[Funland] Các gói điện mặt trời áp mái cơ bản

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
14,211
Động cơ
540,914 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nói rõ hơn chỗ công tơ 2 chiều và bán lại cho EVN như nào được không cụ ơi?
Công tơ 2 chiều là cái công tơ có 2 đầu vào 1 đầu ra.
- Đầu ra gắn vào điện lưới gia đình giống công tơ bình thường.
- Đầu vào từ điện lưới cũng giống công tơ bình thường nốt.
- Đầu vào từ hệ thống điện mặt trời trên mái hòa vào mạng điện.
Như vậy thiết bị trong nhà cụ xài bình thường, đủ dòng đủ áp vì bản chất là đang xài điện lưới. Chừng nào hệ thống điện mặt trời tạo ra lượng điện > thiết bị đang dùng trong nhà thì điện được tính là đẩy lên bán cho EVN. Còn nếu điện mặt trời < thiết bị trong nhà thì công tơ chạy bù vào số thiếu đó.
Như vậy cụ không cần pin/ắc-quy cho hệ thống, nhưng nếu mất điện lưới thì đồng nghĩa cái hệ thống điện mặt trời của cụ vô dụng luôn :D nhưng nói chung mấy khi mất điện lưới đâu. Thoải mái đê.
Mỗi cái hiện tại chỉ có miền nam là đủ nắng để xài, miền trung gắn thêm cứ cho nó là 1 hệ thống chống nóng (tác dụng phụ) kể cũng tàm tạm, miền bắc thì lỗ sặc tiết vì không có nắng. Hệ thống chỉ hiệu quả khi tự lắp hoặc cty nào ăn lời ít, giá rẻ, nắng nhiều, EVN mua điện đầy đủ, nhà xài điện ban ngày là chủ yếu và > tổng lượng điện mặt trời, hệ thống tầm 10kw trở lên -> tạm có hiệu quả.
Còn lại cứ gọi là em yêu khoa học cho vui thôi.
 

ms0910

Xe tăng
Biển số
OF-112960
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
1,618
Động cơ
401,920 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Sa - Trường Sa
Năm trước làm nhà,em cũng tính lắp món này,sau được tư vấn không nên vì miền bắc tỷ lệ ngày nắng không cao...
Ngoài bắc không hiệu quả bằng miền nam là rõ cụ ạ, nhưng không phải là không hiệu quả gì. Hiện nay công nghệ pin ngày 1 phát triển, các dòng pin mới có hiệu suất tốt hơn, tuổi thọ dài hơn và có thể sản sinh ra điện ngay cả khi cường độ nắng yếu thế nên lắp ĐMT ở ngoài bắc ngày một khả thi hơn. Các bác cứ nói ngoài bắc EVN ko lắp chứ lắp rất nhiều nhé. Còn các nhà máy ĐMT quy mô lớn của EVN cũng đã có như chuỗi nhà máy Vĩnh Tân chẳng hạn.
Các điện lực Hà Nội cũng đã và đang triển khai ở những địa điểm có khả năng lắp đặt rồi. Bãi xe tập đoàn ở 11 Cửa Bắc cũng lắp trên mái che xe rồi các cụ nhé.


(Lắp ở điện lực Nam Từ Liêm trên đường Mễ Trì)




(Lắp ở trung tâm sửa chữa hotline, công ty lưới điện cao thế Hà Nội ở dưới Yên Nghĩa, Hà Đông)
Cụ lắp của ai mà nó chém đẹp vậy? 10kw đầy chỗ lắp chưa đến 200 củ nữa :D hiện tại cụ vẫn chạy và vẫn bán điện được cho EVN nhưng sản lượng kém đúng không? miền bắc mà, mỗi năm được có 4 tháng có nắng thì ăn thua gì :D
Giá cả giờ có nhiều dải và phụ thuộc vào nguồn nhập thiết bị cụ ạ, TQ là phần lớn nhưng bản thân các dòng TQ cũng có giá khác nhau.
Đến giờ em còn chưa đc hòa lưới đây,bán chác giề!
Giờ muốn dùng thì đầu tư hơm trăm củ tiền ac quy nữa bác!
300củ là bao gồm cả khung giá đỡ,hệ thống hành lang bảo trì...
Ko nên đầu tư battery cho tốn kém cụ ạ, điện lưới chạy nền, điện mặt trời bù đỉnh cho tải tiêu thụ là tốt rồi.
--------------------
Các cụ ib em nếu có nhu cầu. :D
 

