Cũng xin đưa ra vài ý kiến phân tích về sự trì trệ của KHCN nước ta cho các cụ góp ý:
- Cái yếu tố quan trọng đầu tiên là chính sách và thi hành chính sách: Nhà nước đã bắt đầu rót ngân sách nghiên cứu vào một số lĩnh vực có khả năng ứng dụng như CNTT, quốc phòng, nano... song vẫn còn khiêm tốn. Dù sao đó cũng là một chính sách cho thấy nhà nước ta hiểu rõ tầm quan trọng của khoa học trong phát triển xã hội. Nhưng cái quy trình để dòng tiền thực sự vào đúng nơi lại có vấn đề. Cái này thì chắc các cụ cũng đã quá rõ nên không bàn tiếp.
- Yếu tố quan trọng thứ hai là con người trực tiếp tham gia nghiên cứu: Đúng là người giỏi chuyên môn nghiên cứu ở nước ta không thiếu, cái thiếu của họ là tầm nhìn và khả năng liên kết. Nhiều gs, ts được đào tạo bài bản ở các nước tiên tiến về nước làm việc được giao nhiều vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu và các trường đại học. Cứ tưởng họ sẽ sử dụng những kiến thức và kinh nghiệm có được khi làm việc ở bển để phát triển KHCN tại VN, nhưng thực tế lại khác hoàn toàn. Chỉ một số ít thành công trong việc tạo được nhóm nghiên cứu tốt (thực sự đây là những nhà khoa học có tâm huyết), còn lại đa số bị kéo vào cái guồng của xã hội. Số đông chạy theo cơm áo gạo tiền, địa vị, dần phai mờ nhân tố một nhà khoa học. Có lẽ đây là vấn đề văn hoá vì nó áp dụng đúng cho số đông.
Theo ý kiến cá nhân, muốn KHCN nước ta phát triển thì cần có sự thay đổi trong tư duy những người đứng đầu và tiếp đến là của xã hội. Còn không muốn thay đổi thì ta về ta tắm ao ta...