[Funland] Các nhạc sỹ tài hoa miền Nam một thời.

Dunga

Xe buýt
Biển số
OF-3281
Ngày cấp bằng
5/2/07
Số km
749
Động cơ
562,794 Mã lực
Thế thời tiền chiến thì có chiến tranh không cụ, mà tình ca thời tiền chiến nó hay thế?
Có những sở thích xuất phát từ sức ảnh hưởng tạo thành từ thời điểm nó mang đến.
Như nhà em, bố em sn 4x thì ko thể nghe nổi nhạc st từ khoảng những năm 60-75, nhưng 2 ông chú 5x thì ngược lại cũng ko nghe nổi thể loại tiền chiến du dương kiểu Dư âm, Biệt ly, Con thuyền ko bến, Giọt mưa thu... của ông cụ. Có lẽ do 2 ông chú sống và lớn lên đúng vào thời kỳ phát triển mạnh nhất của các ns miền nam nên nó thấm và khắc vào lòng để thành quen thuộc và duy trì đến tận bây giờ.
Còn như cụ nói lời lẽ viết về tình yêu sao nhạc tiền chiến nó đẹp thế thì cá nhân em cũng cho rằng nó là sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ theo thời điểm. Tiền chiến các cụ ngoài đời muốn cưa cẩm nhau thì cũng lòng vòng ko trực diện sổ toẹt như các em, các cháu về sau nên nó cũng thể hiện vào những st trong giai đoạn đó. Như bây giờ, tìm đâu ra các bạn ns còn lấy hình ảnh mận mận, đào đào...để ví von, ẩn dụ nữa! :)
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,781
Động cơ
320,873 Mã lực
Tuổi
58
Vậy đó, nhạc miền nam đa thể tài. Không phải ai cũng thích bolero, nhưng nhạc miền nam vẫn dư sức đáp ứng nhu cầu của cụ.
Cũng như ông cụ em không thích bolero lắm, ông lại thích dòng nhạc Phạm Duy với giọng Thái Thanh và nhạc Trịnh.
Em dạng tạp, ít chê cái gì, phải thử: "lớn bùi, bé mềm, tanh....thì cho ớt" kkk.

Thực ra đã là bộ môn nghệ thuật thì thẩm được, thấy hay cái nào là lời cho mình cái đó. Ngại nhất mấy bố, câu chê câu trách câu ỉ ôi, luôn ở cửa miệng cụ ợ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dunga

Xe buýt
Biển số
OF-3281
Ngày cấp bằng
5/2/07
Số km
749
Động cơ
562,794 Mã lực
Nhạc vàng trước 75 và những năm sau này được các tác giả sáng tác bên hải ngoại là tên gọi chung cho tất cả các sáng tác của các nhạc sỹ miền Nam.

Bolero là cái danh xưng mới được gán ghép của giới bầu show và nhà sản xuất âm nhạc tạo ra để đặt tên cho dòng nhạc trữ tĩnh mang âm hưởng dân ca Việt Nam (Bắc - Trung - Nam) mà thời xưa người ta gọi là nhạc sến, nhạc ủy mị và rên rỉ sướt mướt mà tiêu biểu là ông hoàng Trúc Phương. Nhạc sến/bolero thì giai điệu một màu và đơn giản gần như giống nhau nhiều khi chỉ khác mỗi lời nên nếu một show ca nhạc mà chỉ toàn nhạc sến/bolero thì người nghe chỉ được một lúc là buồn ngủ hoặc đứng dậy đi về.

Nhạc vàng thì bao trùm nhiều thể loại nên nói nhạc vàng là nhạc sến có lẽ là một sai lầm mang tính giao tuyến :D
Sến súa ủy mị và rên rỉ thì không phải là đặc sản của Trúc Phương cụ ơi, nó thuộc về Vinh Sử thì đúng hơn.
Về ca từ dùng nhiều hình ảnh đẹp, lãng mạng, tiệm cận nhất với st thời tiền chiến theo cá nhân em lại chính là của ns T.Phương chứ ko phải của TTThanh hay Lam Phương.
Cụ nghe thử những Bông cỏ may, 24h phép, Người xa về thành phố...mà xem, rất nhiều ẩn dụ đẹp về tình yêu đôi lứa của người hậu phương, kẻ tiền tuyến.
Người ta phong cho T.Phương là ông hoàng st Bolero ( là 1 điệu nhạc phổ biến pre75, chứ ko phải 1 dòng nhạc) thì đúng hơn là ông hoàng nhạc sến.
 

