[Funland] Các loại Fighter-Bomber, Ground Attack trên thế giới

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
bác ý lại lấy F-111 so với Su-25 thật ạ ?
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Không có choá thì bắt mèo ăn ...thôi. Nếu nhìu xìn thì mua hàng Mỹ A10, F16 là ngon nhứt thui...
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
F-16 rẻ mà bác ơi dòng A/B như của thằng Đài và hàn hay xài có hơn chục triệu 1 cái
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sức mạnh tiêm kích "Cuồng phong" Panavia Tornado

Dù Panavia Tornado có chuyến bay đầu vào năm 1974, nhưng hiện tại vẫn được xem là một trong những loại chiến đấu cơ quan trọng nhất của các nước châu Âu.


Máy bay phản lực tấn công, đánh chặn Panavia Tornado là sản phẩm công nghệ quốc phòng của tập đoàn liên doanh đa quốc gia Panavia gồm Anh (British Aerospace), Tây Đức (MBB) và Italy (Alenia Aeronautica).

Có nhiều phiên bản Panavia Tornado khác nhau đã được nghiên cứu và sản xuất như Tornado Panavia tấn công, trinh sát, khống chế đường không… Đây là loại máy đã đóng một vai trò chủ đạo trong các chiến dịch tấn công quân sự của NATO trong 3 cuộc chiến tranh Bosnia, Nam Tư và Iraq.

Mẫu Panavia Tornado đầu tiên được tiến hành thử nghiệm vào năm 1974. Năm 1979, việc sản xuất và đưa vào trang bị hàng loạt máy bay chiến đấu Panavia Tornado chính thức được bắt đầu.

Tiêm kích Panavia Tornado được thiết kế có 2 chỗ ngồi.

Các thông số kỹ thuật: Sải cánh: 13.91 m; Chiều dài: 16.72 m; Chiều cao: 5.95 m; Trọng lượng rỗng: 13.890 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 28.000 kg.

Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa: 2.417 km/h; Trần bay: 15.240 m; Phạm vị hoạt động: 3.890 km với bốn thùng dầu phụ.

Vũ khí mang theo bao gồm: 2 pháo 27 mm Mauser BK-27. Trọng lượng vũ khí lên tới 9.000 kg bao gồm bom và tên lửa các loại. Và được trang bị 7 móc treo vũ khí bên ngoài.

Theo số liệu của Flightglobal MiliCas thì hiện Không quân Ý có trong trang bị 54 chiếc Tornado phiên bản IDS, 8 máy bay tác chiến- huấn luyện và 16 chiếc Tornado tác chiến điện tử ECR.

Các máy bay tiêm kích Tornado của Ý đã được bắt đầu hiện đại hóa từ những năm 2000. Đã có 18 chiếc được hiện đại hóa vào năm 2008. Đến tháng 12 năm 2010 chiếc đầu tiên trong giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa (gồm 15 chiếc) đã được bàn giao cho Không quân Ý.

Cũng vào tháng 11 năm 2010 Tập đoàn BAE Systems của Anh đã nhận được một hợp đồng hiện đại hóa thêm 25 chiếc Tornado nữa.

Các máy bay Tornado của Ý sau khi được hiện đại hóa được trang bị thêm hệ thống nhìn đêm, các tổ hợp dẫn đường bổ sung và thiết bị điện tử hiện đại khác.

Tiêm kích Panavia Tornado hiện có trong trang bị của Không quân Đức, Ý, Anh và Ả-rập Xê-út. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Bộ quốc phòng Anh đã có ý định thanh lý loại máy bay này để mua các máy bay Eurofighter Typhoon và F-35 Lightning II.


