nay CafeF có bài "Nếu bạn nghĩ TTCK Việt Nam là một sòng bạc, bạn đã đúng rồi đấy" làm tôi thấy muốn chia sẻ vài quan điểm và quan niệm của tôi về đầu tư trên TTCK.

Trong film Mission Impossible có một câu khá kinh điển “Your unorthodox methods are indistinguishable from chance, and your results, perfect or not, look suspiciously like luck”. Tôi mạnh dạn dịch nó ra thành (ý thôi, đừng bắt tôi chứng minh nó đúng theo kiểu từ-thành-từ: "Đầu cơ là phương thức hoạt động nhờ sự may rủi, kết quả đạt được nhờ vào sự may mắn".

Trong chứng khoán có khái niệm đầu tư và đầu cơ. Mặc dù có nhiều tranh luận và thậm chí có nhiều lẫn lộn giữa đầu tư và đầu cơ, nhưng dù sao quan điểm chung trên thế giới vẫn có sự phân biệt hai loại hình này.

Phương pháp rất quan trọng, vì nó sẽ giúp chúng ta định hình tư duy và nó ảnh hưởng tới chiến lược, chiến thuật.

Để minh họa về đầu tư và đầu cơ, tôi tạm dùng ví dụ về kinh doanh gà để dễ hình dung:

1. Một người mua một con gà, đem ra chợ bán lấy chênh lệch giá. Đấy là đầu cơ (thuần túy thương mại). Có thể sáng mua chiều bán, cứ có lãi là được không cần quan tâm nhiều tới con gà, thâm chí chả quan tâm lắm xem con gà nó có khả năng đẻ trứng hay không. Cái mà họ cần là có một số thông tin hay để nói tốt (PR) về món hàng này, phần lớn là nói về tiềm năng của nó để xây dựng cái gọi là KỲ VỌNG.

2. Một người mua một con gà mái, hàng ngày nó đẻ trứng, lấy trứng đó để bán. Đó là đầu tư ăn cổ tức. Họ chỉ bán con gà khi nó không còn đẻ trứng hoặc khi có con gà khác đẻ trứng ngon hơn và họ bán con gà đang có đi để mua con gà tốt hơn. Nếu một đơn vị trả cổ tức khoảng 20% và giá của nó khoảng 13K thì tỷ suất lợi nhuận đạt được khoảng 15%, gấp 2-3 lần gửi tiết kiệm ngân hàng mà cũng chả phải làm gì nhiều, chỉ mua và giữ.

3. Một người mua một con gà trống chọi con, nuôi một thời gian nó lớn lên thành con gà chọi và đem bán. Đó là đầu tư tăng trưởng. Con gà này không giống những con gà khác, đến lúc nó tăng thì tăng rất nhanh và tăng liên tiếp trong một giai đoạn dài. Người ta sẽ bán con gà đi khi nó tăng trưởng chậm lại đi vào chu kỳ bão hòa. Có thể nói nếu đã vào xu hướng tăng giá thì chả cản nổi, quan trọng có dám giữ để ăn từ đầu tới cuối không thôi. Cách đây gần 2 năm, cô bạn tôi mua TV2 khi giá của nó khoảng 38K, nó lình xình cho tới tháng 10 năm ngoái rồi thì tăng, tăng lên khoảng 110K thì nó dừng sau đó thì công ty chia cổ tức, thưởng cổ phiếu. Giá sau chia về thấp nhất khoảng 88K. Thế rồi từ đầu năm 2016 tới nay TV2 cứ từ từ tăng, và giá hiện tại của nó là 182KK. Không tính cổ tức và cổ phiếu thưởng, 100 triệu đầu tư đã tăng lên thành 480 triệu.

4. Một người mua được một con gà Đông Tảo, hình thức nó lúc đầu vô cùng xấu ai cũng chê. Đem về nuôi nó lớn lên càng ngày càng đẹp và lúc đó người ta mới nhận ra giá trị của nó, khi đó giá của nó được đánh giá đúng mức. Đó là đầu tư giá trị. Người ta sẽ bán con gà đi khi giá đã phản ánh đúng giá trị của con gà. Cái vụ đầu tư giá trị này thì rất nhiều, nhưng có lẽ phổ biến nhất là các tài sản có giá trị như quyền sử dụng đất (các mảnh đất vàng) của doanh nghiệp, giống như KS Kim Liên, Cao Xà Lá hoặc Triển lãm Giảng Võ, các mảnh đất mặt phố chính của Điện lực...

Tùy theo khả năng, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của từng người mà sẽ lựa chọn phương thức phù hợp với mình. Với người có thể đoán định được thị trường thông qua các phân tích kỹ thuật (TA), có nhiều thông tin về thị trường, có khả năng bám bảng hàng ngày thì có thể áp dụng phương pháp 1 là đầu cơ chênh lệch giá.