TheDawnCa

Xe buýt
Biển số
OF-520398
Ngày cấp bằng
7/7/17
Số km
706
Động cơ
184,095 Mã lực
Nơi ở
Canada
nghe mấy ông giao tuyến tán phét thì đổi trắng thay đen là chuyện bình thường! Đang tiếc nuối một thời lãng mạn Hà Nội lại chuyển sang là đau xót dưới ách thống trị của thực dân ngay được :))
Cụ Vic biết ông chủ quả Lộc Vừng ở Hồ Tây hem. Trước em hay ngồi đấy nghe nhạc quán cụ này hát. Nghe lỏm cũng thù ông Kha kia lắm.
 

Old blade

Xe buýt
Biển số
OF-722679
Ngày cấp bằng
29/3/20
Số km
792
Động cơ
85,073 Mã lực
Cụ nói khá đúng, nhưng em có chút xuy nghĩ thế này, nếu nói về chủ đề tình yêu thì nhạc pr75 khó có thể sánh được với dân ca, và tiền chiến (bao gồm cả miền bắc và phần mn tách riêng), cũng nói về ty sao dân ca và tiền chiến nó hay, ca từ sâu sắc, tinh tế, nhẹ nhàng, bay bổng....còn pr75 thì ko nhiều bài được như thế, phần nhiều là sướt mướt, não nề và nó chỉ hợp khi người ta buồn.
Trước 75 ở miền nam ca khúc khá là đa dạng với nhiều dòng nhạc khác nhau, Bolero chỉ là một bộ phận trong đó (tuy khá lớn) nhưng các dòng nhạc khác cũng được đông đảo người thích, Bác thử nghe album này xem sao
 

bspvietnam

Xe tăng
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
1,933
Động cơ
232,857 Mã lực
Bài "Như đã dấu yêu" thực ra không phải là phong cách của Đức Huy, theo nhạc sỹ tâm sự thì bài này Nhạc sỹ "buộc phải" sáng tác cho thị hiếu "ướt át", "day dứt" , "chia lìa" đang thịnh hành lúc đó. Cho nên có thể thấy giai điệu, lời bài " Như đã dấu yêu" rất khác so với các bài khác của Đức Huy.
Mặc dù là một ca khúc được sán tác lệch tông, nhưng đã rất thành công.
Thông tin máy, em chụp mặt sau chỉ có thế này cụ ơi
IMG_20200405_181243.jpg
Vô tình Em vừa nghe lại bài "như đã dấu yêu" bản guitar Đức Huy vs Phương Anh (khá là tâm trạng) Cụ có nhiều thông tin về Tác giả sáng tác bài này không ạ.
Bản của Bằng Kiều - Minh Tuyết hòa âm hay cụ ạ. Tiếng violon nghe da diết tiếc nuối nhưng ẩn chứa nỗi dằn vặt của mối tình ngang trái
Bài Như đã dấu yêu không ai hát qua được Ngọc Anh nhóm 3A ngày xưa đâu. Cụ thử tìm xem.
Bài Như Đã Dấu Yêu thì ca sỹ Hương Lan thể hiện thành công nhất. Bản thu âm đầu tiên cũng là giọng Hương Lan với phong cách vocal acoustic. Bác có thể tìm nghe trong cuốn PBN số 8 phát hành năm 1989.
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,292
Động cơ
476,417 Mã lực
Em tưởng là Lộc Vàng chứ nhỉ? Nhà ông này ở cùng làng với em mà :D

Cụ Vic biết ông chủ quả Lộc Vừng ở Hồ Tây hem. Trước em hay ngồi đấy nghe nhạc quán cụ này hát. Nghe lỏm cũng thù ông Kha kia lắm.
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,672
Động cơ
223,834 Mã lực
Cụ nói khá đúng, nhưng em có chút xuy nghĩ thế này, nếu nói về chủ đề tình yêu thì nhạc pr75 khó có thể sánh được với dân ca, và tiền chiến (bao gồm cả miền bắc và phần mn tách riêng), cũng nói về ty sao dân ca và tiền chiến nó hay, ca từ sâu sắc, tinh tế, nhẹ nhàng, bay bổng....còn pr75 thì ko nhiều bài được như thế, phần nhiều là sướt mướt, não nề và nó chỉ hợp khi người ta buồn.
Nói về dân ca - Cụ có nghe dòng nhạc của Hoàng thi Thơ chưa ?
Còn tinh tế , nhẹ nhàng bay bổng thì cụ tìm Văn Phụng, Ngô Thụy Miên , Từ công Phụng , Lê uyên Phuơng v.v.v
Không cần kể tên quái kiệt " Phạm Duy " gia tài nhạc của ông nầy nói về độ " tinh tế, bay bổng, bác học, trần trụi , dân ca, tình tứ .." ông ta chấp hết các cây đại thụ làng nhạc Việt .
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,324
Động cơ
96,648 Mã lực
Tuổi
50
Nhân có bản chuyện buồn ngày xuân của cụ Lam Phuơng, em mời cụ nghe thử bản em yêu thích nhất. 2 giọng ca Tuấn Vũ và Huơng Lan.