I-ta-li-a tiếp nhận chiếc Tornado ECR nâng cấp đầu tiên

QĐND - Thứ Năm, 16/05/2013, 16:6 (GMT+7)
QĐND Online - Không quân I-ta-li-a đã tiếp nhận “Cuồng phong” Tornado ECR MLU đầu tiên. Đây là phiên bản nâng cấp của mẫu máy bay Tornado ECR (tác chiến điện tử/trinh sát) đang được Không quân nước này sử dụng rộng rãi.
Mẫu máy bay nâng cấp này là sản phẩm hợp tác của các hãng Alenia Aermacchi, BAE Systems và Cassidian, trong đó, Alenia Aermacchi là công ty phụ trách vấn đề kỹ thuật cũng như chịu trách nhiệm về chương trình nâng cấp. Hiện nay, hãng này đang trong quá trình cải tiến các hệ thống, trong đó có các hệ thống điện tử của 15 chiếc Tornado ECR.
Chức năng chính của máy bay Tornado ECR MLU là khoanh vùng và tiêu diệt các ra-đa phòng không của đối phương bằng tên lửa được phối thuộc.
Nội dung của chương trình nâng cấp máy bay này là bổ sung thêm các tính năng và một số hệ thống phụ cũng như điều chỉnh các hệ thống sẵn có, các thiết bị điện tử và phần mềm thực hiện nhiệm vụ.
Tornado ECR MLU có nhiều cải tiến đáng kể so với đời trước. Ảnh: airliners.net Tornado ECR MLU được tích hợp hệ thống định vị toàn cầu IN-GPS, với một tổ hợp thu tín hiệu đa chế độ (MMR) hỗ trợ khả năng tiếp cận và hạ cánh trong điều kiện tầm nhìn bằng không.
Hệ thống thông tin liên lạc và nhận dạng mới của máy bay đáp ứng các tiêu chuẩn mới nhất về an toàn liên lạc, thể hiện được khả năng truyền-nhận dữ liệu thông qua hệ thống truyền tin đa năng (MIDS) Data-Link, tích hợp các chức năng định vị của Tổ hợp định vị chiến thuật đường không (TACAN), giúp phi công xác định phương hướng và khoảng cách đến điểm hạ cánh.
Buồng của phi công và hoa tiêu đều được trang bị bộ màn hình hiển thị đa năng mới nhằm cải thiện giao diện tương tác người-máy và giảm bớt khối lượng công việc cho tổ lái; buồng hoa tiêu được trang bị các màn hình màu tinh thể lỏng TVTAB mới để thay thế màn hình đơn sắc cũ; hệ thống chiếu sáng trong và ngoài tương thích với kính nhìn đêm.
Khả năng trinh sát điện tử, một trong những chức năng quan trọng của Tornado ECR, cũng đã được cải thiện với nhiều chức năng mới như nhận dạng và định vị mối đe dọa bằng Tổ hợp định vị nguồn phát (ELS). Phần mềm mới cho phép máy bay tích hợp thêm các cảm biến mới, các hệ thống điện tử và một phiên bản tên lửa chống bức xạ tốc độ cao (HARM) mới. Bên cạnh đó, máy bay cũng có khả năng ném loại bom thông minh JDAM (là loại bom dẫn đường bằng GPS, có gắn bộ điều khiển quỹ đạo ở đuôi).
Trang bị động cơ phản lực (kiểu Turbine cánh quạt đẩy có buồng đốt lần hai) Turbo-Union RB199-34R Mk 103, Tornado ECR đạt tốc độ tối đa Mach 2,34 (2.417,6km/h), trần bay 15,2km, tầm bay chiến đấu 1.390km và có thể lên đến 3.890km với bốn thùng dầu phụ bên ngoài.
Vũ khí chính của máy bay gồm 2 pháo 27mm Mauser BK-27 với 180 viên đạn mỗi khẩu, 8 mấu cứng ngoài cho phép mang 9.000kg vũ khí gồm bom và tên lửa như AIM-9 Sidewinder, AIM-132 ASRAAM, Wasp ASM, Kormoran, BAe Sea Eagle, AGM-65 Maverick ASM, B61 và WE177...


