busycat555 nói:
xin lỗi các bác VNPT, vào thời điểm này chắc do ít user nên em thấy EVN ngon cực, em vứt con cđ ko dây lên xe, l
ên tận LSơn gọi phe phé, vưỡn cước cđ HN, internet 19,2 KB/s chả hiẻu sao em thấy nhanh , các nhu cầu tối thiểu để dùng internet khi đi trên đường như web, câu vodka, check mail, chat hoặc cứu net đều ngon , nói chung vào thời điểm này ko có gì phải phàn nàn, để trên xe chả khác dek gì limo
Cái này hơi vô lý nhỉ, em thấy có thông tin thế này rồi mà :
Chấm dứt gọi liên tỉnh dịch vụ E-Phone của EVNTelecom!
19:33' 14/07/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) Thông tin mới nhất về việc cung cấp dịch vụ E-Phone sai quy định: Bộ Bưu chính viễn thông đã yêu cầu EVNTelecom chấm dứt roaming liên tỉnh, chỉ được cung cấp dịch vụ nội tỉnh.
>> E-Com bị "chặn" SMS vì phủ sóng quá mức cho phép?
>> VNPT mở thêm 8 luồng E1 với EVN, giảm cước thuê kênh
Hiện tại Thuê bao cố định có đầu cuối di động (E-phone) của EVN Telecom có đầu số cố định, phạm vi hoạt động trong địa bàn nội tỉnh, có giá cước nội tỉnh, nhưng khi di chuyển sang các tỉnh cùng khu vực lại... vẫn gọi được và "có tính chất của thuê bao di động toàn quốc".
Điều này vi phạm Giấy phép hoạt động và các quy định của Bộ BCVT, không tuân thủ Thỏa thuận kết nối giữa EVN Telecom với các doanh nghiệp viễn thông khác, gây ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho công tác tính cước khách hàng, và cước kết nối.
Dịch vụ E-Phone được ghi rõ trên website của EVN Telecom là dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh, nhưng lại phủ sóng liên tỉnh.
Loại dịch vụ có cước ''phá giá'' để... câu khách?
Ông Nguyễn Mạnh Bằng, Giám đốc EVN Telecom cho biết, vì đây là lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện công nghệ mới, nên EVN muốn cung cấp E-Phone giá rẻ hơn để hút khách! Dịch vụ này có thể ví nôm na là ''già Cityphone, non di động'' với giá cước cao hơn dịch vụ di động nội vùng Cityphone nhưng lại thấp hơn cước của các mạng di động GSM, CDMA hiện tại.
Lý do để E-Phone được ''tung tăng'' phủ sóng đường dài là do EVN đưa ra dịch vụ mới tinh, chưa hề có "định nghĩa" từ Bộ BCVT và các doanh nghiệp viễn thông khác, nên cũng không thể so sánh với Cityphone(?). Theo EVN, E-Phone được hiểu là ''dịch vụ di động trong vùng có giới hạn''.
Vì là doanh nghiệp mới ra đời, để cạnh tranh, EVNTelecom cho rằng, chỉ bằng việc hạ giá cước theo kiểu ''phá giá'' so với các doanh nghiệp khác thì mới đủ sức cạnh tranh. Với lý do đó, đến thời điểm này, sau gần 1 năm triển khai dịch vụ, EVNTelecom vẫn chưa xin phép Bộ BCVT và đăng ký dịch vụ của mình (EVNTelecom mới đăng ký với Bộ đây là "dịch vụ di động nội hạt").
Lý giải dưới góc độ kỹ thuật viễn thông, ông Bằng cũng cho hay, về dịch vụ E-Phone, vì áp dụng công nghệ mới, vốn đầu tư hạ tầng thấp, chi phí giảm hơn hẳn với các mạng điện thoại khác, nên ''chúng tôi ưu đãi cho khách hàng được gọi liên tỉnh".
Còn đối với dịch vụ E-Com - điện thoại cố định không dây, thuê bao khi di chuyển máy từ huyện này sang huyện khác, thậm chí đi sang tỉnh khác cũng gọi được (xảy ra ở Bưu điện các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc). Thực tế cho thấy, người sử dụng có thể mua thiết bị với mã số 21xxxx (mã E-com ở Bắc Ninh), mang về Hà Nội rồi gọi sang Bắc Ninh mà vẫn tính cước nội hạt. Vì việc này, cách đây không lâu, EVN Telecom cũng đã ký biên bản xác nhận là sai với thỏa thuận kết nối với VNPT.
Lý do là vùng giao sóng của trạm BTS khiến người sử dụng có thể ung dung cầm máy cố định gọi giữa các vùng. Nhưng nếu chỉ viện vào lý do kỹ thuật thì giải thích này không đủ sức thuyết phục! Trong khi, rõ ràng là nhà cung cấp dịch vụ, EVN hoàn toàn có thể điều chỉnh hạ tầng kỹ thuật của mình.
Trả lời về vấn đề này, lãnh đạo EVN Telecom xác nhận: ''do chúng tôi khai phá dịch vụ mới trên công nghệ CDMA đầu tiên tại Việt Nam, nên sẽ chưa có tiền lệ. Vì vậy, chúng tôi buộc phải phá rào, và cung cấp dịch vụ trước khi báo cáo lên Bộ''.
Mặt khác, trong thỏa thuận kết nối với các doanh nghiệp viễn thông là VNPT, Viettel và SPT, EVNTelecom mới chỉ đăng ký là kết nối nội hạt, nhưng phần cước kết nối liên tỉnh thì hoàn toàn không được trả cho phía VNPT. "Bào chữa" cho việc vi phạm thỏa thuận kết nối này, EVN cho rằng, phần định tuyến cuộc gọi liên tỉnh hoàn toàn do EVN chịu cước với khách hàng, nên... không thể mất cước kết nối! (?).
Phán quyết từ phía Bộ chủ quản
Trả lời về phương án xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với dịch vụ E-Phone, ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ BCVT cho biết, trong chiều nay (14/7), Bộ BCVT đã quyết định chấm dứt việc gọi liên tỉnh của dịch vụ này, theo đúng giấy phép và đăng ký dịch vụ cấp cho EVNTelecom. Dịch vụ E-Phone chỉ được gọi nội tỉnh, theo đúng như quy định đối với di động vô tuyến nội thị (tương đương như dịch vụ Cityphone). Với việc này, EVN vừa không thu được cước liên tỉnh của khách hàng, VNPT vừa không thu được kết nối của EVN.
Về những kiến nghị của EVN, Bộ BCVT có ý kiến: Cách thứ nhất, chuyển E-Phone thành dịch vụ di động toàn quốc với đầu 096 và đề nghị EVN đề xuất giá cước, tính năng dịch vụ, quy định gọi đi được tỉnh nào. Cách thứ hai là, nếu DN đề xuất 1 loại hình dịch vụ mới không phải di động, cũng không phải cố định thì phải có đề án rõ: tính năng dịch vụ là gì, phương án đánh số ra sao, giá cước thế nào, định nghĩa rõ cụm tỉnh, thành phố...
Bộ BCVT cũng yêu cầu EVN nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả trước ngày 10/8 và chấm dứt việc cung cấp dịch vụ này