Người muốn song hành cùng doanh nghiệp, muốn góp vốn vào doanh nghiệp để được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp của mình vào doanh nghiệp, thì có thể cân nhắc các phương pháp 2-4. Người mà muốn dùng kênh chứng khoán hoàn toàn như gửi tiết kiệm, tức là mua và nắm giữ (buy and hold) thì có thể cân nhắc phương án #2 là mua ăn cổ tức. Cũng không nên chê phương pháp nào vì mỗi phương pháp sẽ điểm mạnh riêng.

Quan trọng nhất trong đầu tư CK là quản trị rủi ro (không để mất tiền) sau đó mới là tỷ suất lợi nhuận. Nếu chúng ta có 100 triệu, chúng ta để lỗ mất 50% (50 triệu) thì với 50 triệu còn lại chúng ta phải thắng được 100% mới mong bù lỗ. Thua 50% thì nhanh, thắng được 100% thì hiếm. Nghe vậy là biết phải làm gì.

Phương pháp #1 thì lấy tốc độ làm trọng, phải xoay vòng vốn thật nhanh cho nên nếu T+ mà có lãi cũng chơi T+. Phải giữ gà lâu là chôn vốn và không kinh doanh thì không có lãi cho nên phải giao dịch liên tục. Cái này chắc chỉ phù hợp với người lấy CK làm công việc và đầu tư fulltime cho nó. Dân amateur chơi môn này khỏi làm việc khác mà có khi thua nhiều hơn thắng.

Phương pháp #2, 3, 4 thì phải có thời gian đủ dài để tích luỹ giá trị, sau đó là gặt hái thành quả, cho nên thời gian giữ gà phải đủ lâu.

Cuốn sách "Chiến lược Đầu tư Chứng khoán" của David Brown & Kassandra Benley có giá 69K (https://goo.gl/FbW0mc) có thể tham khảo thêm về chiến lược đầu tư. Có thời gian tôi sẽ nói thêm về cuốn này.

Quên, hôm vừa rồi xem chương trình của Discovery có chiếu về việc ấp gà con, sau đó họ hướng dẫn cách phân biệt gà trống gà mái từ đám gà con mới nở rất hay, đó là dùng đám lông ở đầu cánh của gà con, nếu đám lông đều bằng nhau là gà trống, không đều thì là gà mái.

Edit để bố sung thêm một số ý đã chém với lão Hải Gà Gô:

* Liên quan tới giá trị doanh nghiệp hay tính theo từng cổ phiếu thì là định giá cổ phiếu, sẽ có nhiều phương pháp tính khác nhau. Có những người như Warren Buffett sẽ tính cả giá trị hữu hình và giá trị vô hình (thương hiệu, bằng sáng chế) nhưng ông thầy là Benjamin Graham thì chỉ tính giá trị hữu hình. Nếu không tính giá trị vô hình, có thể bỏ qua mất các tài sản ẩn (vd những miếng đất mặt tiền phố cổ).

* Trong cùng một ngành, thường người ta sẽ có sự so sánh tương đối giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên với doanh nghiệp đầu ngành thì luôn có khoảng cách khá xa với doanh nghiệp còn lại. Ví dụ về bảo hiểm có BVH, ngân hàng của VCB luôn bỏ xa các đơn vị khác trong ngành về thị giá.

* Để đánh giá một doanh nghiệp xem có nên đầu tư không, có nhiều yếu tố cần quyết định như ban lãnh đạo có đạo đức và năng lực không? Ngành còn hấp dẫn không? Chiến lược cạnh tranh thế nào? Đối thủ ra sao? Sản phẩm dịch vụ có tốt không? Khách hàng chấp nhận không?

* Nếu định đầu cơ thì cứ mua giá A bán giá A+x có lãi là được, nước nổi bèo nổi. Tuy nhiên rủi ro có thể rất lớn nếu đầu cơ sai.

* Cái tiêu đề của CafeF đặt ra là để phản biện, cũng chẳng cần quan tâm nhiều lắm.

http://cafef.vn/neu-ban-nghi-ttck-viet-nam-la-mot-song-bac-ban-da-dung-roi-day-2016112110034575.chn
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,743
Động cơ
842,889 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Tiếp mạch ở trên, em trao đổi thêm về tính thanh khoản

Trong phần trao đổi của tôi với lão Hải Gà Gô hôm qua, cụ ấy có đề cập một nội dung mà tôi thấy có lẽ cần phải trao đổi thêm, đó chính là vấn đề về tính thanh khoản của cổ phiếu.

Một trong những câu nói phổ biến nhất của các nhà đầu tư (NĐT - tôi tạm gọi chung như thế cho người mua - bán chứng khoán, không phân biệt đầu tư hay đầu cơ) nhỏ lẻ - những người như tôi có được ít tiền dành dụm từ việc bớt ăn quà sáng, nhịn bữa cafe để lấy tiền đem đốt trên sàn CK - đó là:

Cổ phiếu này làm gì có thanh khoản mà mua bán!!!