trungvna

Xe tải
Biển số
OF-80141
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
459
Động cơ
420,268 Mã lực
sản lượng thực của 1 hệ 11KW mới lắp từ giữa tháng 7/2019 đây ạ. tất nhiên là có hòa lưới bán lại cho EVN. Miền bắc không hiệu quả như miền nam nhưng cơ bản cụ nào dùng nhiều ban ngày thì cũng khá ổn ạ. chi phí tầm 13-14tr/1kw ( Hệ 10-15kw) nếu lắp thẳng lên mái bằng không phải chế giàn khung mới. khoảng 15tr/1kw nếu làm khung sắt mới hoàn toàn trên mái. theo em báo giá của các bạn lắp cho em thì hệ thống càng to chi phí đầu tư trung bình 1kw càng giảm.

 

BNN

Xe tăng
Biển số
OF-35195
Ngày cấp bằng
13/5/09
Số km
1,015
Động cơ
479,726 Mã lực
Nơi ở
Bắc Ninh
Em lại hỏi lại các cụ là các gói đó đã có chi phí chống sét chưa?
 

ms0910

Xe tăng
Biển số
OF-112960
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
1,618
Động cơ
401,920 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Sa - Trường Sa
sản lượng thực của 1 hệ 11KW mới lắp từ giữa tháng 7/2019 đây ạ. tất nhiên là có hòa lưới bán lại cho EVN. Miền bắc không hiệu quả như miền nam nhưng cơ bản cụ nào dùng nhiều ban ngày thì cũng khá ổn ạ. chi phí tầm 13-14tr/1kw ( Hệ 10-15kw) nếu lắp thẳng lên mái bằng không phải chế giàn khung mới. khoảng 15tr/1kw nếu làm khung sắt mới hoàn toàn trên mái. theo em báo giá của các bạn lắp cho em thì hệ thống càng to chi phí đầu tư trung bình 1kw càng giảm.

Ổn áp đấy cụ nhỉ, sản lượng điện năm ước tính của hệ 11kWp ở ngoài bắc này cũng tầm hơn 10MWh năm rồi, cụ chạy 4 tháng được gần 4,4MWh là cũng tương đối rồi. Mỗi tháng trung bình tiết kiệm được hơn 1000 số rồi còn gì.
 

ms0910

Xe tăng
Biển số
OF-112960
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
1,618
Động cơ
401,920 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Sa - Trường Sa
Em lại hỏi lại các cụ là các gói đó đã có chi phí chống sét chưa?
chống sét là hạng mục khác cụ ơi, liên quan gì đến việc lắp pin áp mái. Hệ thống lắp thêm cắt lọc điện áp quá lan truyền nữa là hết. Nhà cao tầng thì có hệ thống chống sét của tòa nhà rồi.
 

trungvna

Xe tải
Biển số
OF-80141
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
459
Động cơ
420,268 Mã lực
Lạy ông thớt! Tôi ăn quả đắng rồi nha! Giá trị đầu tư của tôi gần 300 củ và giờ để......chống nóng!
Bọn nào thịt được con gà béo quá cụ ạ. nó phải chém cụ gấp rưỡi bình thường, lại còn không làm hợp đồng bán lại điện cho evn giúp cụ thì đúng là quá đáng thật. :))
 

BNN

Xe tăng
Biển số
OF-35195
Ngày cấp bằng
13/5/09
Số km
1,015
Động cơ
479,726 Mã lực
Nơi ở
Bắc Ninh
chống sét là hạng mục khác cụ ơi, liên quan gì đến việc lắp pin áp mái. Hệ thống lắp thêm cắt lọc điện áp quá lan truyền nữa là hết. Nhà cao tầng thì có hệ thống chống sét của tòa nhà rồi.
Giá đó đã có hệ thống cắt lọc điện quá áp lan truyền chưa?
 

