- Biển số
- OF-438563
- Ngày cấp bằng
- 20/7/16
- Số km
- 751
- Động cơ
- 218,188 Mã lực
- Tuổi
- 52
Nên hạn chế để các Cty Việt Nam có đất phát triển! Và 60tr ng đỡ mất vài h một ngày!
Có phải chúng ta là quốc gia duy nhất huấn luyện được cá mập không ạ?Cấm làm gì cho mang tiếng ra,đàn cá mập hoạt động vẫn hiệu quả kia mà!?
Cách đây 10 năm thì đúng như thế, nhưng giờ không có ý nghĩa nữa. Tốc độ băng thông nhanh chậm nhiều khi không do công nghệ mà do quản lý, an ninh an toàn.Để máy chủ ở vn cũng có cái hay, tốc độ fb gg sẽ nhanh hơn nhiều
Đúng rồi, không có gmail là khá bất tiện. Nhưng nhiều công ty thuê địa chỉ email qua gmail bằng địa chỉ tên miền của công ty. Nếu chặn luôn cả kiểu này thì khá rắc rối.Không có gmail thì em làm việc thế nào đây???
Ở xứ lừa chuyện gì cũng có thể xẩy ra. Làm phát vài ngàn tỏi ko sao mà đi ăn con gà làm vài niên trong trại giam. Cướp nó cướp mà mình chống cự là minh sai.... Thế thì cụ biết là tư tưởng lờ đờ tiến bộ tới đâu rồi chứ gì.Mời các cụ công nghệ, an ninh mạng, người sử dụng bình loạn vụ này xem thế nào? Năm sau có khi vào Google và Facebook sẽ hiện ra dòng thông báo của Uỷ ban Quốc Phòng và An ninh... Nếu luật có hiệu lực thì các máy chủ, nhà mạng như VNPT, Viettel, FPT, Vinaphone, Mobifone,... đều buộc phải chặn truy cập mạng vào những trang mạng XH như Google, Facebook, Linkedin,...?
Khoản 4, Điều 34 Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam có quy định: "Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...".
Liên quan đến những yêu cầu trên, Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam (VCCI) mới đây đã nêu ý kiến với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, một số quy định trong Dự thảo Luật An ninh mạng chưa phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế. Việc VCCI đưa ra yêu cầu trên cũng là cần thiết, nhằm thúc đẩy việc xem xét làm rõ hơn những nội dung tại Khoản 5, Điều 39 Dự thảo Luật An ninh mạng có trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hay không? Vậy yêu cầu này có chính đáng không? Nếu xét trên phương diện an ninh, kinh tế thì quy định trên hoàn toàn chính đáng. Bởi vì:
Thứ nhất, xét trên phương diện an ninh quốc gia: chúng ta không phủ nhận những tiện ích mà Facebook cũng như Google đem lại, điều đó khiến Facebook và Google trở thành những dịch vụ như “cơm bữa” đối với rất nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên, kèm theo đó là những phát sinh tiêu cực ngày càng lớn như: tin giả, lừa đảo, xúc phạm lãnh đạo, chống phá Nhà nước, tuyên truyền văn hóa tiêu cực… gây khó khăn rất lớn cho cơ quan quản lý cũng như ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển chung của đất nước. Đó là chưa kể lĩnh vực an ninh mạng ngày càng đóng vai trò sống còn đối với đất nước trong cuộc cách mạng 4.0. Do đó, theo ông Nguyễn Hồng Văn, Phó viện trưởng Viện An toàn thông tin, quy định này là cần thiết nếu xét từ góc độ an ninh mạng quốc gia.
“Điều gì sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân, vị trí, thói quen của người dân Việt Nam bị thu thập phục vụ mục đích của kẻ xấu thông qua các dịch vụ nêu trên, trong khi chúng ta chẳng hay biết và cũng không quản lý được gì? Giả sử chẳng may có một cuộc chiến tranh mạng tấn công Việt Nam từ những sơ hở nêu trên, hậu quả là khôn lường vì chúng ta không nắm được tình hình. Do vậy, theo tôi, quy định này là cần thiết để cơ quan quản lý kiểm soát các dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam. Nó là nền tảng để Nhà nước có thể tiến hành các bước tiếp theo trong việc đảm bảo an ninh mạng quốc gia” – Phó viện trưởng Viện An toàn thông tin nhấn mạnh.
Nhiều nước yêu cầu "địa phương hóa" dữ liệu
Đạo luật lưu trữ dữ liệu của Nga (có hiệu lực từ tháng 9-2015) đã đặt nhiều công ty công nghệ nước ngoài hoạt động tại nước này dưới sức ép phải "địa phương hóa" dữ liệu, máy chủ, trong đó bao gồm cả Facebook, LinkedIn, Google...
Năm 2018, Facebook sẽ bị cấm hoạt động và phải rút khỏi Nga nếu tập đoàn này không chuyển dữ liệu cá nhân của người sử dụng Facebook ở Nga sang các máy chủ đặt tại Nga.
Đây là cảnh báo đã được cơ quan quản lý truyền thông Nga đưa ra hồi tháng 9-2017.
LinkedIn, mạng xã hội kết nối những người tìm việc và thuê việc, đã chính thức bị cấm hoạt động tại Nga kể từ năm 2016, sau khi không đáp ứng quy định trên.
Không chỉ tại Nga, các yêu cầu địa phương hóa dữ liệu đã được đặt ra tại nhiều nước khác và không chỉ giới hạn đối với các công ty công nghệ.
Liên minh châu Âu đang tỏ ra quyết liệt nhất. Bốn trung tâm dữ liệu của Google được đặt tại châu Âu cũng một phần vì lý do này.
(Tuoitre, TDQ)
Anh Vin sẽ dễ mời ai up ảnh khu nhà anh ấy lên pê cê 50 hơn nhá.Để máy chủ ở vn cũng có cái hay, tốc độ fb gg sẽ nhanh hơn nhiều
Chả cần xưa nay vẫn làm tốtAnh Vin sẽ dễ mời ai up ảnh khu nhà anh ấy lên pê cê 50 hơn nhá.
Cụ đi so sánh một bên là kinh doanh vận chuyển khách trên nền công nghệ và một bên là tạo ra công nghệ thay đổi thế giới.Chỉ là đặt máy chủ tại VN để quản lí người dùng VN thôi mà, có ai cấm đâu nhỉ?
Như thằng uber, grab muốn làm ăn ở VN cũng phải mở công ty, văn phòng tại VN mà.