[Funland] Các loại súng bộ binh

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Súng đạn - Nguồn gốc và sự phát triển

Nếu đã từng xem phim hoạt hình Mulan trên Disney Channel, chắc các bạn không quên cảnh Mộc Lan phóng một mũi tên lửa vào đỉnh núi băng, tiêu diệt gần như hoàn toàn quân Mông Cổ. Thứ vũ khí đó được coi là loại súng đầu tiên xuất hiện trong lịch sử.


Đã tồn tại hàng trăm năm trong lịch sử, các loại súng đã ảnh hưởng rất lớn đến xã hội loài người. Mặc dù những vũ khí hạng nặng như bom nguyên tử có sức hủy diệt lớn hơn rất nhiều so với một khẩu súng, nhưng bom nguyên tử lại không phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, súng lại lon lỏi đến mọi ngóc ngách của xã hội, từ súng trong quân đội, đến việc một số người sở hữu súng bất hợp pháp với lý do phòng thân và thậm chí là cả những băng nhóm giang hồ sử dụng súng trong những cuộc thanh trừng lẫn nhau.

Những cuộc chiến trên lưng ngựa với gươm kiếm đã lùi xa vào quá khứ do sự phát triển của súng đạn.

Không còn những cảnh 2 đội quân cưỡi ngựa, rút gươm lao thẳng vào nhau, không còn những cuộc đấu kiếm mất thời gian, tổn hao sức lực. Từ khi súng đạn ra đời, những cuộc chiến được giải quyết nhanh gọn bằng những phát kích nổ và kết thúc khi một bên của cuộc chiến ngã gục ( Trong một số trường hợp, cả 2 bên đều chịu tổn thất ngang nhau). Súng đạn quả thật là một vũ khí đáng sợ, nhưng xét theo một khía cạnh nào đó, nó giúp giảm thiểu chi phí cho những cuộc chiến tranh bất tận của loài người.

Lịch sử của súng đạn bắt đầu từ nước làng giềng của chúng ta: Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ 9, người Trung Quốc đã sáng chế ra loại thuốc súng đầu tiên và gọi nó là huo-yao ( Thuốc lửa). Ban đầu được sử dụng để chữa nhiễm trùng da, thành phần gồm có natri nitrat, than chì, sulfur. Chẳng bao lâu sau, quân đội đã phát hiện ra sức mạnh thật sự của huo-yao và sử dụng nó để chế tạo bom, mìn và một vài vũ khí khác cũng như việc sử dụng nó để chế tạo pháo hoa.

Pháo hoa - Người anh em song sinh với súng.

Thông qua Con đường tơ lụa huyền thoại, thuốc súng đã được vận chuyển đến châu Âu vào khoảng thế kỷ 13. Thời gian này, công thức chế tạo thuốc súng đã được cải tiến để đạt được sức mạnh lớn nhất: 75% natri nitrat, 15% than chì và 10% sulfur.

Nếu đã từng xem phim hoạt hình Mulan trên Disney Channel, chắc các bạn không quên cảnh Mộc Lan phóng một mũi tên lửa vào đỉnh núi băng, tiêu diệt gần như hoàn toàn quân Mông Cổ. Thứ vũ khí đó được coi là loại súng đầu tiên xuất hiện trong lịch sử.

Loại súng đầu tiên xuất phát từ Trung Quốc.

Cho đến năm 1320, ở Ý đã xuất hiện những khẩu đại bác đời đầu tiên, được chế tạo phục vụ cho các cuộc chiến ở châu Âu. Những loại súng đạn đã được phát triển, cải tiến ở châu Âu. Đến thế kỷ 16, những loại súng ở châu Âu đã cực kỳ phát triển, bỏ xa những thứ vũ khí được sản xuất tại phương Đông.

Vào thế kỷ 15, người ta đã tạo hệ thống kích nổ cho các loại súng gọi là chốt. Mở đầu cho sự phát triển của các loại súng cầm tay đầu tiên. Loại súng đầu tiên là súng hỏa mai của Pháp – một loại súng nòng ngắn đủ nhỏ để có thể được sử dụng bởi một người. Loại súng được chế tạo với một ngòi đốt bằng dây cháy chậm, khi dây cháy đến phần thuốc nổ được nhồi trong súng, nó sẽ bắn một quả cầu kim loại nhỏ về phía kẻ thù. Loại vũ khí này còn rất thô sơ, chỉ bắn được 2’ một lần, do đó, trong thời kỳ này, cung thủ vẫn có số lượng vượt xa so với xạ thủ.

