Cụ này trích dẫn luật mà chẳng chịu đọc kỹ gì cả.Mục 2 nó lù lù ra thì ko đọc lại đi đọc mục 1. Mà cụ nói CÓ THỂ HIỂU là ko được. Đây là văn bản hành chính,VBQPPL chứ có phải tác phẩm văn học đâu mà mỗi ngườ hiểu một kiểu.Trong luật chỉ : PHẢI ĐƯỢC HIỂU chứ ko có CÓ THỂ HIỂU.Nhưng thật tiếc là nhiều Bộ ngành ở VN toàn ra những văn bản khó hiểu không thống nhất.Thay vì dùng từ ÔTÔ TẢI hay ÔTÔ CHỞ HÀNG nó lại nhét từ ÔTÔ VẬN TẢI gây tranh cãi vì chữ TẢI khác với VẬN TẢI cụ nhé.
Cảm ơn cụ đã góp ý. Nếu văn bản rõ ràng và thống nhất thì sẽ ko phải dùng CÓ THỂ HIỂU
Cụ nói đúng, chữ TẢI khác với VẬN TẢI. Nếu văn bản này dùng từ Ô TÔ TẢI thì sẽ không thống nhất với định nghĩa của Bộ GTVT về Ô TÔ TẢI.
Vì dùng từ Ô TÔ VẬN TẢI nên em mới bảo áp dụng cho tất cả các loại ô tô thông thường, lý do:
"LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
17. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
26. Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền.
30. Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ."
Kết hợp với điều 64, mục 1 chương VI như đã trích dẫn ở trên thì
Ô TÔ VẬN TẢI gồm: ô tô con, ô tô tải, ô tô khách (bao gồm cả xe buýt) không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải
Ý cụ " Mục 2 nó lù lù ra" là như nào? Mong cụ giải thích