[Funland] Các nhạc sỹ tài hoa miền Nam một thời.

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Bản ghi bất hủ Hòn vọng phu của Thái Thanh. Chỉ trong 1 bài hát gói gọn tâm tư tình cảm của hàng nghìn năm dân tộc dựng nước và giữ nước. Bài này cháu xin mạn phép khẳng định không ai hơn được Thái Thanh. Trước sau chắc không có ai vượt qua được!
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Em không biết về nhạc lý. Chỉ là cảm nhận cá nhân nhiều bài sẽ không ai hát hay hơn bà.

Sau Thái Thanh thì có Bảo Yến và Ngọc Lan là 2 người em cũng rất thích
Ồ, cụ lại cùng gu với em cs Ngọc Lan. Ngọc lan hát live kém nhưng em vẫn thik, không biết giải thích sao.
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
6,993
Động cơ
476,417 Mã lực
Chị Ngọc Lan giọng mỏng, yếu nhưng chất giọng lại trong trẻo nên nghe buổi tối kiểu mở khe khẽ có lẽ thích hợp - hơi giống kiểu nghe nhạc Trịnh Nam Sơn. Nhắc đến chị Ngọc Lan thì phải nhắc thêm Kiều Nga và mấy chương trình Người Đẹp Bình Dương Đại nhạc hội new wave kỳ 1, 2, 3, 4 cách đây hơn 30 năm :D

PS: giọng Lâm Thuý Vân cũng khá giống Ngọc Lan nhưng nghe không vào bằng. Nghe chị Ngọc Lan hát Cỏ Úa của nhạc sỹ Lam Phương tuyệt hay - giọng nam bài này có Don Hồ cũng là một ca sỹ đa dạng trong nghệ thuật :D

Quay lại chủ đề nhạc sỹ Miền Nam, chúng ta chưa nhắc đến nhạc sỹ Lam Phương nhiều lắm thì phải. Một người tài năng mà cũng vất vả quá :)

Ồ, cụ lại cùng gu với em cs Ngọc Lan. Ngọc lan hát live kém nhưng em vẫn thik, không biết giải thích sao.
 
Chỉnh sửa cuối:

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
6,993
Động cơ
476,417 Mã lực
Trung Hành, Ngọc Lan, Kiều Nga, Ngọc Bích, Lưu Hồng là nhóm ra liên khúc khoẻ nhất ý bác nhỉ! Thật ra anh ý có giọng hát nghe nó cứ bựa bựa rất khó tả :D

Cụ chả nhắc nốt cs Trung Hành liên khúc tình yêu bao nhiêu năm:)
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,607
Động cơ
451,275 Mã lực
Nhiều Thớt nhạc Vàng rồi mà nhà Cháu chưa thấy Cụ nào nhắc tới điệu Habanera, 1 điệu thức khá giống với điệu Bolero. Chát, chát, chát, chát bum, chát bùm, chát bum ! :D
Điệu Rumba mới giống chứ habanera này vẫn khác hẳn mà cụ.
Bài "Về đâu mái tóc người thương" là ví dụ, nghe phát biết ngay.
Nhưng nghe Rumba rất khó phân biệt
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,761
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Ồ, cụ lại cùng gu với em cs Ngọc Lan. Ngọc lan hát live kém nhưng em vẫn thik, không biết giải thích sao.
Chị Ngọc Lan giọng mỏng, yếu nhưng chất giọng lại trong trẻo nên nghe buổi tối kiểu mở khe khẽ có lẽ thích hợp - hơi giống kiểu nghe nhạc Trịnh Nam Sơn. Nhắc đến chị Ngọc Lan thì phải nhắc thêm Kiều Nga và mấy chương trình Người Đẹp Bình Dương Đại nhạc hội new wave kỳ 1, 2, 3, 4 cách đây hơn 30 năm :D

PS: giọng Lâm Thuý Vân cũng khá giống Ngọc Lan nhưng nghe không vào bằng. Nghe chị Ngọc Lan hát Cỏ Úa của nhạc sỹ Lam Phương tuyệt hay - giọng nam bài này có Don Hồ cũng là một ca sỹ đa dạng trong nghệ thuật :D