Đồng ý tính thanh khoản là rất quan trọng, nó được nhắc nhiều trong nhiều tài liệu cũng như trong rất nhiều hướng dẫn về đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên nó có phải là điều kiện bắt buộc nếu chúng ta đầu tư CK không? Theo tôi thì tùy.

Như trong bài trước có nói, quy mô vốn là rất quan trọng. Các quỹ hoặc những nhà đầu tư dùng số vốn vài chục tỷ, hàng trăm tỷ trở lên thì họ bắt buộc phải chọn các cổ phiếu có lượng cổ phiếu lớn, và lượng cổ phiếu trôi nổi (floating) lớn, đồng thời cũng cân nhắc cổ phiếu mỗi phiên giao dịch có số lượng và giá trị ở mức cao nhất định, đảm bảo khi họ cần có thể mua - bán được.

Trên TTCK có khái niệm nhà tạo lập thị trường (market maker). Theo như định nghĩa thì MM chịu trách nhiệm đảm bảo tính thanh khoản của một cổ phiếu, và sẽ bán hoặc mua đối ứng với lệnh của các NĐT trên sàn. Ở Việt Nam chắc phải đợi có chứng khoán phái sinh thì mới có MM đúng nghĩa. Vì vậy ở giai đoạn này tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường và liệu cung cầu có gặp nhau không.

Đấy là nói tới quy mô vốn. Còn nếu nói về phương pháp, thì những phương pháp đầu tư (trung và dài hạn - cứ tạm tính khoảng thời gian khoảng 1 năm trở lên) thì không quá khắt khe về tính thanh khoản của cổ phiếu. Lúc cần bán vẫn có thể bán được, nhưng không phải toàn bộ trong 1 phiên mà có thể phải chia ra thành vài phiên, hoặc khi mua cũng phải mua rải rải ra vì có những cổ phiếu tốt ít người muốn bán hoặc khi bán số lượng cũng nhỏ.

Với người đầu cơ muốn mua nhanh bán nhanh thì thanh khoản quan trọng vì họ lấy tốc độ làm trọng.

Nhưng như vậy thanh khoản có phải là bất biến? Theo tôi thì không phải. Kể cả những cổ phiếu có tính thanh khoản tốt với số lượng vài trăm K một ngày thì cũng có lúc sẽ không có giao dịch, kể cả giảm sàn, nếu như nó có vấn đề. Có thể lấy ví dụ về mã TTF với 23 phiên giảm sàn với gần như không có giao dịch vì chỉ có người bán không có người mua.

Như vậy tính thanh khoản phụ thuộc vào cung gặp cầu. Nếu người mua chỉ thích mua rẻ, người bán chỉ thích bán cao, thì dù lệnh mua bán rất nhiều nhưng cũng không có giao dịch.

Bây giờ quay trở lại quan điểm của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ: Cổ phiếu này thanh khoản kém quá, tôi phải đầu tư những cổ phiếu thanh khoản cao như BID, SSI, CTG, FLC....

Nếu hỏi kỹ hơn vậy số vốn họ đưa vào TTCK là bao nhiêu mà cần thanh khoản cao, câu trả lời có thể rất nhiều đáp án, nhưng cũng rất nhiều trong số đó có con số dưới 1 tỷ.

Giả sử vốn 1 tỷ, chia nhỏ rủi ro nên đầu tư vào khoảng 3 mã cổ phiếu. Như vậy mã nào nhiều thì là 400 triệu. Nếu giả sử thị giá của một mã là khoảng 20Kđ, như vậy số lượng cổ phiếu cần mua cũng chỉ là 20K cổ.

Nếu phương pháp là đầu tư dài hạn, song hành cùng doanh nghiệp để được chia lại lợi nhuận do doanh nghiệp SXKD đem lại, vậy thì đâu có cần phải mua bán cổ phiếu hàng ngày. Vì vậy đâu cần thiết phải chọn những doanh nghiệp có thanh khoản hàng ngày lên tới hàng triệu cổ phiếu? Chúng ta chỉ cần mua hoặc bán có vài chục K thôi mà.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, thanh khoản do cung cầu gặp nhau. Khi cần mua không nên căn ke quá một vài line, tương tự như vậy khi bán cũng thoáng hơn 1 chút nếu cung nhiều cầu ít, nếu không mình không bán thằng bên cạnh cũng bán.

Hôm trước có nói tới việc chia mua hoặc bán ra thành nhiều bước giá (mua rải hoặc bán rải) để không tất tay cho một lần giao dịch. Nếu như vậy với 20K cổ phiếu đã nói ở trên, mỗi ngày bán 8-10K thì cũng chỉ 2-3 ngày là bán hết.