Mít đen

Xe tăng
Biển số
OF-392043
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,282
Động cơ
248,039 Mã lực
Tuổi
44
Công tơ 2 chiều là cái công tơ có 2 đầu vào 1 đầu ra.
- Đầu ra gắn vào điện lưới gia đình giống công tơ bình thường.
- Đầu vào từ điện lưới cũng giống công tơ bình thường nốt.
- Đầu vào từ hệ thống điện mặt trời trên mái hòa vào mạng điện.
Như vậy thiết bị trong nhà cụ xài bình thường, đủ dòng đủ áp vì bản chất là đang xài điện lưới. Chừng nào hệ thống điện mặt trời tạo ra lượng điện > thiết bị đang dùng trong nhà thì điện được tính là đẩy lên bán cho EVN. Còn nếu điện mặt trời < thiết bị trong nhà thì công tơ chạy bù vào số thiếu đó.
Như vậy cụ không cần pin/ắc-quy cho hệ thống, nhưng nếu mất điện lưới thì đồng nghĩa cái hệ thống điện mặt trời của cụ vô dụng luôn :D nhưng nói chung mấy khi mất điện lưới đâu. Thoải mái đê.
Mỗi cái hiện tại chỉ có miền nam là đủ nắng để xài, miền trung gắn thêm cứ cho nó là 1 hệ thống chống nóng (tác dụng phụ) kể cũng tàm tạm, miền bắc thì lỗ sặc tiết vì không có nắng. Hệ thống chỉ hiệu quả khi tự lắp hoặc cty nào ăn lời ít, giá rẻ, nắng nhiều, EVN mua điện đầy đủ, nhà xài điện ban ngày là chủ yếu và > tổng lượng điện mặt trời, hệ thống tầm 10kw trở lên -> tạm có hiệu quả.
Còn lại cứ gọi là em yêu khoa học cho vui thôi.
Vâng. Cảm ơn cụ. Em là em lại thích cái tác dụng phụ của nó và chỉ mong nó góp đc một phần điện cho gia đình đúng kiểu "em yêu khoa học" như cụ nói thôi, chứ chắn chắn ko đủ dùng đc. Đầu tư đủ dùng thì chi phí quá lớn
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,426
Động cơ
291,729 Mã lực
Bọn nào thịt được con gà béo quá cụ ạ. nó phải chém cụ gấp rưỡi bình thường, lại còn không làm hợp đồng bán lại điện cho evn giúp cụ thì đúng là quá đáng thật. :))
Nó có làm nhưng không đc đáp ứng!
Em ăn trái đắng chứ quá đáng em bỏ qua.
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,426
Động cơ
291,729 Mã lực
Thì đan
Sao ngoài đó điện lực không đến lắp công tơ 2 chiều cho cụ? quả này có chính sách từ trước rồi mà? lạ nhỉ? :D cụ lắp của cty với cái giá cao gấp đôi như thế thì bắt họ phải cam kết hỗ trợ vụ này đi chứ.
Thì đang đánh bùn dang ao đây ạ.
Tại anh Vin anh ý thầu lại điện của điện lực Long Biên.bên năng lượng không có thẩm quyền,hỏi bên đl Long biên thì kêu Vin Chưa bàn giao hạ tầng về cho ĐL quản ,Vin thì xác nhận chưa xong dự án nên....
Chết mỗi thằng Ngu là em.
 

ms0910

Xe tăng
Biển số
OF-112960
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
1,618
Động cơ
401,920 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Sa - Trường Sa
Dùng bọn này có khi nào bị "mất điện" không bác thớt :D
Khi không có nắng thì ko có điện thôi cụ. Cái này hợp với gia đình kinh doanh, ở nhà cà ngày hơn nữa là các văn phòng, nhà xưởng.
không dùng ắc quy để chứa điện thì buổi tối làm gì có điện và những thiết bị công suất lớn làm sao chịu được
Bây giờ đều lắp hệ thống hòa lưới, ko nên đầu tư battery, ĐMT cũng chưa chắc đáp ứng được đủ nhu cầu tiêu thụ ban ngày nên sẽ chỉ đóng góp dưới dạng phủ đỉnh, sản xuất được bao nhiêu dùng bấy nhiêu, còn lại chạy nền vẫn phải là điện lưới.
 