Súng hỏa mai của Pháp.

Trong thời kỳ đầu phát triển, súng ống đã dần thay thế các loại vũ khí cổ khác, đơn giản không phải vì sức sát thương lớn hơn mà vì chúng rất dễ sử dụng. Một cung thủ hoặc một kiếm thủ phải mất nhiều năm để luyện tập kỹ thuật của họ, nhưng một xạ thủ chỉ mất vài tháng, thậm chí vài tuần để thành thạo kỹ năng sử dụng súng.

Qua từng thời kỳ, súng đạn đã chứng minh được sức mạnh của chúng trên chiến trường. Cho đến trước khi chúng ta sáng tạo ra các loại xe, máy bay thì ngựa là thứ duy nhất giúp ích con người hơn súng đạn trong các cuộc chiến.
 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,676
Động cơ
567,385 Mã lực
2 năm đi lính em được giao khẩu M79, vừa nhẹ vừa ít phải tập
 

Lukas

Xe tăng
Biển số
OF-31455
Ngày cấp bằng
16/3/09
Số km
1,846
Động cơ
496,666 Mã lực
Cụ có tài liệu về súng ngắm và súng lục cho nhà cháu kinh qua với :)
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
PKM với giá 3 chân biên chế trong quân đội ta.

Xạ thủ PKMS nhắm bắn.

PKMS ở Việt Nam thường lắp giá 3 chân. Ảnh: diễn đàn quansuvn
Thông số kỹ thuật PK/PKM/PKMS
Cỡ nòng: 7,62x54R​
Khối lượng: 7,5 kg không đạn​
Dài: 1160 mm​
Chiều dài nòng: 645 mm​
Cơ chế tiếp đạn: Hộp đạn dây 100, 200 hoặc 250 viên​
Tốc độ bắn: 650 viên/phút​
Sơ tốc đầu nòng: 825 m/s​
Tầm bắn hiệu quả: 1.500 m

Thông số kỹ thuật trung liên RPD

Cỡ nòng: 7,62x39mm
Khối lượng: 7,4 kg không đạn
Dài: 1037mm
Chiều dài nòng: 520mm
Cơ chế tiếp đạn: Hộp đạn dây 100 viên
Tốc độ bắn: 650 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng: 735 m/s


Thông số kỹ thuật trung liên RPK

Cỡ nòng: 7,62x39mm
Khối lượng: 4,8 kg không đạn
Dài: 1040 mm
Chiều dài nòng: 590 mm
Cơ chế tiếp đạn: Băng đạn cong 40 viên hoặc băng tròn 75 viên
Tốc độ bắn: 600 viên/phút

Phiên bản Negev Commando của Việt Nam khá đa năng với báng gấp, giá 2 chân tháo được.

Khi cần, Negev có thể lắp băng đạn súng trường, gọn chẳng khác gì một khẩu súng trường tấn công
Thông số kỹ thuật trung liên Negev Commando

Cỡ nòng: 5,56x45mm
Khối lượng: 7kg không đạn - 9,55kg với hộp đạn 150 viên
Dài: 780/680mm (Báng mở/báng gập)
Chiều dài nòng: 330 mm
Cơ chế tiếp đạn: Hộp đạn dây 150 viên hoặc băng đạn 30 viên
Tốc độ bắn: 850-1150 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng: 850m/s
Tầm bắn hiệu quả: 800m
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cụ có tài liệu về súng ngắm và súng lục cho nhà cháu kinh qua với :)
Tạm thời em đưa cho cụ các loại phổ biến nhất hiện nay.
1. Glock-17