Quay lại chủ đề nhạc sỹ Miền Nam, chúng ta chưa nhắc đến nhạc sỹ Lam Phương nhiều lắm thì phải. Một người tài năng mà cũng vất vả quá :)
Em có mấy CD của Ngọc Lan, đúng như các Cụ nói, giọng NL yếu và hơi bí bí (em ko biết diễn tả thế nào khác), nghe nhiều hơi mệt nhưng lại có gì đó đài các, kể cả phong cách biểu diễn.
Vậy mà nhiều bài em vẫn thích nghe.
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,483
Động cơ
223,834 Mã lực
Thương hiệu "Bolero" là để gán cho dòng nhạc sến kiểu Vinh Sử, Trúc Phương và các nhạc sỹ khác với các ca khúc theo nhạc điệu rumba chậm có âm điệu dân ca (chèo, tuồng, cải lương, hát bội). Người đầu tiên đặt cái tên cho loại nhạc này là Quốc Bảo nếu em nhớ không nhầm khi anh ý làm một album nhạc cho Phương Thanh có tựa đề là Chanh's Bolero. Trong album này Phương Thanh cover lại các bài nhạc sến nhưng có vẻ không thành công cho lắm nên sau đó không thấy Vol2 hoặc Vol3 ra tiếp sau nữa :D

Em để ý thấy rằng các giọng hát xuất phát từ nhóm chèo, tuồng hay cải lương mà lắp vào hát nhạc sến là ăn ngay lập tức. Những giọng hát được đào tạo bài bản ở nhạc viện theo giòng tân nhạc mà hát nhạc sến thì không thể tiêu hoá được. Ví dụ như Anh Thơ, Lan Anh, Trọng Tấn hay Việt Hoàn đã từng thất bại với "bolero" :D

nhạc vàng còn có những bài thuộc dòng tân nhạc (slow rock, rumba, tango, valse hay chachacha, v...v...). Những giọng ca thể hiện tốt hầu như mọi dòng nhạc từ tân nhạc cho đến sến súa âm điệu dân ca thì nam ca sỹ em thấy có Chế Linh, Tuấn Vũ và nữ thì Hương Lan, Lệ Thu là tiêu biểu :)
Thế cho nên mới nói gán cái tên Bolero cho nguyên dòng nhạc trước 75 là chuyện hơi buồn cười cụ heng .

Thật sự , những bài "sến " của nhạc Việt nam nó cũng không giống bolero lắm he he .

Em có cái đĩa " Bolero của tây " đây , thấy chẳng có dây mơ rể má gì với giai điệu " Rumba pha ngũ cung" mà thiên hạ hay gọi là nhạc bolero hiện nay hết .

 

Vumath

Xe hơi
Biển số
OF-719221
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
161
Động cơ
80,690 Mã lực
Tuổi
38
Nghe nhạc nó thấm vào lúc nào đầu tiên thì sẽ nhớ nhất. Với em cuộc đời đẹp nhất, bình yên nhất là những năm 1994-2000. Do đó em thích các bài hot giai giai đoạn này và đúng gu thẩm mỹ của em.
Em thích nhạc Việt Anh thời còn chơi cho Saigon boys( coi như là ns miền nam vì khi đó anh sống ở SG là chủ yếu). Các ca khúc như "người đi xa mãi, mưa phi trường, đánh rơi bên hồ, dòng sông lơ đãng.
Ngoài ra có các nhạc sĩ mà nhiều bài đúng tâm trạng em nên em thích gồm:
- Phạm Duy ( Phượng yêu, Còn gì nữa đâu, kỷ niệm)
- Trịnh Công Sơn (Hát cho người nằm xuống, lặng lẽ nơi này)
- Đức Huy ( mùa hè đẹp nhất, bay đi cánh chim biển)
- Ngô Thuỵ Miên ( niệm khúc cuối).
- Vũ Thành An( bài không tên số 2)
- Anh Bằng( khúc thuỵ du)
- Quốc Bảo ( có lúc)
- Lê Uyên Phương( dạ khúc cho tình nhân)
- Hoàng Hiệp( trở về dòng sông tuổi thơ)
- Trần Long Ẩn( đi qua vùng cỏ non)
-....
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,483
Động cơ
223,834 Mã lực
Chị Ngọc Lan giọng mỏng, yếu nhưng chất giọng lại trong trẻo nên nghe buổi tối kiểu mở khe khẽ có lẽ thích hợp - hơi giống kiểu nghe nhạc Trịnh Nam Sơn. Nhắc đến chị Ngọc Lan thì phải nhắc thêm Kiều Nga và mấy chương trình Người Đẹp Bình Dương Đại nhạc hội new wave kỳ 1, 2, 3, 4 cách đây hơn 30 năm :D