MayMan

Xe tăng
Biển số
OF-2252
Ngày cấp bằng
3/11/06
Số km
1,912
Động cơ
583,579 Mã lực
Kính chào các cụ

Sau một thời gian lăn lộn với nghề, hôm nay em xin chia sẻ với các cụ những thông tin cơ bản nhất về điện mặt trời áp mái. Đây hầu hết là các thông tin em tích góp được trong quá trình lao động hăng say. Chia sẻ lên đây để tăng số km của mình lên phát.... :)



Mô hình cơ bản của một hệ thống năng lượng mặt trời áp mái bao gồm:
- Tấm Pin (Solar Panel)
- Inverter: Bộ chuyển đổi có chức năng chuyển dòng 1 chiều thành xoay chiều
- Công tơ 2 chiều: Để đo lượng điện các cụ còn dư và bán cho nhà nước. Cái này cuối tháng tổng hợp lại kiếm được ít đồng nè :)
Khi chưa có chính sách thu mua lại điện, hầu hết hệ thống điện mặt trời áp mái đều cần Acquy để dự trữ. Tuy nhiên, giá các loại acquy này thường rất cao, nên hiện nay rất ít người trang bị.

Hẳn các cụ cũng biết, thời gian gần đây, điện mặt trời trở thành một từ khóa hot trên mạng. Bởi ngoài tiết kiệm được tiền điện hàng tháng, các cụ còn có thể bán lại cho ông EVN kiếm chút tiền cafe cà pháo mỗi ngày. Thế nên mới có hiện tượng nhà nhà làm điện mặt trời, người người làm điện mặt trời.

Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều cụ thắc mắc, với mức sử dụng của mình, mắc gói nào là hợp lý. Trong bài này, em xin đưa ra thông tin vài gói cơ bản cho các cụ tham khảo:

Gói nhỏ nhất mà các đơn vị cung cấp là 1,32Kw. Gói này có thể tạo ra khoảng 160Kwh điện/ 1 tháng. Gói này thường có giá dao động từ 24 - 38 triệu đồng. Và, để lắp đặt gói này, các bác thường cần khoảng 10m2 sân thượng.

Gói thứ 2 là gói 2,31Kw, với 7 tấm pin, tạo ra khoảng 275Kwh điện/tháng. Giá giao động từ 45 - 65 triệu đồng. Và, các bác phải luôn dọn sẵn khoảng 14m2 sân thượng để lắp

Gói thứ 3 công suất khoảng 3,3kw, tạo ra khoảng 396Kw điện/tháng, với 10 tấm pin, và tổng thiệt hại của các bác từ 65 - 90 triệu đồng

Gói tiếp theo công suất khoảng 4,29KW, với 13 tấm pin, các bác có thể sử dụng thoải mái đến 515 Kwh điện/tháng. Tất nhiên, giá nó cũng sẽ giao động từ 85 - 115 triệu đồng.

Trên cơ bản, em thấy mấy gói trên đây khá phù hợp với các cụ. Tùy vào trường hợp, các cụ có thể nâng lên gói 5,28 KW (635Kwh/tháng), gói 6,60KW (790Kwh/tháng)....

Em lưu ý với các cụ sắp lắp đặt, giá trên đã bao gồm toàn bộ chi phí lắp đặt, nhân công và bảo hành nhé.

Thêm nữa, các bác cũng nên tham khảo một số thương hiệu pin nổi tiếng như: AE Solar (Đức), Sunergy (Mỹ), Canadian (Canada), JA Solar (Nhật) hay QCell của HQ. Kinh nghiệm em cho thấy nên tránh xa các thương hiệu lạ hoặc của Chị Na ạ. Còn Inverter, các cụ cứ xài SMA của Đức là ngon nhất.

Một điểm lưu ý nữa là thời gian bảo hành, hầu hết các tấm pin đều bảo hành đến 12 năm, bảo hành hiệu suất tới 30 năm, và chơi một đổi 1 luôn. Riêng Inverter, chính sách bảo hành khoảng 5 năm là ok ạ.