Glock-17 là khẩu súng bán tự động được sản xuất bởi công ty Glock GmbH ở Áo. Nó xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 và hiện nay vẫn được ưa chuộng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tốc độ bắn khá nhanh, trọng lượng nhẹ và có khá nhiều đạn trong băng. Phiên bản Glock 17 dùng đạn 9x19mm Parabellum với băng đạn tiêu chuẩn là 17 viên đạn. Khẩu súng ngắn này được sử dụng phổ biến bởi Lực lượng quân đội áo và cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ. Nó còn chiếm đến 65% tổng số thị phần súng lục tại Hoa Kỳ.
2. Smith & Wesson .500 S&W Magnum


Các phiên bản của những khẩu Magnum ở Mỹ hầu hết đều do Smith & Wesson sản xuất. Smith & Wesson .500 S&W Magnum là một khẩu lục ổ quay với 5 buồng đạn. Cỡ đạn 500 S&W có vận tốc cực lớn và động năng lớn. Năng lượng đầu nòng lên đến 3000+ foot-pound ( 4.1kJ) và có sức công phá rất mạnh. Tuy nhiên, phải nói rằng độ giật của nó khá lớn và hoàn toàn không thích hợp với những người mới bắt đầu.

3. FN Herstal FNP-9


FN FNP-9 là một khẩu súng ngắn bán tự động với phần tay cầm được làm từ polymer và hợp kim gia cố. Cò súng được thiết kế khá mềm và rộng. Độ giật cũng không quá lớn và đây được coi là một trong những khẩu súng ngắn dễ sử dụng và hiệu quả nhất. Nó còn có khả năng lưu trữ được 16 viên đạn cỡ 9mm.
4. Beretta 92

Beretta 92 (và các phiên bản cải tiến Beretta 96 và Beretta 98 sản xuất bởi Ý , phiên bản M9 sản xuất bởi Hoa Kỳ, phiên bản PAMAS-G1sản xuất bởi Pháp , cùng tới 5000 phiên bản khác với các cỡ đạn khác) là loại súng ngắn bán tự động tiêu chuẩn của quân đội Ý , Hoa Kỳ và Pháp và một số quân đội các nước trên thế giới. Nó bắt đầu được tung ra thị trường vào những năm 1972 và lần lượt được các quốc gia khác cải tiến và lựa chọn làm vũ khí cho quân đội mình. Loại đạn sử dụng cho Berreta 92 là loại đạn Parabellum cỡ 9x19mm. Điểm nổi bật của Beretta là thanh trượt được thiết kế cho phép người sử dụng bắn liên tục giúp tăng độ chính xác lên mục tiêu ngắm bắn.
5. Walther P99


Walther P99 là một loại súng lục, súng ngắn bán tự động của Đức chế tạo năm 1993 nhưng đến năm 1996 mới thành công, nó là một trong những khẩu súng ngắn nổi tiếng nhất của nước Đức cũng như nhà máy vũ khí Walther, nó được tạo ra nhằm thay thế cho hai khẩu súng ngắn lỗi thời Walther P5 và Walther P88 .
Walther P99 sử dụng 3 loại đạn chính là 9x19mm , .40 S&W và 9x21mm IMI , ngoài ra súng có thể gắn ống giảm thanh và tia laser riêng. Nếu bạn để ý kĩ thì đây chính là khẩu súng ngắn chính thứ hai của chàng điệp viên 007 James Bond .
6. QSZ – 92


Khẩu súng ngắn bán tự động này được sử dụng bởi lực lượng quân đội ở Trung Quốc cách đây hơn 10 năm đến nay. Điểm nổi trội của QSZ -92 là tốc độ viên đạn được bẳn ra khỏi nòng súng lên đến hơn 300 m/s và tầm bắn vào khoảng hơn 50m. Nó được trang bị loại đạn Parabellum 9x19mm
7. Colt M1911


Súng ngắn bán tự động Colt M1911 là một loại súng lục của Mỹ do John Browning thiết kế, sử dụng loại đạn .45 ACP , là súng tiêu chuẩn của quân đội Hoa Kỳ từ năm 1911 đến năm 1985 và hiện này vẫn là một loại vũ khí quân dụng của Hoa Kỳ. Đặc biệt M1911 được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các cuộc chiến tiêu biểu trên thế giới như Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai, chiến tranh Triều Tiên hay chiến tranh Việt Nam..
Nó sử dụng loại đạn .45 ACP, hộp tiếp đạn chứa được 7- 8 viên nhưng có thể nạp thêm một viên lẻ vào buồn đạn. Tầm bắn hiệu quả là 62m, độ chính xác khá cao so với những khẩu súng ngắn cùng loại. Điểm nổi trội của M1911 là lực cản phi thường, nó cỏ thể cản một người nặng gần 80 kg chỉ với một viên đạn. Ngoài ra súng rất dễ lau chùi, bảo quản và có thể bắn được trong những môi trường khắc nghiệt như vùi vào bùn, cát hay nước bẩn chẳng hạn.
8. Mark 23