PS: giọng Lâm Thuý Vân cũng khá giống Ngọc Lan nhưng nghe không vào bằng. Nghe chị Ngọc Lan hát Cỏ Úa của nhạc sỹ Lam Phương tuyệt hay - giọng nam bài này có Don Hồ cũng là một ca sỹ đa dạng trong nghệ thuật :D

Quay lại chủ đề nhạc sỹ Miền Nam, chúng ta chưa nhắc đến nhạc sỹ Lam Phương nhiều lắm thì phải. Một người tài năng mà cũng vất vả quá :)
Nhạc sĩ Lam Phuơng đa tài , điều đó ai cũng công nhận .
Cái độc đáo là nhạc của Ông nó nằm chênh vênh giữa lằn ranh " sang và sến " nên nhạc ông dù là những bài sến súa nhất nó cũng rất "sáng sủa " theo kiểu sến sang trọng he he .
Điều đặc biệt nửa trong dòng nhạc Lam Phuơng là Ông có rất nhiều " tuyệt phẩm " gắn liền với những " biến cố " xã hội có, con người có, tình riêng , nghĩa chung gì cũng có .
Vài tác phẩm tiêu biểu của " tính cách đặc biệt nầy " :
- Chuyến đò vĩ tuyến ( quá nổi tiếng rồi - ai cũng biết nó ra đời trong hoàn cảnh nào ) .
- Lầm ( Viết cho chính chuyện gia đình tan vỡ )
- Xin thời gian qua mau , đường về quê huơng, mưa lệ,Sài Gòn ơi vĩnh biệt ( nỗi niềm của người Việt hải ngoại sau biến cố )
- Em đi rồi ( Viết cho trường họp Ca sĩ Họa mi )
- Chiều tây đô ( ai cũng biết he he )
- Tình bơ vo ( viết cho mối tình đơn phuơng của ông )
V.v.v
 

Shaggy

Xe tải
Biển số
OF-546590
Ngày cấp bằng
20/12/17
Số km
263
Động cơ
162,410 Mã lực
Tuổi
50
Năm 2001 em ra cửa hàng băng đĩa tìm các CD mới thế nào lại tìm được đĩa video đám tang của Ngọc Lan về xem mà buồn mất cả tuần. Thật tiếc cho một giọng ca đã ra đi khi đang ở đỉnh cao.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,372
Động cơ
351,398 Mã lực
Các cụ có biết bài "Tiếng còi trong sương đêm" không ạ? Tác giả là Lê Trực, chính là nhạc sỹ Hoàng Việt, một trong những cái tên lớn nhất của dòng nhạc đỏ. Tuy nhiên, bài hát này lại chủ yếu được các ca sỹ nhạc vàng hát.

Em đã thử nghe nhiều người hát bài này, gồm cả Khánh Ly, Hoàng Oanh, Thanh Thúy nhưng em thấy hay nhất là bản của Thùy Dương

Chị Thùy Dương chắc là ca sỹ nhạc đỏ, có vẻ cũng không nổi tiếng lắm.
 

Khoadag1991

Xe tăng
Biển số
OF-724542
Ngày cấp bằng
8/4/20
Số km
1,623
Động cơ
145,798 Mã lực

Ý Lan & Elvis Phương - LK Phải Chi Em Đừng Có Chồng
- Trăm Nhớ Ngàn Thương (Lam Phương)
- 10 Năm Tình Cũ (Trần Quảng Nam)
- Phải Chi Em Đừng Có Chồng (Mặc Thế Nhân)

Thật thiếu sót nếu quên nhắc đến Trần Quảng Nam và Mặc Thế Nhân. LK này hay thật các cụ ạ.
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Không ai nhắc tới cụ Y Vân nhỉ :
Ở đây không ai thích nghe Y Vân à ?
Nhắc đến cụ Y vân thì không thể không nhắc tới Nhạt nắng và Xa Vắng . Nhạt nắng do Hoàng Thục Linh thể hiện có thể không luyến láy bằng các ca sỹ gạo cội, nhưng sự trong trẻo trong giọng hát của em ý đã để lại ấn tượng khó quên :