Trên đây là một vài thông tin em chia sẻ với các cụ ạ! Chúc các cụ bình an trên mọi nẻo đường ạ
Bác cập nhật lại chi phí mới nhé. Mình đang cần lắp trên mái tầm 30-50m2 điện trong nhà đang là 3 phá chia theo 2 pha theo từng tầng. Chị phí điện 2-3tr/tháng khu long biên HN
 

Anhnv3

Xe buýt
Biển số
OF-719593
Ngày cấp bằng
10/3/20
Số km
627
Động cơ
84,973 Mã lực
Tuổi
45
Nói thật với cccm chứ nói đến e vê nờ là chán cmnr. Đáng lý ra" nó" với vai trò của "nó" trong nền kinh tế thì "nó " phải khuyến kích người ta phát triển điện áp mái 1 là chiếm dụng vốn đầu tư của cccm vì nó mất gì đâu ngoài việc cho nta đấu vào hạ tầng sẵn của nó". 2 giảm tiền đầu tư nguồn vì lúc cccm ko ở nhà thì điện mặt trời nó phục vụ lưới chung cấp cho công sở, còn khi công sở nghỉ cccm dùng điện lưới. 3 sạch tính ra cccm đầu tư lấy cái điện mặt trời đỡ đốt bn là than xả bn là nước ở hồ chứa giảm ô nhiêm,... Đấy thế mà nó " vẫn ỏng ẻo cccm muốn lắp lại mất công xin xỏ nó," . Mà cũng lạ thằng nó" lại chưa thấy bị bỏ lò mấy nhỉ cccm nhỉ.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,672
Động cơ
562,737 Mã lực
sản lượng thực của 1 hệ 11KW mới lắp từ giữa tháng 7/2019 đây ạ. tất nhiên là có hòa lưới bán lại cho EVN. Miền bắc không hiệu quả như miền nam nhưng cơ bản cụ nào dùng nhiều ban ngày thì cũng khá ổn ạ. chi phí tầm 13-14tr/1kw ( Hệ 10-15kw) nếu lắp thẳng lên mái bằng không phải chế giàn khung mới. khoảng 15tr/1kw nếu làm khung sắt mới hoàn toàn trên mái. theo em báo giá của các bạn lắp cho em thì hệ thống càng to chi phí đầu tư trung bình 1kw càng giảm.

1 kw chiếm diện tích tầm ? M2 cụ ơi, e đang định lắp
 

Nva057

Xe tăng
Biển số
OF-463055
Ngày cấp bằng
20/10/16
Số km
1,047
Động cơ
425,641 Mã lực
Kính chào các cụ

Sau một thời gian lăn lộn với nghề, hôm nay em xin chia sẻ với các cụ những thông tin cơ bản nhất về điện mặt trời áp mái. Đây hầu hết là các thông tin em tích góp được trong quá trình lao động hăng say. Chia sẻ lên đây để tăng số km của mình lên phát.... :)



Mô hình cơ bản của một hệ thống năng lượng mặt trời áp mái bao gồm:
- Tấm Pin (Solar Panel)
- Inverter: Bộ chuyển đổi có chức năng chuyển dòng 1 chiều thành xoay chiều
- Công tơ 2 chiều: Để đo lượng điện các cụ còn dư và bán cho nhà nước. Cái này cuối tháng tổng hợp lại kiếm được ít đồng nè :)
Khi chưa có chính sách thu mua lại điện, hầu hết hệ thống điện mặt trời áp mái đều cần Acquy để dự trữ. Tuy nhiên, giá các loại acquy này thường rất cao, nên hiện nay rất ít người trang bị.

Hẳn các cụ cũng biết, thời gian gần đây, điện mặt trời trở thành một từ khóa hot trên mạng. Bởi ngoài tiết kiệm được tiền điện hàng tháng, các cụ còn có thể bán lại cho ông EVN kiếm chút tiền cafe cà pháo mỗi ngày. Thế nên mới có hiện tượng nhà nhà làm điện mặt trời, người người làm điện mặt trời.

Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều cụ thắc mắc, với mức sử dụng của mình, mắc gói nào là hợp lý. Trong bài này, em xin đưa ra thông tin vài gói cơ bản cho các cụ tham khảo:

Gói nhỏ nhất mà các đơn vị cung cấp là 1,32Kw. Gói này có thể tạo ra khoảng 160Kwh điện/ 1 tháng. Gói này thường có giá dao động từ 24 - 38 triệu đồng. Và, để lắp đặt gói này, các bác thường cần khoảng 10m2 sân thượng.