Máy bay tiêm kích RAF Tornado bắn tan xe tăng Libya




TPO - Trong một video mới công bố, máy bay tiêm kích RAF Tornado của quân đội Hoàng gia Anh đã bắn tên lửa làm nổ tung hai chiếc xe tăng của lực lượng Gaddafi bên ngoài thị trấn Ajdabiya.
Đây một trong số 70 phi vụ mà máy bay của quân đội Hoàng gia Anh thực hiện kể từ khi Liên Hợp Quốc thiết lập vùng cấm bay ở Libya. Những chiếc máy bay tiêm kích RAF Tornado GR4 đã bắn tên lửa vào 4 xe tăng của lực lượng quân đội Gaddafi, biến chúng thành những quả cầu lửa.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam Fox cho biết những chiếc xe bọc thép này đã đe dọa dân thường.


http://www.tienphong.vn/the-gioi/532465/May-bay-tiem-kich-RAF-Tornado-ban-tan-xe-tang-Libya-tpod.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-39 trở thành siêu cường kích số 1 thế giới

Thứ hai 07/01/2013 08:24
ANTĐ - Từ khi Su-25 ra đời, Tập đoàn Sukhoi đã liên tục cải tiến Su-25 thành những phiên bản khác nhau, năm 1984 họ đã cho ra mắt phiên bản cường kích chống tăng Su-25T, sau đó là phiên bản Su-25UB và sau đó là Su-25 TM tức là Su-39.

Máy bay cường kích Su-39 “Frogfoot” là sản phẩm của Tập đoàn công nghiệp hàng không Sukhoi (nguyên là Cục thiết kế Sukhoi thuộc Liên Xô cũ) chế tạo trên cơ sở khung sườn của máy bay cường kích Su-25 “Frogfoot” nhưng với trình độ công nghệ cao hơn rất nhiều. Ban đầu nó được đặt tên là Su-25TM nhưng đến năm 1995, sau một số cải tiến, nâng cấp về động cơ và hệ thống vũ khí hiện đại hơn hẳn thì nó được đổi tên thành Su-39 và đưa vào phục vụ trong lực lượng không quân Nga bắt đầu từ năm 1996.
Su-39 có chiều dài 15,53, sải cánh 14,52m, cao 5,2m, trọng lượng không tải 10,6 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 21,5 tấn, trọng lượng cất cánh thông thường là 16,75 tấn, nó có thể mang tải trọng vũ khí hơn 6 tấn và lượng dầu 4,89 tấn. Su-39 sử dụng 2 động cơ Tumansky R-195 (turbojets) có lực đẩy mỗi động cơ 4500 kg được chế tạo trên cơ sở động cơ R-195 của Su-25, vận tốc bay tuần cận âm 950 km/h, tăng tốc tối đa đoạn ngắn lên 1,2 Mach, độ cao tác chiến 10km, phạm vi tác chiến 2500 km với bán kính hoạt động 900-1000 km.

Su-39 “Frogfoot” là sản phẩm của Tập đoàn công nghiệp hàng không Sukhoi

Điểm nổi bật nhất của Su-39 là hệ thống vũ khí cực kỳ hoàn thiện với 11 điểm treo vũ khí, bao gồm vũ khí không đối không, tên lửa không đối đất, không đối hải và cả chống radar. Su-39 được lắp đặt pháo 30mm kiểu GSH-30-2 (200 viên đạn) và hệ thống điều khiển pháo NPPU, lắp đặt ở phía đuôi máy bay.
Về vũ khí không đối không, Su-39 được trang bị các loại tên lửa đối không tầm gần R-60T/M/MK (phiên hiệu NATO là AA-8 “Aphid”) và R73 (AA-11 “Archer”), tên lửa không đối không tầm trung R-27 (AA-10 “Alamo”) và R-77 RVV-AE (AA-12 “Adder”).
Về bom tấn công mặt đất, ngoài các loại bom không điều khiển của Su-25, Su-39 còn được trang bị các loại bom 100 và 500kg, bao gồm: bom phi động lực 100kg lắp đặt trên nhiều loại giá vũ khí khác nhau, 8 quả bom chùm (bom bi) KMGU, 2-4 quả bom điều khiển laser và vô tuyến KAB-500KR/L.
S-39 được trang bị hàng loạt loại vũ khí tấn công đối đất/đối hải, bao gồm: rocket phi động lực cỡ lớn S-24, S-25L với hệ thống dẫn phóng B-8 và B-13; tên lửa đối đất điều khiển bằng laser bán chủ động Kh-25 ML/MR/T (AS-10A/B/C Karen); Kh-29T/L/ML (AS-14 Kedge).