Với các cổ phiếu đầu tư dài hạn, có những thời gian giao dịch rất chán, ngày có khi chả có lệnh mua bán hoặc có nhưng không khớp. Tuy nhiên có những thời điểm khi kết quả kinh doanh lộ ra và thông tin về lợi nhuận tốt xuất hiện thì cầu sẽ vào dồn dập và lệnh mua đuổi có thể rất nhiều, khi đó giá của cổ phiếu sẽ tăng mạnh. Khi giá tăng mạnh thì lượng cung ngày càng nhiều vì nhiều người sẽ đạt đến mức kỳ vọng lợi nhuận nên bán ra.

Hôm trước chúng ta có đề cập tới mã TV2, thời điểm tháng 10/2015 có những ngày không có giao dịch. Nhưng khi cầu vào nhiều và giá tăng thì lượng khớp hàng ngày lên tới vài chục K. Với giá hiện tại lên tới 182K thì chỉ với số lượng khớp 10K cũng đã có giá trị là 1,8 tỷ, thừa đủ cho các NĐT nhỏ lẻ.

Cổ phiếu tốt mà giá rẻ ai cũng muốn mua nhưng chẳng ai muốn bán. Cho nên có những cổ phiếu như CEC ngày xưa giá 2K mà trả cổ tức cũng 2K - tức là mua xong là hoàn vốn luôn - nên làm gì có người bán. Nhưng khi giá nó tăng (mỗi ngày có người bán 100 cổ giá trần) thì đến khi nó có giá trên 20K sẽ có giao dịch sôi động hơn, nhưng cầu cũng ít dần đi vì khi ấy trả cổ tức 2K với giá 20K thì cũng không còn quá hấp dẫn.

Cho nên khi nhìn vào thanh khoản của cổ phiếu phải xem kỹ lý do tại sao thanh khoản của nó thấp, do giá quá cao? do giá quá thấp? do lượng cổ phiếu trôi nổi ít? do doanh nghiệp làm ăn kém nên ít người quan tâm? do doanh nghiệp ít được mọi người biết đến?

Với quan niệm sai lầm về thanh khoản của cổ phiếu, rất rất nhiều NĐT nhỏ lẻ tự giới hạn khả năng thu lại lợi nhuận của chính mình và đẩy mình vào canh bạc của tính thanh khoản khi đầu cơ và lướt sóng.

Có thể có người sẽ nói, lúc tôi cần tiền không bán cổ phiếu đi được nên tôi cần cổ phiếu có tính thanh khoản cao.

Lời khuyên của tôi là vốn đưa vào TTCK nên là vốn nhàn rỗi, đừng lấy tiền phải sử dụng ngắn hạn đưa vào đầu tư dài hạn. Cho nên vẫn cần có những khoản tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn để khi cần mua váy mới cho vợ, đóng tiền học cho con mà chưa tới ngày trả lương thì còn có cái mà dùng. Dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn là khác gì anh Liên Khui Thìn hay Tăng Minh Phụng ngày xưa hoặc một loạt anh bây giờ vay tiền ngắn hạn đầu tư vào BĐS.

À quên, nếu có dùng vốn vay (margin) thì cũng chỉ đánh rất ngắn hạn, chứ đánh dài hạn vừa mất lãi vay cao lại có khi nhanh cháy tài khoản.

Dưới đây là biểu đồ giao dịch của TTF với hơn 2 chục phiên gần như không có thanh khoản mặc dù trước đó mỗi ngày khớp vài trăm K cổ phiếu.

 

quanganh90

Xe tải
Biển số
OF-378457
Ngày cấp bằng
19/8/15
Số km
393
Động cơ
249,040 Mã lực
Tuổi
42
Tiếp mạch ở trên, em trao đổi thêm về tính thanh khoản

Trong phần trao đổi của tôi với lão Hải Gà Gô hôm qua, cụ ấy có đề cập một nội dung mà tôi thấy có lẽ cần phải trao đổi thêm, đó chính là vấn đề về tính thanh khoản của cổ phiếu.

Một trong những câu nói phổ biến nhất của các nhà đầu tư (NĐT - tôi tạm gọi chung như thế cho người mua - bán chứng khoán, không phân biệt đầu tư hay đầu cơ) nhỏ lẻ - những người như tôi có được ít tiền dành dụm từ việc bớt ăn quà sáng, nhịn bữa cafe để lấy tiền đem đốt trên sàn CK - đó là:

Cổ phiếu này làm gì có thanh khoản mà mua bán!!!

Đồng ý tính thanh khoản là rất quan trọng, nó được nhắc nhiều trong nhiều tài liệu cũng như trong rất nhiều hướng dẫn về đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên nó có phải là điều kiện bắt buộc nếu chúng ta đầu tư CK không? Theo tôi thì tùy.