Gói thứ 2 là gói 2,31Kw, với 7 tấm pin, tạo ra khoảng 275Kwh điện/tháng. Giá giao động từ 45 - 65 triệu đồng. Và, các bác phải luôn dọn sẵn khoảng 14m2 sân thượng để lắp

Gói thứ 3 công suất khoảng 3,3kw, tạo ra khoảng 396Kw điện/tháng, với 10 tấm pin, và tổng thiệt hại của các bác từ 65 - 90 triệu đồng

Gói tiếp theo công suất khoảng 4,29KW, với 13 tấm pin, các bác có thể sử dụng thoải mái đến 515 Kwh điện/tháng. Tất nhiên, giá nó cũng sẽ giao động từ 85 - 115 triệu đồng.

Trên cơ bản, em thấy mấy gói trên đây khá phù hợp với các cụ. Tùy vào trường hợp, các cụ có thể nâng lên gói 5,28 KW (635Kwh/tháng), gói 6,60KW (790Kwh/tháng)....

Em lưu ý với các cụ sắp lắp đặt, giá trên đã bao gồm toàn bộ chi phí lắp đặt, nhân công và bảo hành nhé.

Thêm nữa, các bác cũng nên tham khảo một số thương hiệu pin nổi tiếng như: AE Solar (Đức), Sunergy (Mỹ), Canadian (Canada), JA Solar (Nhật) hay QCell của HQ. Kinh nghiệm em cho thấy nên tránh xa các thương hiệu lạ hoặc của Chị Na ạ. Còn Inverter, các cụ cứ xài SMA của Đức là ngon nhất.

Một điểm lưu ý nữa là thời gian bảo hành, hầu hết các tấm pin đều bảo hành đến 12 năm, bảo hành hiệu suất tới 30 năm, và chơi một đổi 1 luôn. Riêng Inverter, chính sách bảo hành khoảng 5 năm là ok ạ.

Trên đây là một vài thông tin em chia sẻ với các cụ ạ! Chúc các cụ bình an trên mọi nẻo đường ạ
Cụ cho e hỏi miền bắc nắng ít thì hiệu suất như thế nào ạ. Trường hợp mưa đá thì tấm pin có chịu đc ko ạ. Dòng điện đủ mạnh để khởi động điều hoà 48k ko ạ! Thanks cụ
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,672
Động cơ
562,737 Mã lực
Em nghĩ bác đưa ra hiệu suất ( tổng công suất phát trong 1 tháng trên công suất peak) hơi cao quá. Hoặc nó chỉ đáp ứng trong mùa nắng khô ở miền nam,nam trung bộ thôi có rât nhiều ngày nắng nóng!

Nhà em ở SG lắp 26 tấm pin ( cs mối tấm 0.345kw) tổng csp là 9.6kw. Cả tháng vừa rồi cho tổng công suất phát chưa được 800kwh. So với các thông số bác đưa ra chỉ đạt 75%.

Solar panel nhà em lắp đúng theo hướng Nam với góc nghiêng so với mặt phẳng ngang ~ 9-10 độ.
Như vậy điều kiện lắp đặt cơ bản đã đạt điều kiện lý tưởng.

Tổng chi phí em lắp cho hệ thống này vào khoảng 18 tr vnd/kwp ( bao gồm hệ dàn supporting trên sân thượng đỡ 12 solar panel , ở dươi làm sân phơi, còn lại 14 tấm trên mái tôn - kết hợp với chống nóng luôn). Pin Q-cell, inverter Pronius ( Austria). Pin bảo hành 12 năm, iVT bảo hành 10 năm.

Nói chung theo tính toán của em thì sẽ khấu hao toàn bộ khoảng 6-7 năm. Cơ bản không lãi lờ gì nhiều nhưng cũng tốt hơn lãi suất tiết kiệm tí chút!
Lắp xong mái nhà cu có mát hơn được nhiều không
 

tunggiang185

Xe tăng
Biển số
OF-12441
Ngày cấp bằng
4/1/08
Số km
1,934
Động cơ
539,140 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó ở Lào...
Cụ chủ mới đưa ra công suất định danh thôi ạ. Thực tế nó phũ phàng hơn nhiều. Đạt được 30% công suất là con số lý tưởng. Em sợ mùa đông thắp bóng đèn không nổi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top