Jaguars còn kém Su-39 rất xa

Mặc dù các loại tên lửa Kh-25 và Kh-29 đều có thể sử dụng trong nhiệm vụ đối hạm và đối đất nhưng Su-39 vẫn được trang bị thêm loại tên lửa hành trình đối hạm chuyên dụng Kh-35 Uran (AS-20 Kayak) và loại tên lửa đối đất được mệnh danh là “vũ khí tấn công ngoài khu vực phòng không” Kh-59MK (AS-18 Kazoo) có tầm bắn 285km.
Ngoài ra, Su-39 còn được trang bị một loại vũ khí chuyên dụng chống radar là Kh-31P/A (AS-17 Krypton) có tầm bắn trên 100km, khi cần tập trung đánh phá các trận địa radar phòng không nó cũng có thể thay thế Kh-29T/L/ML bằng phiên bản chống radar Kh-29MK. Đặc biệt là Su-39 còn được trang bị 16 quả tên lửa chống tăng AT-16 Vihr, có khả năng bắn cháy tất cả các loại xe tăng hạng nặng.
Với các loại vũ khí tấn công này, Su-39 vừa có thể thực hành không kích như các loại tiêm kích đánh chặn, đồng thời cũng có khả năng tấn công trên biển cực mạnh, đặc biệt là khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất đa dạng như: tăng - thiết giáp, xe chiến đấu bộ binh, trận địa tên lửa, công sự kiên cố, sân bay, cầu đường và cả bộ binh địch. Đánh giá riêng về hỏa lực thì Su-39 đứng đầu trong số các máy bay cường kích trên thế giới hiện nay, nhưng nó cũng có một số điểm yếu, đặc biệt là tốc độ thấp, trần bay hạn chế và bán kính tác chiến ngắn.

Su-39 vượt trội so với Tornado của Italia
Để khắc phục những điểm yếu này, hiện Nga đang triển khai nghiên cứu, chế tạo một phiên bản Su-39 mới được xếp vào thế hệ 4+. Phiên bản mới này có kích thước lớn hơn Su-39 (21,9m x 14,7m x 5,9m), trọng lượng cất cánh tối đa 33,6 tấn, thông thường là 25 tấn, ngoài ra, tất cả các tính năng khác đều vượt trội thế hệ cũ. Tốc độ của phiên bản mới được nâng cao gấp bội khi nó sử dụng 2 động cơ thế hệ AL-35F với lực đẩy của mỗi động cơ là 13.600 kg, cho phép máy bay đạt tốc độ 2550 km/h, tầm bay 4100 km, bán kính tác chiến 1800 km, độ cao bay tối đa 18 km, trọng lượng vũ khí cũng được nâng lên. Ngoài ra, Nga cũng triển khai chế tạo một loại tên lửa không đối đất cực kỳ lợi hại, dẫn đường bằng ảnh hồng ngoại để lắp đặt trên phiên bản mới này.
Nhìn tổng thể, những tham số kỹ thuật này cũng không quá vượt trội các loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 hiện nay, nhưng so với các loại máy bay cường kích thì nó đã nhỉnh hơn 1 chút so với máy bay cường kích siêu âm mới cải tiến trên cơ sở A-10C của Mỹ và vượt rất xa các loại máy bay cường kích khác như máy bay cường kích tốc độ dưới âm Q-5E của Trung Quốc và các loại cường kích bằng và siêu âm như: Harrier-II, Jaguars, Tornado GRs của các nước châu Âu.