Cả hai phiên bản Heckler và Koch Mk23 đều có xuất xứ từ Mỹ và Đức. Đây là một khẩu súng ngắn bán tự động được trang bị cả bộ giảm thanh và một thiết bị ngắm bắn laser. Khẩu súng này được sử dụng chủ yếu bởi lực lượng Specical Force của Mỹ bởi độ giật nhỏ và tầm bắn cũng khá hiệu quả lên tới 50m. Nó đã có mặt trên thị trường hơn 20 năm và được trang bị băng đạn 12 viên với loại đạn .45 ACP.
9. HS2000


Khẩu súng này có xuất xứ từ Croatia và hiện tại đang được công ty HS Produkt D.o.o chịu trách nhiệm sản xuất. HS2000 hay còn được gọi là XD là một khẩu súng ngắn bán tự động và có phần báng súng được làm từ chất liệu polymer và hợp kim, là sản phẩm bán chạy nhất của công ty HS. Nó được sử dụng chủ yếu bởi quân đội Croatia và cũng có khá nhiều cơ quan ở Mỹ sử dụng loại súng này. Khẩu súng này sử dụng với khá nhiều loại đạn như Parabellum 9x19mm, .45 ACP, .40 S&W… với độ giật tương đối thấp. Bên cạnh đó, nó cũng được tích hợp chốt an toàn ở phía sau giúp người sử dụng khóa nòng súng một cách hiệu quả.
10. SIG P250


SIG P250 được sản xuất bởi J.P Sauer & Sohn và SIG Sauer, được thiết kế dựa trên ý tưởng của hai công ty đến từ hai quốc gia khác nhau đó là Mỹ và Đức. Đây là một khẩu bán tự động và có thể bắn liên tục 17 viên đạn. Các loại đạn sử dụng ở P250 cũng khá đa dạng đó là .357 SIG, .40 S&W, .45 ACP, 9x19mm Parabellum và .380 ACP
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Trung liên FN Minimi Para (Bỉ)

Minimi Para có thể dễ dàng thay nòng với tay cầm phụ.


Cơ chế lắp băng đạn con 30 viên trên Minimi Para.

Thông số kỹ thuật FN Minimi Para

Cỡ nòng: 5,56x45mm
Khối lượng: 6,56kg không đạn - 9,55kg với hộp đạn 150 viên
Dài: 914/766mm (Báng mở/báng rút)
Chiều dài nòng: 349 mm
Cơ chế tiếp đạn: Hộp đạn dây 200 viên hoặc băng đạn 30 viên
Tốc độ bắn: 850-1150 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng: 866 m/s
Tầm bắn hiệu quả: 1.000 m
 

longhomon

Xe hơi
Biển số
OF-197017
Ngày cấp bằng
3/6/13
Số km
160
Động cơ
326,669 Mã lực

Thông số kỹ thuật trung liên RPD

Cỡ nòng: 7,62x39mm
Khối lượng: 7,4 kg không đạn
Dài: 1037mm
Chiều dài nòng: 520mm
Cơ chế tiếp đạn: Hộp đạn dây 100 viên
Tốc độ bắn: 650 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng: 735 m/s


Thông số kỹ thuật trung liên RPK

Cỡ nòng: 7,62x39mm
Khối lượng: 4,8 kg không đạn
Dài: 1040 mm
Chiều dài nòng: 590 mm
Cơ chế tiếp đạn: Băng đạn cong 40 viên hoặc băng tròn 75 viên
Tốc độ bắn: 600 viên/phút

Phiên bản Negev Commando của Việt Nam khá đa năng với báng gấp, giá 2 chân tháo được.