Như trong bài trước có nói, quy mô vốn là rất quan trọng. Các quỹ hoặc những nhà đầu tư dùng số vốn vài chục tỷ, hàng trăm tỷ trở lên thì họ bắt buộc phải chọn các cổ phiếu có lượng cổ phiếu lớn, và lượng cổ phiếu trôi nổi (floating) lớn, đồng thời cũng cân nhắc cổ phiếu mỗi phiên giao dịch có số lượng và giá trị ở mức cao nhất định, đảm bảo khi họ cần có thể mua - bán được.

Trên TTCK có khái niệm nhà tạo lập thị trường (market maker). Theo như định nghĩa thì MM chịu trách nhiệm đảm bảo tính thanh khoản của một cổ phiếu, và sẽ bán hoặc mua đối ứng với lệnh của các NĐT trên sàn. Ở Việt Nam chắc phải đợi có chứng khoán phái sinh thì mới có MM đúng nghĩa. Vì vậy ở giai đoạn này tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường và liệu cung cầu có gặp nhau không.

Đấy là nói tới quy mô vốn. Còn nếu nói về phương pháp, thì những phương pháp đầu tư (trung và dài hạn - cứ tạm tính khoảng thời gian khoảng 1 năm trở lên) thì không quá khắt khe về tính thanh khoản của cổ phiếu. Lúc cần bán vẫn có thể bán được, nhưng không phải toàn bộ trong 1 phiên mà có thể phải chia ra thành vài phiên, hoặc khi mua cũng phải mua rải rải ra vì có những cổ phiếu tốt ít người muốn bán hoặc khi bán số lượng cũng nhỏ.

Với người đầu cơ muốn mua nhanh bán nhanh thì thanh khoản quan trọng vì họ lấy tốc độ làm trọng.

Nhưng như vậy thanh khoản có phải là bất biến? Theo tôi thì không phải. Kể cả những cổ phiếu có tính thanh khoản tốt với số lượng vài trăm K một ngày thì cũng có lúc sẽ không có giao dịch, kể cả giảm sàn, nếu như nó có vấn đề. Có thể lấy ví dụ về mã TTF với 23 phiên giảm sàn với gần như không có giao dịch vì chỉ có người bán không có người mua.

Như vậy tính thanh khoản phụ thuộc vào cung gặp cầu. Nếu người mua chỉ thích mua rẻ, người bán chỉ thích bán cao, thì dù lệnh mua bán rất nhiều nhưng cũng không có giao dịch.

Bây giờ quay trở lại quan điểm của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ: Cổ phiếu này thanh khoản kém quá, tôi phải đầu tư những cổ phiếu thanh khoản cao như BID, SSI, CTG, FLC....

Nếu hỏi kỹ hơn vậy số vốn họ đưa vào TTCK là bao nhiêu mà cần thanh khoản cao, câu trả lời có thể rất nhiều đáp án, nhưng cũng rất nhiều trong số đó có con số dưới 1 tỷ.

Giả sử vốn 1 tỷ, chia nhỏ rủi ro nên đầu tư vào khoảng 3 mã cổ phiếu. Như vậy mã nào nhiều thì là 400 triệu. Nếu giả sử thị giá của một mã là khoảng 20Kđ, như vậy số lượng cổ phiếu cần mua cũng chỉ là 20K cổ.

Nếu phương pháp là đầu tư dài hạn, song hành cùng doanh nghiệp để được chia lại lợi nhuận do doanh nghiệp SXKD đem lại, vậy thì đâu có cần phải mua bán cổ phiếu hàng ngày. Vì vậy đâu cần thiết phải chọn những doanh nghiệp có thanh khoản hàng ngày lên tới hàng triệu cổ phiếu? Chúng ta chỉ cần mua hoặc bán có vài chục K thôi mà.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, thanh khoản do cung cầu gặp nhau. Khi cần mua không nên căn ke quá một vài line, tương tự như vậy khi bán cũng thoáng hơn 1 chút nếu cung nhiều cầu ít, nếu không mình không bán thằng bên cạnh cũng bán.

Hôm trước có nói tới việc chia mua hoặc bán ra thành nhiều bước giá (mua rải hoặc bán rải) để không tất tay cho một lần giao dịch. Nếu như vậy với 20K cổ phiếu đã nói ở trên, mỗi ngày bán 8-10K thì cũng chỉ 2-3 ngày là bán hết.

Với các cổ phiếu đầu tư dài hạn, có những thời gian giao dịch rất chán, ngày có khi chả có lệnh mua bán hoặc có nhưng không khớp. Tuy nhiên có những thời điểm khi kết quả kinh doanh lộ ra và thông tin về lợi nhuận tốt xuất hiện thì cầu sẽ vào dồn dập và lệnh mua đuổi có thể rất nhiều, khi đó giá của cổ phiếu sẽ tăng mạnh. Khi giá tăng mạnh thì lượng cung ngày càng nhiều vì nhiều người sẽ đạt đến mức kỳ vọng lợi nhuận nên bán ra.