Giọng Huơng Lan da diết nhưng không ủy mị, kết hợp với Tuấn Vũ thời đỉnh cao, chất giọng vang và khỏe đã tạo nên 1 kiệt tác. Lời ca chính là tự sự của cụ Lam Phuơng khi bỏ xứ ra đi trên chuyến tàu Trường Xuân ngày ấy.

Bài hát này hồi những năm 9x khi nghe em hình dung là viết về một người vợ, người phụ nữ khóc về cái chết của chồng, người yêu họ. Sau này mới biết là hát về cuộc chia ly của 2 người. Người ở lại và người ra đi.

Sao anh đành bỏ em để ra đi một mình
Giữa đêm xuân lạnh lùng
Chim xa bầy còn thương tổ ấm
Huống chi người tội lắm anh ơi.

Xuân năm nào có nhau mình chung ly rượu đào
Mùi quê hương ngọt ngào
Nhưng bây giờ người đi kẻ nhớ
Đến bao giờ lòng hết bơ vơ.

Trùng dương sóng gào đưa anh vào tương lai mờ tối
Em biết anh vì xôn xao trong phút giây kinh hoàng
Đời anh đâu muốn phũ phàng nhưng tình vẫn ngăn đôi
Khi bước chân lên tàu là ngàn năm ta chia phôi
Thương anh em mới biết đêm dài
Mới hay nước mắt tuôn trào vì anh.

Em xin dành trái tim đã yêu anh nồng nàn
Khắc tên anh đời đời
Để mai này ngàn sau còn nhớ
Đến câu chuyện buồn của đôi ta.

Bài hát được sáng tác năm 1976, tuy nhiên năm 2017 đã bị cấm lưu hành tại Việt Nam cùng với bản "con đường xưa em đi". Kể ra cũng là điều đáng tiếc.
Em nghe bài này lần đầu năm 1988, lúc mới lớp 10.

Em đến đoạn "...trùng dương sóng gào đưa anh về tương lai mờ tối" em nghĩ, ông này hát kể chuyện vượt biên rồi.
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,672
Động cơ
223,834 Mã lực
Có cụ nào nghe Trường Sa ko nhỉ? Bộ ba "Xin còn gọi tên nhau", "Mùa thu trong mưa", "Một mai em đi" đúng là bất hủ với em:

Một mai em đi cụ tìm bản Thùy Duơng hát nghe mới phê " đẹp ma mị , nhìn lạnh tanh " giọng đơn đớt với lối hát cụt ngủn nhưng rất tê he he .
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,744
Động cơ
408,935 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chỉ riêng Trịnh Công Sơn + Phạm Duy đã vài ngàn bài rồi chắc cũng phải 30-40% kho nhạc miền nam.

Tôi nghe ít thể loại nhạc tình sến. Chủ yếu là nghe thời trẻ thôi, nên đối phạm vi tôi biết và nghe, thì nhạc sến chỉ chiếm chừng 15-20% so với những loại nhạc khác.

Nhạc Tình cũng chia ra nhiều loại: Tình buồn (Sến), Tình trong sáng (hay được gọi là tình ca).

Nhạc quê Hương, hầu như nhạc sĩ nào cũng có vài bài ví dụ: Chiều trên Phá Tam Giang, Áo Lụa Hà Đông, Tình Ca (Phạm Duy) ....

Tình chiến hữu, bạn bè: có những bài ủy mị, nhưng không phải dạng tình yêu đôi lứa: Nó và tôi, Nó, Hai mùa Mưa...

Nhạc Rock: Ban Phượng Hoàng

Nhạc trẻ, du ca các nhạc sĩ: Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên

Trường Ca: Hòn Vọng Phu, Hội Trùng Dương, Con Đường Cái Quan

Thể loại nhạc tình sến, sau 75 cũng rất nhiều, có lẽ số sáng tác cũng ngang hoặc nhiều hơn trước 75. Nhiều bài bạn nghe bây giờ cũng thuộc loại này .
Kéo áo cụ 1 cái: Nhạc quê hương không phải là Áo lụa Hà đông hay Chiều trên phá Tam giang đâu ợ.

Nhạc quê hương là các bài hát chủ đề quê hương và có âm hưởng dân ca đại chúng, như Hương tóc mạ non (Thanh Sơn) hay Chiếc áo bà ba (Trần Thiện Thanh).