Khi cần, Negev có thể lắp băng đạn súng trường, gọn chẳng khác gì một khẩu súng trường tấn công
Thông số kỹ thuật trung liên Negev Commando

Cỡ nòng: 5,56x45mm
Khối lượng: 7kg không đạn - 9,55kg với hộp đạn 150 viên
Dài: 780/680mm (Báng mở/báng gập)
Chiều dài nòng: 330 mm
Cơ chế tiếp đạn: Hộp đạn dây 150 viên hoặc băng đạn 30 viên
Tốc độ bắn: 850-1150 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng: 850m/s
Tầm bắn hiệu quả: 800m
Bác sưu tầm kỳ công quá.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Súng tiểu liên MAS-38 do nhà máy vũ khí St Etience của Pháp sản xuất từ năm 1935, chính thức đưa vào trang bị từ 1938. MAS-38 được quân đội viễn chinh Pháp sử dụng phổ biến với số lượng lớn trong giai đoạn đầu chiến tranh xâm lược Đông Dương. Hàng ngàn khẩu bị Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu và được sử dụng trong chiến đấu dưới cái tên “tiểu liên Mát”. MAS-38 dùng cỡ đạn 7,62x20mm, tốc độ bắn 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 50-100m.

Tiểu liên MAT-49 do nhà máy vũ khí Tulle Pháp sản xuất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. MAT-49 bắt đầu được đưa sang Đông Dương trong giai đoạn cuối 1950, đầu 1951 và sau đó dần dần thay thế các loại tiểu liên khác của Anh, Mỹ, Đức để trở thành tiểu liên chủ lực trong quân viễn chinh Pháp. Trong chiến đấu hàng nghìn khẩu MAT-49 (thường được biết đến với tên “tiểu liên Tuyn (Tulle)”) đã bị quân dân Việt Nam tịch thu và cũng nhanh chóng trở thành một trong hai loại tiểu liên chính của bộ đội chủ lực lúc đó.

Tiểu liên Sten do nhà máy vũ khí Enfield (Anh) phát triển và sản xuất ngay trong chiến tranh thế giới 2. Trong giai đoạn đầu chiến tranh xâm lược Đông Dương, quân Pháp tiếp tục sử dụng khá nhiều tiểu liên Sten do Anh cung cấp. Về phía Việt Nam, một số ít Sten được tiếp nhận từ viện trợ của tổ chức tình báo OSS (Mỹ) vào năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu được từ quân Anh, Pháp trong chiến đấu. Sten dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 550 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 150-200m.

Tiểu liên Lanchester do công ty vũ khí Sterling (Anh) phát triển từ năm 1940 để trang bị cho Hải quân Hoàng gia Anh. Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Nam sử dụng một số tiểu liên Lanchester, có lẽ xuất phát từ chiến lợi phẩm thu được hoặc mua qua con đường bí mật từ Thái Lan, Malaysia. Lanchester dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 hoặc 50 viên), tốc độ bắn 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-200m.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Nhà thiết kế John T. Thompson
Năm thiết kế 1917–1919
Nhà sản xuất Auto-Ordnance Company
Birmingham Small Arms
Colt
Savage Arms
Giai đoạn sản xuất 1921–1940
Số lượng chế tạo Khoảng 1,700,000 khẩu.
Các biến thể M1919, M1921, M1928 "Tommy Gun", M1928A1, M1, M1A1, M1927, Thompson Carbine
Thông số kỹ chiến thuật
Khối lượng 10,8 lb (4,9 kg)
(M1928A1)10,6 lb (4,8 kg)
(M1 và M1A1)
Chiều dài 33,5 in (851 mm)
(M1918A1)32 in (813 mm)
(M1/A1)nòng súng bình thường 10,5 in (267 mm)
gắn thiết bị giảm rung 12 in (305 mm)
Đạn .45 ACP.30 Carbine (Thompson Carbine)
Cơ cấu hoạt động Nạp đạn bằng phản lực bắn
Tốc độ bắn 600-1200 m Sơ tốc 280 m/giây .
Cơ cấu nạp Băng đạn thẳng 20 và 30 viên
Băng đạn tròn 50 và 100 viên (phiên bản M1 và M1A1 không thể sử dụng băng đạn tròn)