Hôm trước chúng ta có đề cập tới mã TV2, thời điểm tháng 10/2015 có những ngày không có giao dịch. Nhưng khi cầu vào nhiều và giá tăng thì lượng khớp hàng ngày lên tới vài chục K. Với giá hiện tại lên tới 182K thì chỉ với số lượng khớp 10K cũng đã có giá trị là 1,8 tỷ, thừa đủ cho các NĐT nhỏ lẻ.

Cổ phiếu tốt mà giá rẻ ai cũng muốn mua nhưng chẳng ai muốn bán. Cho nên có những cổ phiếu như CEC ngày xưa giá 2K mà trả cổ tức cũng 2K - tức là mua xong là hoàn vốn luôn - nên làm gì có người bán. Nhưng khi giá nó tăng (mỗi ngày có người bán 100 cổ giá trần) thì đến khi nó có giá trên 20K sẽ có giao dịch sôi động hơn, nhưng cầu cũng ít dần đi vì khi ấy trả cổ tức 2K với giá 20K thì cũng không còn quá hấp dẫn.

Cho nên khi nhìn vào thanh khoản của cổ phiếu phải xem kỹ lý do tại sao thanh khoản của nó thấp, do giá quá cao? do giá quá thấp? do lượng cổ phiếu trôi nổi ít? do doanh nghiệp làm ăn kém nên ít người quan tâm? do doanh nghiệp ít được mọi người biết đến?

Với quan niệm sai lầm về thanh khoản của cổ phiếu, rất rất nhiều NĐT nhỏ lẻ tự giới hạn khả năng thu lại lợi nhuận của chính mình và đẩy mình vào canh bạc của tính thanh khoản khi đầu cơ và lướt sóng.

Có thể có người sẽ nói, lúc tôi cần tiền không bán cổ phiếu đi được nên tôi cần cổ phiếu có tính thanh khoản cao.

Lời khuyên của tôi là vốn đưa vào TTCK nên là vốn nhàn rỗi, đừng lấy tiền phải sử dụng ngắn hạn đưa vào đầu tư dài hạn. Cho nên vẫn cần có những khoản tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn để khi cần mua váy mới cho vợ, đóng tiền học cho con mà chưa tới ngày trả lương thì còn có cái mà dùng. Dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn là khác gì anh Liên Khui Thìn hay Tăng Minh Phụng ngày xưa hoặc một loạt anh bây giờ vay tiền ngắn hạn đầu tư vào BĐS.

À quên, nếu có dùng vốn vay (margin) thì cũng chỉ đánh rất ngắn hạn, chứ đánh dài hạn vừa mất lãi vay cao lại có khi nhanh cháy tài khoản.

Dưới đây là biểu đồ giao dịch của TTF với hơn 2 chục phiên gần như không có thanh khoản mặc dù trước đó mỗi ngày khớp vài trăm K cổ phiếu.

Em like mạnh còm này của cụ. Định vodka cụ phát nữa mà máy nó không cho
 

lamtony9999

Đi bộ
Biển số
OF-469326
Ngày cấp bằng
10/11/16
Số km
1
Động cơ
200,210 Mã lực
Tuổi
31
Sao bác nào cũng bảo em lái xe an toàn thế :(
em chỉ tải sách thôi mà.
 

dominhtap

Xe máy
Biển số
OF-356947
Ngày cấp bằng
6/3/15
Số km
67
Động cơ
262,370 Mã lực
Tuổi
41
Tks Bác về bài biết hay, nhưng mà em không hiểu sao chữ ký bác lại ntn "Bác dominhtap có biết phải lái xe bằng đầu và chụp ảnh bằng mồm' không?". KHông hiểu em đắc tội gì với bác

Em viết tiếp về các phương pháp đầu tư CK theo cách nhìn của một người mới bắt đầu.

Nhân hôm qua viết về cuốn "Tâm lý thị trường chứng khoán" (Psychology of the stock market), sau đó bạn Jennifer Hang hỏi về chứng khoán Việt Nam và rủi ro trong đầu tư chứng khoán, rồi sáng nay CafeF có bài "Nếu bạn nghĩ TTCK Việt Nam là một sòng bạc, bạn đã đúng rồi đấy" làm tôi thấy muốn chia sẻ vài quan điểm và quan niệm của tôi về đầu tư trên TTCK.

Trong film Mission Impossible có một câu khá kinh điển “Your unorthodox methods are indistinguishable from chance, and your results, perfect or not, look suspiciously like luck”. Tôi mạnh dạn dịch nó ra thành (ý thôi, đừng bắt tôi chứng minh nó đúng theo kiểu từ-thành-từ: "Đầu cơ là phương thức hoạt động nhờ sự may rủi, kết quả đạt được nhờ vào sự may mắn".