Còn Áo lụa Hà đông, cũng chủ đề quê hương nhưng giai điệu không phải dân ca nên không được xếp vào dòng nhạc quê hương.
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,672
Động cơ
223,834 Mã lực
Trần Thiện Thanh sáng tác đa dạng hơn Trúc Phương nhiều đấy bác. Ngoài nhạc sến thì ông còn có nhiều sáng tác phong cách tân nhạc mang giai điệu tươi sáng và sôi động. Độ đa dạng của Trần Thiện Thanh có lẽ chỉ sau mỗi Lam Phương theo ý kiến của em.

Vinh Sử thì vừa sáng tác ít lại rặt một mầu sến súa giản đơn lặp đi lặp lại gần giống nhau thì không nổi tiếng bằng mấy ông kia cũng dễ hiểu mà bác :D
Theo em thì gia tài của Trúc Phuơng đồ sộ hơn Trần thiện Thanh nhiều - sự đa dạng thì vẫn như nhau thôi - Trần thiện Thanh thiên về nhạc "tình" , Trúc Phuơng thiên về nhạc "đời " nếu nói về độ " ẩn dụ " " triết lý bình dân " thì dòng nhạc Trúc Phuơng rất độc đáo .Nhạc Trần thiện Thanh đa số là " nhạc truyện " .
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,292
Động cơ
476,417 Mã lực
số lượng các sáng tác của TTT gấp đôi TP (theo wikipedia) thì khái niệm "khổng lồ" bác nhắc đến ông TP là nói về cái gì em không hiểu!

Theo em thì gia tài của Trúc Phuơng đồ sộ hơn Trần thiện Thanh nhiều - sự đa dạng thì vẫn như nhau thôi - Trần thiện Thanh thiên về nhạc "tình" , Trúc Phuơng thiên về nhạc "đời " nếu nói về độ " ẩn dụ " " triết lý bình dân " thì dòng nhạc Trúc Phuơng rất độc đáo .Nhạc Trần thiện Thanh đa số là " nhạc truyện " .
 

Shaggy

Xe tải
Biển số
OF-546590
Ngày cấp bằng
20/12/17
Số km
331
Động cơ
162,410 Mã lực
Tuổi
50
Em nghe bài này lần đầu năm 1988, lúc mới lớp 10.

Em đến đoạn "...trùng dương sóng gào đưa anh về tương lai mờ tối" em nghĩ, ông này hát kể chuyện vượt biên rồi.
Bài này để các ca sỹ thế hệ sau hát như cụ DE.VN đưa ở trên có khi họ không hiểu được ý nghĩa những câu như vậy nên nghe nó cứ nhạt nhạt, bối cảnh minh họa cho bài hát ko theo đúng nội dung của bài hát.
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,672
Động cơ
223,834 Mã lực
số lượng các sáng tác của TTT gấp đôi TP (theo wikipedia) thì khái niệm "khổng lồ" bác nhắc đến ông TP là nói về cái gì em không hiểu!
À có thể em dùng chữ "đồ sộ" không đúng chỗ lắm làm cụ hiểu theo nghĩa số nhiều .
ngoài các ý em nói về tính " đời " " triết lý bình dân " của dòng nhạc Trúc Phuơng còn có một cái nữa là độ phổ quát và " làm nền " cho rất nhiều Ca sĩ thành danh thời ấy .
Mình đang nói về thời pre75 nên nói TTT có sáng tác gấp đôi TP cũng không đúng lắm nhỉnh hơn chút thôi và " độ lan tỏa " của nhạc Trúc Phuơng trong công chúng lớn hơn nhiều - Theo ý em thôi .
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,672
Động cơ
223,834 Mã lực
Bài này để các ca sỹ thế hệ sau hát như cụ DE.VN đưa ở trên có khi họ không hiểu được ý nghĩa những câu như vậy nên nghe nó cứ nhạt nhạt, bối cảnh minh họa cho bài hát ko theo đúng nội dung của bài hát.
Có nhiều bài nhạc nó sinh ra do " dòng đời đưa đẩy " nên phải họp cảnh , họp tình , họp thời nó mới phê từ người ca cho đến người nghe .
Như bài " chuyện buồn ngày xuân " này , Ngày xưa bà bô em mỗi lần nghe là khóc vì ông bô đã " đu càng " em còn nhỏ đâu hiểu chuyện đời chỉ nghĩ thầm " chắc tại giọng bà Giao linh não nùng quá nên má em buồn "
Sau nầy em mới thấu hiểu được tâm trạng đó khi ngày đầu tiên nơi xứ lạ quê người " trời mưa rả rích, ngồi uống ly cà phê , nghe Kiều Nga hát khóc một dòng sông " .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top