Nhà thiết kế Geogre Hyde
Năm thiết kế 1942
Nhà sản xuất General Motors và nhiều hãng khác
Giai đoạn sản xuất 1943–1945
Số lượng chế tạo Khoảng 700.000 khẩu
Các biến thể M3A1, PAM1 , PAM2
Thông số kỹ chiến thuật
Khối lượng Phiên bản M3 khi không có đạn: 8.15 lb (3,70 kg)
Phiên bản M3A1 khi không có đạn: 7.95 lb (3,61 kg)
Chiều dài 29.8 in (760 mm) khi báng kéo ra
22.8 in (579,1 mm) khi báng được gấp vào Đạn .45 ACP
9x19mm Parabellum Cơ cấu hoạt động Nạp đạn bằng phản lực bắn
Tốc độ bắn 450 viên/phút Sơ tốc 920 feet/giây (280 m/giây)
Tầm bắn xa nhất 91 m
Cơ cấu nạp Băng đạn 30 viên Ngắm bắn Phần sắt nhô trên thân súng
 
Chỉnh sửa cuối:

tungvanpro

Xe buýt
Biển số
OF-179833
Ngày cấp bằng
3/2/13
Số km
618
Động cơ
342,200 Mã lực
E cũng đã đc thử một số khẩu ( cs 1.6 )
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Tiểu liên Madsen do Đan Mạch thiết kế và chế tạo với nhiều biến thể như kiểu 1946 (M-46), kiểu 1950 (M-50) và kiểu 1953 (M-53). Trong chiến tranh Việt Nam, loại súng này thường được trang bị cho các đơn vị biệt kích của Pháp, Mỹ và Quân đội Sài Gòn. Một số ít đã bị quân dân Việt Nam tịch thu trong chiến đấu và sử dụng lại. Madsen dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 480 phát/phút (hoặc 550 phát/phút với biến thể M-50/M-53), tầm bắn hiệu quả 100m.

Tiểu liên PPSh-41 do Liên Xô phát triển từ năm 1940 và sản xuất hàng loạt từ năm 1942. Trong 5 năm, trên 5 triệu khẩu PPSh-41 được sản xuất và viện trợ rộng rãi cho các quốc gia đồng minh. Từ năm 1951, Việt Nam tiếp nhận những khẩu PPSh-41 đầu tiên là phiên bản kiểu 50 do Trung Quốc sản xuất và loại súng này nhanh chóng trở thành một trong những kiểu tiểu liên chính của bộ đội chủ lực trong kháng chiến chống Pháp dưới tên gọi K50.

Đặc biệt, đầu năm 1962, để phục vụ yêu cầu giữ bí mật nguồn cung cấp vũ khí cho miền Nam, quân giới Việt Nam thay vỏ bọc mới, thay báng gỗ bằng báng rút bằng thép để cải tiến cho K50 có hình dạng tương tự tiểu liên MAT-49 của Pháp. Tính đến năm 1968, trên 10.000 khẩu K50 được cải tiến (thường được phương Tây biết đến dưới cái tên K50M) và đưa vào chi viện cho miền Nam. Súng PPSh-41/K50 dùng cỡ đạn 7,62x25mm, tốc độ bắn 900/700 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-250m.

Tiểu liên PPS-43 do Liên Xô phát triển từ năm 1942 nhằm đáp ứng yêu cầu về một loại tiểu liên gọn nhẹ, rẻ tiền, dễ chế tạo trang bị cho các đơn vị xe tăng, lính dù và trinh sát của Liên Xô. Trong thời gian 1943-1946, trên 2 triệu khẩu được chế tạo, trang bị cho Hồng quân cùng nhiều quốc gia đồng minh của Liên Xô.
Việt Nam được Liên Xô viện trợ số lượng lớn PPS-43 trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và đưa vào sử dụng phổ biến trong giai đoạn trước 1967 dưới tên gọi K43. Loại súng này còn được các lực lượng vũ trang địa phương sử dụng trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Súng dùng cỡ đạn 7,62x25mm (hộp tiếp đạn 35 viên), tốc độ bắn 500-600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 200m.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Tiểu liên MP-38/40 do Đức nghiên cứu phát triển từ những năm 1930 để trang bị cho quân đội nước này dùng phổ biến trong Chiến tranh thế giới 2. Trong giai đoạn đầu chiến tranh xâm lược ở Đông Dương, quân Pháp sử dụng số lượng lớn tiểu liên MP-38/40. Quân dân Việt Nam thu được nhiều khẩu và sử dụng lại trong chiến đấu cho đến tận thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ. Súng dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100m.