Trong chứng khoán có khái niệm đầu tư và đầu cơ. Mặc dù có nhiều tranh luận và thậm chí có nhiều lẫn lộn giữa đầu tư và đầu cơ, nhưng dù sao quan điểm chung trên thế giới vẫn có sự phân biệt hai loại hình này.

Phương pháp rất quan trọng, vì nó sẽ giúp chúng ta định hình tư duy và nó ảnh hưởng tới chiến lược, chiến thuật.

Để minh họa về đầu tư và đầu cơ, tôi tạm dùng ví dụ về kinh doanh gà để dễ hình dung:

1. Một người mua một con gà, đem ra chợ bán lấy chênh lệch giá. Đấy là đầu cơ (thuần túy thương mại). Có thể sáng mua chiều bán, cứ có lãi là được không cần quan tâm nhiều tới con gà, thâm chí chả quan tâm lắm xem con gà nó có khả năng đẻ trứng hay không. Cái mà họ cần là có một số thông tin hay để nói tốt (PR) về món hàng này, phần lớn là nói về tiềm năng của nó để xây dựng cái gọi là KỲ VỌNG.

2. Một người mua một con gà mái, hàng ngày nó đẻ trứng, lấy trứng đó để bán. Đó là đầu tư ăn cổ tức. Họ chỉ bán con gà khi nó không còn đẻ trứng hoặc khi có con gà khác đẻ trứng ngon hơn và họ bán con gà đang có đi để mua con gà tốt hơn. Nếu một đơn vị trả cổ tức khoảng 20% và giá của nó khoảng 13K thì tỷ suất lợi nhuận đạt được khoảng 15%, gấp 2-3 lần gửi tiết kiệm ngân hàng mà cũng chả phải làm gì nhiều, chỉ mua và giữ.

3. Một người mua một con gà trống chọi con, nuôi một thời gian nó lớn lên thành con gà chọi và đem bán. Đó là đầu tư tăng trưởng. Con gà này không giống những con gà khác, đến lúc nó tăng thì tăng rất nhanh và tăng liên tiếp trong một giai đoạn dài. Người ta sẽ bán con gà đi khi nó tăng trưởng chậm lại đi vào chu kỳ bão hòa. Có thể nói nếu đã vào xu hướng tăng giá thì chả cản nổi, quan trọng có dám giữ để ăn từ đầu tới cuối không thôi. Cách đây gần 2 năm, cô bạn tôi mua TV2 khi giá của nó khoảng 38K, nó lình xình cho tới tháng 10 năm ngoái rồi thì tăng, tăng lên khoảng 110K thì nó dừng sau đó thì công ty chia cổ tức, thưởng cổ phiếu. Giá sau chia về thấp nhất khoảng 88K. Thế rồi từ đầu năm 2016 tới nay TV2 cứ từ từ tăng, và giá hiện tại của nó là 182KK. Không tính cổ tức và cổ phiếu thưởng, 100 triệu đầu tư đã tăng lên thành 480 triệu.

4. Một người mua được một con gà Đông Tảo, hình thức nó lúc đầu vô cùng xấu ai cũng chê. Đem về nuôi nó lớn lên càng ngày càng đẹp và lúc đó người ta mới nhận ra giá trị của nó, khi đó giá của nó được đánh giá đúng mức. Đó là đầu tư giá trị. Người ta sẽ bán con gà đi khi giá đã phản ánh đúng giá trị của con gà. Cái vụ đầu tư giá trị này thì rất nhiều, nhưng có lẽ phổ biến nhất là các tài sản có giá trị như quyền sử dụng đất (các mảnh đất vàng) của doanh nghiệp, giống như KS Kim Liên, Cao Xà Lá hoặc Triển lãm Giảng Võ, các mảnh đất mặt phố chính của Điện lực...

Tùy theo khả năng, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của từng người mà sẽ lựa chọn phương thức phù hợp với mình. Với người có thể đoán định được thị trường thông qua các phân tích kỹ thuật (TA), có nhiều thông tin về thị trường, có khả năng bám bảng hàng ngày thì có thể áp dụng phương pháp 1 là đầu cơ chênh lệch giá.

Người muốn song hành cùng doanh nghiệp, muốn góp vốn vào doanh nghiệp để được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp của mình vào doanh nghiệp, thì có thể cân nhắc các phương pháp 2-4. Người mà muốn dùng kênh chứng khoán hoàn toàn như gửi tiết kiệm, tức là mua và nắm giữ (buy and hold) thì có thể cân nhắc phương án #2 là mua ăn cổ tức. Cũng không nên chê phương pháp nào vì mỗi phương pháp sẽ điểm mạnh riêng.