Phiên bản nâng cấp mới nhất từ A-10C của Mỹ cũng không phải đối thủ của Su-39
Có thể nói, sau khi khắc phục triệt để những hạn chế về động cơ để nâng cao tốc độ, phạm vi tác chiến và độ cao bay, các tham số kỹ thuật của phiên bản Su-39 cải tiến đã sánh ngang với các loại tiêm kích đa năng hàng đầu trên thế giới hiện nay nhưng hơn hẳn về khả năng tấn công đa dạng, đặc biệt là vượt trội về khả năng tấn công mặt đất để trở thành một “siêu cường kích đa năng” số 1 thế giới.


Trong khi đó.....

“Lợn lòi” A-10 của Mỹ vẫn còn đất diễn

(ĐVO)- Mỹ đang ồ ạt phát triển các loại vũ khí hiện đại, trong đó có máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, vai trò của loại máy bay cường kích A-10 với biệt danh “Lợn lòi” hiện vẫn được khẳng định trên chiến trường.


A-10 là loại máy bay cường kích được Mỹ chế tạo trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh với mục đích đối phó lực lượng lục quân của Liên Xô ở châu Âu, đặc biệt là các loại xe tăng. Một cuộc chiến với Liên Xô trên thực tế đã không xảy ra, song A-10 đã trở thành loại máy bay chiến đấu nguy hiểm bậc nhất trong các cuộc chiến sau đó, như thời kỳ đầu của cuộc chiến ở Kuwait năm 1991, và các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq.
Máy bay cường kích A-10 với biệt danh "Lợn lòi" của Mỹ
Trong những năm gần đây, A-10 là loại máy bay được sử dụng phổ biến để yểm trợ cho lực lượng mặt đất tại chiến trường Afghanistan. Tình hình này cũng diễn ra tương tự tại Iraq.
Quân đội các nước đều đánh giá cao khả năng tác chiến tuyệt vời của A-10 vốn được sản xuất từ những năm 1970 và bị Không quân Mỹ “lạnh nhạt”. Hai năm trước, Không quân Mỹ tuyên bố sẽ loại khỏi biên chế 102 chiếc A-10 và chỉ để lại 243 chiếc.

Tuy nhiên, Mỹ cũng đang đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa A-10 lên phiên bản A-10C. Những chiếc A-10 nâng cấp theo kế hoạch sẽ phục vụ tới năm 2028 với nhiệm vụ thực hiện các đòn tấn công chính xác cao. Như vậy, phần lớn những chiếc A-10C của Mỹ đều có thời hạn phục vụ trên 40 năm với hơn 16.000 giờ bay.
Một chiếc A-10C của Mỹ
Quá trình nâng cấp những chiếc A-10 của Mỹ mất khoảng 5 năm. Phiên bản nâng cấp sẽ được trang bị hệ thống điện tử mới cùng cải tiến về động cơ. A-10C sẽ cho phép phi công dẫn bắn và điều khiển hỏa lực tương tự như những chiếc tiêm kích hiện đại. Buồng lái mới của A-10C được trang bị toàn bộ màn hình hiển thị màu với các bộ phận điều khiển đơn giản hơn.

Thiết kế cơ bản của A-10 thuộc về những năm 1960 nhưng có những bổ sung cực kỳ ấn tượng so với kỹ thuật cùng thời. A-10 có hệ thống liên lạc tiên tiến cho phép phi công trao đổi thông tin ảnh và video với các lực lượng mặt đất.
Phi công trên A-10 cũng có thể truy cập hệ thống theo dõi tình hình quân “mình” và quan sát trên màn hình vị trí lực lượng “bạn” trong khi có thể sử dụng loại vũ khí lợi hại là pháo 30 mm khi bay thấp. Mỹ hiện đã trang bị cho A-10 các loại bom thông minh giúp tăng khả năng yểm trợ hỏa lực của máy bay.
A-10 hiện vẫ là máy bay chiến đấu chủ lực của Mỹ tại Afghanistan
Những năm qua, A-10 được Mỹ sử dụng phổ biến tại chiến trường Afghanistan và được đặt biệt danh là “Lợn lòi”. Mỗi phi đội A-10 của Mỹ tại chiến trường này có 13 chiếc cùng 18 phi công. Thời gian bay trung bình của mỗi phi công lái A-10 của Mỹ ở Afghanistan đạt gần 100 giờ mỗi tháng. Tính trung bình, mỗi phi công A-10 cất cánh 5 lần mỗi tháng và mỗi lần kéo dài hơn 5 tiếng.