Thông số kỹ thuật tiểu liên SA25/SA26 gồm: dùng cỡ đạn 9x19/7,62x25mm; hộp tiếp đạn 24-40 viên đối với SA25 và 32 viên với SA26; tốc độ bắn 650 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100-200m.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Tiểu liên Skorpion kiểu 1961 do Tiệp Khắc nghiên cứu thiết kế từ cuối những năm 1950. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được Tiệp Khắc viện trợ một số tiểu liên Skorpion và chủ yếu trang bị cho các đơn vị đặc công biệt động dưới tên gọi K61. Súng dùng cỡ đạn 7,62x17mm (hộp tiếp đạn 10-20 viên), tốc độ bắn 850 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 25-50m.

Tiểu liên kiểu 63 hay PM-63 do Ba Lan phát triển từ những năm 1950-1960. Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được Ba Lan viện trợ một số tiểu liên PM-63 và chủ yếu trang bị cho các đơn vị đặc công, biệt động dưới tên gọi P63. Súng dùng cỡ đạn 9x18mm, hộp tiếp đạn 15-25 viên, tốc độ bắn 650 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100-150m.

Tiểu liên Type 64 do Trung Quốc phát triển dành cho lực lượng trinh sát, biệt kích. Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam nhận một số lượng nhỏ Type 64 trang bị cho lực lượng công an vũ trang dưới tên gọi K64. Súng dùng cỡ đạn 7,62x25mm, hộp tiếp đạn 30 viên, tốc độ bắn 1.300 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-200m.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Súng ngắn Tokarev




B]Súng ngắn Tokarev TT kiểu .1933.[/B]



Biểu đồ mặt cắt của súng TT-33.

Ổ đạn: 7.62x25mm TT ( súng Môze 7.63 mm)
Kiểu: Súng đơn
Nặng: 910 g
Chiều dài thân súng: 116 mm
Ổ chứa: 8 viên
Súng ngắn Korovin TK




Khẩu Korovin TK


Kiểu: Bán tự động
Đường kính nòng súng: 6.35x16SR Browning / .25ACP
Trọng lượng rỗng: 423 g
Chiều dài súng: 127 mm
Chiều dài nòng súng: 68 mm
Ổ chứa: 8 viên.

Súng ngắn Nagant 1895



Súng lục ổ quay Nagant sản xuất tại Nga (vào khoảng 1925)

Đạn: 7.62mm Nagant
Trọng lượng rỗng: 750 g
Chiều dài: 230 mm
Chiều dài nòng súng: 114 mm
Ổ đạn: 7 viên
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Súng ngắn Stechkin APS (Liên Xô)



Súng ngắn Stechkin APS.


Súng APS cùng với bao súng


Bản vẽ mặt cắt của súng ngắn Stechkin APS


Thể loại: tự nạp đạn.
Cỡ nòng: 9x18 mm PM
Trọng lượng: 1020 g không có đạn; 1220 g cùng với 20 viên đạn.
Chiều dài nòng súng: 140 mm
Ổ đạn: 20 viên.
Tốc độ bắn: 600 viên một phút.

Súng ngắn PSM của Liên Xô



Súng ngắn PSM kiểu ban đầu với tấm ốp báng súng bằng nhôm


Súng ngắn PSM tháo từng phần


IZh-75, một loại súng PSM xuất khẩu với tấm ốp báng súng làm bằng nhựa

Cỡ nòng: 5,45x18 mm
Chiều dài toàn bộ: 155 mm
Chiều dài nòng súng: 85 mm
Trọng lượng: 460g không đạn
Ổ đạn: 8 viên
 

DODuySon

Xe điện
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
2,293
Động cơ
379,453 Mã lực
Có thể mua một khẩu đựoc k hả pháo?:D
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,017
Động cơ
993,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ chủ thớt tìm hiểu xem khẩu bạc-khoọc mà khựa hay dùng là xuất xứ từ đâu?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top