.
.
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,522
Động cơ
466,621 Mã lực
Bọn nhà đài Thuý Nga Paris nó cứ nói duy trì văn hoá Việt nam, thực ra là chỉ duy trì nhạc vàng, và ít dân ca nam bộ.
Ko bao giờ Thuý Nga cho lên sân khấu các bộ môn bác bộ lâu đời và đặc trưng VN, như chèo, quan họ, xẩm, hát văn, cô đầu, v..v.. Mảng này vô số đất diễn, nhưng Thuý Nga có vẻ phân biệt vùng miền.
Tất nhiên với đám khán giả hải ngoại, nhiều khi họ coi miền Bắc đồng nghĩa với CS, kỳ thị mọi thứ.
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Thương hiệu "Bolero" là để gán cho dòng nhạc sến kiểu Vinh Sử, Trúc Phương và các nhạc sỹ khác với các ca khúc theo nhạc điệu rumba chậm có âm điệu dân ca (chèo, tuồng, cải lương, hát bội). Người đầu tiên đặt cái tên cho loại nhạc này là Quốc Bảo nếu em nhớ không nhầm khi anh ý làm một album nhạc cho Phương Thanh có tựa đề là Chanh's Bolero. Trong album này Phương Thanh cover lại các bài nhạc sến nhưng có vẻ không thành công cho lắm nên sau đó không thấy Vol2 hoặc Vol3 ra tiếp sau nữa :D

Em để ý thấy rằng các giọng hát xuất phát từ nhóm chèo, tuồng hay cải lương mà lắp vào hát nhạc sến là ăn ngay lập tức. Những giọng hát được đào tạo bài bản ở nhạc viện theo giòng tân nhạc mà hát nhạc sến thì không thể tiêu hoá được. Ví dụ như Anh Thơ, Lan Anh, Trọng Tấn hay Việt Hoàn đã từng thất bại với "bolero" :D
Với dòng nhạc này, chỉ cần hát với phong cách tự nhiên là chiếm được phần lớn thành công cảm xúc của người nghe. Hát thiếu tự nhiên, gượng ép, hay cứng theo khuôn phép kiểu hàn lâm đều để lại ấn tượng nhạt nhòa với nhóm người yêu dòng nhạc này. Chưa kể các anh chị hát sai lời lung tùng phèng lên nữa. Nghe như ăn khoai sượng. Cụ nhìn nghe Anh Thơ có đào tạo hát Kiếp Nghèo rồi so với Ngọc Đan Thanh không qua đào tạo xem ai ăn cảm xúc hơn .
Thói quen khi hát hay nhún người xuống thấp cong mông ra đằng sau của Anh Thơ có lẽ để lại ấn tượng nhiều hơn là giọng hát cao, thấp của em ấy :
.
.
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
nhạc vàng còn có những bài thuộc dòng tân nhạc (slow rock, rumba, tango, valse hay chachacha, v...v...). Những giọng ca thể hiện tốt hầu như mọi dòng nhạc từ tân nhạc cho đến sến súa âm điệu dân ca thì nam ca sỹ em thấy có Chế Linh, Tuấn Vũ và nữ thì Hương Lan, Lệ Thu là tiêu biểu :)
Vâng, cụ nói tới Tango, không thể không nhắc tới một bài hát kinh điển Flamenco: Kiếp cầm ca của nhạc sỹ Huỳnh Anh mà nhiều người lầm tưởng với bài Tình Đời của nhạc sỹ Minh Kỳ :

.
.
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Em vẫn tin nhạc sỹ Trầm Tử Thiêng mới là người tiên phong cho hoà âm của Asia mà Trúc Hồ là người kế thừa.
Điển hình là bài này hả cụ :

.
Lam Phương và Hoàng Thi Thơ là 2 nhạc sỹ miền Nam có gia tài âm nhạc khủng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Nhạc sĩ Lam Phuơng đa tài , điều đó ai cũng công nhận .
Cái độc đáo là nhạc của Ông nó nằm chênh vênh giữa lằn ranh " sang và sến " nên nhạc ông dù là những bài sến súa nhất nó cũng rất "sáng sủa " theo kiểu sến sang trọng he he .
Nghe bài này có vẻ giống như cụ nhận xét :

.
Điều đặc biệt nửa trong dòng nhạc Lam Phuơng là Ông có rất nhiều " tuyệt phẩm " gắn liền với những " biến cố " xã hội có, con người có, tình riêng , nghĩa chung gì cũng có .
Trong bài này của cụ Phương viết cho người tình dang dở Bạch Yến của cụ ấy có thấp thoáng " biến cố xã hội " :