Quan trọng nhất trong đầu tư CK là quản trị rủi ro (không để mất tiền) sau đó mới là tỷ suất lợi nhuận. Nếu chúng ta có 100 triệu, chúng ta để lỗ mất 50% (50 triệu) thì với 50 triệu còn lại chúng ta phải thắng được 100% mới mong bù lỗ. Thua 50% thì nhanh, thắng được 100% thì hiếm. Nghe vậy là biết phải làm gì.

Phương pháp #1 thì lấy tốc độ làm trọng, phải xoay vòng vốn thật nhanh cho nên nếu T+ mà có lãi cũng chơi T+. Phải giữ gà lâu là chôn vốn và không kinh doanh thì không có lãi cho nên phải giao dịch liên tục. Cái này chắc chỉ phù hợp với người lấy CK làm công việc và đầu tư fulltime cho nó. Dân amateur chơi môn này khỏi làm việc khác mà có khi thua nhiều hơn thắng.

Phương pháp #2, 3, 4 thì phải có thời gian đủ dài để tích luỹ giá trị, sau đó là gặt hái thành quả, cho nên thời gian giữ gà phải đủ lâu.

Cuốn sách "Chiến lược Đầu tư Chứng khoán" của David Brown & Kassandra Benley có giá 69K (https://goo.gl/FbW0mc) có thể tham khảo thêm về chiến lược đầu tư. Có thời gian tôi sẽ nói thêm về cuốn này.

Quên, hôm vừa rồi xem chương trình của Discovery có chiếu về việc ấp gà con, sau đó họ hướng dẫn cách phân biệt gà trống gà mái từ đám gà con mới nở rất hay, đó là dùng đám lông ở đầu cánh của gà con, nếu đám lông đều bằng nhau là gà trống, không đều thì là gà mái.

Edit để bố sung thêm một số ý đã chém với lão Hải Gà Gô:

* Liên quan tới giá trị doanh nghiệp hay tính theo từng cổ phiếu thì là định giá cổ phiếu, sẽ có nhiều phương pháp tính khác nhau. Có những người như Warren Buffett sẽ tính cả giá trị hữu hình và giá trị vô hình (thương hiệu, bằng sáng chế) nhưng ông thầy là Benjamin Graham thì chỉ tính giá trị hữu hình. Nếu không tính giá trị vô hình, có thể bỏ qua mất các tài sản ẩn (vd những miếng đất mặt tiền phố cổ).

* Trong cùng một ngành, thường người ta sẽ có sự so sánh tương đối giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên với doanh nghiệp đầu ngành thì luôn có khoảng cách khá xa với doanh nghiệp còn lại. Ví dụ về bảo hiểm có BVH, ngân hàng của VCB luôn bỏ xa các đơn vị khác trong ngành về thị giá.

* Để đánh giá một doanh nghiệp xem có nên đầu tư không, có nhiều yếu tố cần quyết định như ban lãnh đạo có đạo đức và năng lực không? Ngành còn hấp dẫn không? Chiến lược cạnh tranh thế nào? Đối thủ ra sao? Sản phẩm dịch vụ có tốt không? Khách hàng chấp nhận không?

* Nếu định đầu cơ thì cứ mua giá A bán giá A+x có lãi là được, nước nổi bèo nổi. Tuy nhiên rủi ro có thể rất lớn nếu đầu cơ sai.

* Cái tiêu đề của CafeF đặt ra là để phản biện, cũng chẳng cần quan tâm nhiều lắm.

http://cafef.vn/neu-ban-nghi-ttck-viet-nam-la-mot-song-bac-ban-da-dung-roi-day-2016112110034575.chn
 

vangson

Xe tải
Biển số
OF-159833
Ngày cấp bằng
8/10/12
Số km
306
Động cơ
352,767 Mã lực
Bài nhiều thông tin hữu ích, cảm ơn cụ chủ!
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,743
Động cơ
842,889 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Sao bác nào cũng bảo em lái xe an toàn thế :(
em chỉ tải sách thôi mà.
Tks Bác về bài biết hay, nhưng mà em không hiểu sao chữ ký bác lại ntn "Bác dominhtap có biết phải lái xe bằng đầu và chụp ảnh bằng mồm' không?". KHông hiểu em đắc tội gì với bác
Văn hóa OF đấy, các bác chơi thêm một thời gian sẽ hiểu thôi mà.
 

Tncorp

Xe đạp
Biển số
OF-476224
Ngày cấp bằng
10/12/16
Số km
10
Động cơ
197,300 Mã lực
Nơi ở
nam định
cảm ơn cụ bài viết hay
 

VIKING_VT

Xe buýt
Biển số
OF-78716
Ngày cấp bằng
24/11/10
Số km
807
Động cơ
426,200 Mã lực
Có quyển nào là căn bản nhất dành cho người trong trắng như em không hả các cụ?
 

lacvung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-398905
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,019
Động cơ
242,340 Mã lực
Tuổi
35
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top