Một trong những lý do khiến A-10 phù hợp với chiến trường Afghanistan là khả năng bay thấp với tốc độ chậm cùng vỏ giáp có khả năng chống được các loại vũ khí bộ binh cỡ nòng nhỏ. Lực lượng bộ binh Mỹ cũng tỏ ra tin tưởng A-10 hơn F-16 trong các nhiệm vụ yểm trợ đường không.

Một chiếc A-10 của Mỹ bị dính đạn song vẫn sống sót quay trở về căn cứ trong cuộc chiến Iraq năm 2003
Máy bay cường kích A-10 của Mỹ có một chỗ ngồi, nặng 23 tấn. Máy bay được trang bị 2 động cơ với vũ khí chính là pháo nhiều nòng 30 mm (GAU-8 Avenger). Nhiệm vụ hàng đầu của A-10 khi được thiết kế là tiêu diệt các loại xe tăng của Liên Xô với các loại đạn xuyên giáp. Hiện nay, các máy bay A-10 của Mỹ chủ yếu được trang bị các loại đạn nổ phá cho pháo 1174 30 mm.

Ngoài pháo 30 mm, A-10 có thể mang theo tới 7 tấn bom và tên lửa, trong số đó hiện có các loại bom thông minh được dẫn đường bằng laser và GPS và tên lửa Maverick. Máy bay có thể được trang bị bổ sung thiết bị trinh sát và chỉ thị mục tiêu với camera có độ phân giải cao giúp phi công theo dõi hoạt động của đối phương cả ban ngày và ban đêm.
Tốc độ hành trình của A-10 là 560 km/h, song trên thực tế chúng có thể tuần tra với tốc độ 230 km/h. Tại Afghanistan, Mỹ thường trang bị thêm cho A-10 2 thùng nhiên liệu phụ nhằm tăng thời gian bay.

Giới chuyên gia nhận định, nếu như xảy ra một cuộc chiến nào đó tại bất kỳ khu vực nào trên thế giới (như Triều Tiên hay Iran) thì A-10 sẽ tiếp tục trở thành một trong những loại máy bay được Mỹ sử dụng phổ biến.
 
Chỉnh sửa cuối:

kaka07

Xe máy
Biển số
OF-342625
Ngày cấp bằng
13/11/14
Số km
98
Động cơ
274,070 Mã lực
mình thỉ chỉ thik A-10 thunderbolt thôi nhìn ngầu phết


mà thời buổi giờ chúi đầu bắn pháo chắc làm bia cho PK quá, gặp mấy dàn Pantsir chắc khóc thét
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
mình thỉ chỉ thik A-10 thunderbolt thôi nhìn ngầu phết


mà thời buổi giờ chúi đầu bắn pháo chắc làm bia cho PK quá, gặp mấy dàn Pantsir chắc khóc thét
A 10 gặp SU 25 dogfight thì thằng nào thắng, các cụ cho ý kiến ???
 

kaka07

Xe máy
Biển số
OF-342625
Ngày cấp bằng
13/11/14
Số km
98
Động cơ
274,070 Mã lực
gửi mấy bạn hình high res của F-15E thả bomb GBU-28

 
Chỉnh sửa cuối:

trungvic1

Xe máy
Biển số
OF-349098
Ngày cấp bằng
2/1/15
Số km
75
Động cơ
268,850 Mã lực
Website
bephuuthang.vn
su-3X bh đang khá là khủng r... mấy con này hạng nặng th.. trang bị được nhiều vũ khí hơn..
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top