.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,870
Động cơ
431,237 Mã lực
Nhạc sĩ Lam Phuơng đa tài , điều đó ai cũng công nhận .
Cái độc đáo là nhạc của Ông nó nằm chênh vênh giữa lằn ranh " sang và sến " nên nhạc ông dù là những bài sến súa nhất nó cũng rất "sáng sủa " theo kiểu sến sang trọng he he .
Điều đặc biệt nửa trong dòng nhạc Lam Phuơng là Ông có rất nhiều " tuyệt phẩm " gắn liền với những " biến cố " xã hội có, con người có, tình riêng , nghĩa chung gì cũng có .
Vài tác phẩm tiêu biểu của " tính cách đặc biệt nầy " :
- Chuyến đò vĩ tuyến ( quá nổi tiếng rồi - ai cũng biết nó ra đời trong hoàn cảnh nào ) .
- Lầm ( Viết cho chính chuyện gia đình tan vỡ )
- Xin thời gian qua mau , đường về quê huơng, mưa lệ,Sài Gòn ơi vĩnh biệt ( nỗi niềm của người Việt hải ngoại sau biến cố )
- Em đi rồi ( Viết cho trường họp Ca sĩ Họa mi )
- Chiều tây đô ( ai cũng biết he he )
- Tình bơ vo ( viết cho mối tình đơn phuơng của ông )
V.v.v
Ui, Lam Phương em là fan đây ạ. E thích nhất cái PBN 88 chuyên về Nhạc Lam Phương. Đặc biệt là vở nhạc kịch " chuyện tình thời chinh chiến" với các nhạc phẩm: Ngày Tạm biệt, Khóc thầm, Chiều hoang vắng, Con tàu định mệnh, Mất, Vĩnh biệt người tình. Vở nhạc kịch này em nghe đi nghe lại cả chục lần, nghe nó xót làm sao. Với ca khúc Mất em nhớ mãi câu: em có biết ngày 30 mất nước, ngày ra đi ngày của tù đầy. em ra đi về chân trời mấy xám......
Nói thế này đừng cụ nào đánh giá em là ******** này nọ nhé. những ca khúc này gắn với triệu triệu sinh mệnh dòng lạc máu hồng của ta cả đấy ạ.
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
943
Động cơ
444,786 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Nhắc đến nhạc trước 1975 người ta dùng từ “bolero” để tránh tên gọi “nhạc vàng”, tuy nhiên cách gọi đó vô tình đã làm mờ đi những thể loại nhạc khác, điển hình là nhạc Tango.

Tango Việt không phổ biến như bolero nhưng vẫn có không ít những bài xuất sắc, thử điểm lại vài bài tango Việt hay nhất:

1. Thu ca (Phạm Mạnh Cương - ca sĩ Giang Hồng Ngọc)
Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương viết bài hát để đời này năm ông mới 20 tuổi.

2. Xe hoa một chiếc (Hoàng Thi Thơ - ca sĩ Thiên Trang)

3. Sao em vô tình (Nguyễn Hữu Sáng - ca sĩ Tuấn Vũ)

4. Tiễn bước sang ngang (Hoàng Trọng - ca sĩ Trang Mỹ

5. Cô bé ngày xưa (Hoài Linh - ca sĩ Tuấn Vũ), một kết hợp tài hoa giữa nhịp điệu tango phương Tây và giai điệu nhạc quê hương Việt nam
Tango là 1 giai điệu khó, phức tạp hơn bolero rất nhiều. Em nhớ đã từng đọc 1 bài nào đó nói rằng các NS VN trước năm 1975, dù theo đuổi trường phái nào thì trong sự nghiệp cũng cố có lấy vài bài sáng tác theo điệu tango lấy số má.

Trong số các NS Miền Nam thì Hoàng Trọng đc coi là ông vua của thể loại tango. Ngoài ra thì Ahh Bằng, Phạm Duy cũng có nhiều ca khúc hay theo thể điệu này. Ngoài các bài cụ kể thì mời cccm thẩm thêm 1 số ca khúc sáng tác theo thể điệu tango tiêu biểu:

1) Lam Phương với Kiếp nghèo:

2) Phạm Duy với Phố buồn:

3) Anh Bằng với tango dĩ vãng:

4) Xa vắng (tg Nguyễn Hiền):

5) Nửa đêm thức giấc qua tieegns hát GIao Linh:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top