- Biển số
- OF-14218
- Ngày cấp bằng
- 23/3/08
- Số km
- 8,817
- Động cơ
- 9,622 Mã lực
Cụ chủ thớt mới vào viết thế là tâm huyết rồi nhưng vấn đề này bàn ở OF nhiều rồi.
Điện lưới mất thì cũng mấtDùng bọn này có khi nào bị "mất điện" không bác thớt
cụ đưa cấu hình hệ thống và giá chính thức lên đây thử.Cháu ném đá tí, giá cháu nhập tự lắp bằng 60% cụ chủ, và xin thưa tấm pin Tq ko hề kém chất lượng. Ghét hàng Tung của nhưng ko nên nói sai về chất lượng, cháu chỉ hỏi 1 câu xem cụ hiểu đến đâu về pin mặt trời. Keo eva là gì? Cháu tự mua và lắp ở quê từ 2012
2 Gói này thì cần bao nhiêu diện tích sân thượng hả cụ?Kính chào các cụ
Sau một thời gian lăn lộn với nghề, hôm nay em xin chia sẻ với các cụ những thông tin cơ bản nhất về điện mặt trời áp mái. Đây hầu hết là các thông tin em tích góp được trong quá trình lao động hăng say. Chia sẻ lên đây để tăng số km của mình lên phát....
Mô hình cơ bản của một hệ thống năng lượng mặt trời áp mái bao gồm:
- Tấm Pin (Solar Panel)
- Inverter: Bộ chuyển đổi có chức năng chuyển dòng 1 chiều thành xoay chiều
- Công tơ 2 chiều: Để đo lượng điện các cụ còn dư và bán cho nhà nước. Cái này cuối tháng tổng hợp lại kiếm được ít đồng nè
Khi chưa có chính sách thu mua lại điện, hầu hết hệ thống điện mặt trời áp mái đều cần Acquy để dự trữ. Tuy nhiên, giá các loại acquy này thường rất cao, nên hiện nay rất ít người trang bị.
Hẳn các cụ cũng biết, thời gian gần đây, điện mặt trời trở thành một từ khóa hot trên mạng. Bởi ngoài tiết kiệm được tiền điện hàng tháng, các cụ còn có thể bán lại cho ông EVN kiếm chút tiền cafe cà pháo mỗi ngày. Thế nên mới có hiện tượng nhà nhà làm điện mặt trời, người người làm điện mặt trời.
Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều cụ thắc mắc, với mức sử dụng của mình, mắc gói nào là hợp lý. Trong bài này, em xin đưa ra thông tin vài gói cơ bản cho các cụ tham khảo:
Gói nhỏ nhất mà các đơn vị cung cấp là 1,32Kw. Gói này có thể tạo ra khoảng 160Kwh điện/ 1 tháng. Gói này thường có giá dao động từ 24 - 38 triệu đồng. Và, để lắp đặt gói này, các bác thường cần khoảng 10m2 sân thượng.
Gói thứ 2 là gói 2,31Kw, với 7 tấm pin, tạo ra khoảng 275Kwh điện/tháng. Giá giao động từ 45 - 65 triệu đồng. Và, các bác phải luôn dọn sẵn khoảng 14m2 sân thượng để lắp
Gói thứ 3 công suất khoảng 3,3kw, tạo ra khoảng 396Kw điện/tháng, với 10 tấm pin, và tổng thiệt hại của các bác từ 65 - 90 triệu đồng
Gói tiếp theo công suất khoảng 4,29KW, với 13 tấm pin, các bác có thể sử dụng thoải mái đến 515 Kwh điện/tháng. Tất nhiên, giá nó cũng sẽ giao động từ 85 - 115 triệu đồng.
Trên cơ bản, em thấy mấy gói trên đây khá phù hợp với các cụ. Tùy vào trường hợp, các cụ có thể nâng lên gói 5,28 KW (635Kwh/tháng), gói 6,60KW (790Kwh/tháng)....
Em lưu ý với các cụ sắp lắp đặt, giá trên đã bao gồm toàn bộ chi phí lắp đặt, nhân công và bảo hành nhé.
Thêm nữa, các bác cũng nên tham khảo một số thương hiệu pin nổi tiếng như: AE Solar (Đức), Sunergy (Mỹ), Canadian (Canada), JA Solar (Nhật) hay QCell của HQ. Kinh nghiệm em cho thấy nên tránh xa các thương hiệu lạ hoặc của Chị Na ạ. Còn Inverter, các cụ cứ xài SMA của Đức là ngon nhất.
Một điểm lưu ý nữa là thời gian bảo hành, hầu hết các tấm pin đều bảo hành đến 12 năm, bảo hành hiệu suất tới 30 năm, và chơi một đổi 1 luôn. Riêng Inverter, chính sách bảo hành khoảng 5 năm là ok ạ.
Trên đây là một vài thông tin em chia sẻ với các cụ ạ! Chúc các cụ bình an trên mọi nẻo đường ạ
Cháu lắp 1kw, giá tất cả tầm 15t(cả lắp đặt, vận chuyển). Tấm pin thì nó ko hỏng được, lớp kính trên là để chống mưa đá và dễ vệ sinh( tạo ra bản mặt song song), keo eva giúp ánh sáng mặt trời chiếu vào cell song song lại, sau 1 time(20 năm) keo kém chất lượng bóc ra quét lớp mới lại ngon như mới, đại í là vậy thuicụ đưa cấu hình hệ thống và giá chính thức lên đây thử.
Em chả biết keo eva là gì. Liệu keo eva có phải là điều kiện tiên quyết để hiểu về pin mặt trời hay không?
E nghĩ nhà nào hay dùng điện ban ngày thì nên lắp (khách sạn, nhà nghỉ, nhà có người ở nhà ban ngày,...), còn nếu chỉ tối về mới dùng thì ko nênkhông thấy cụ nói công suất là bao nhiêu.
Trời nắng có đủ dùng toàn bộ thiết bị điện trong nhà ko. Trời mưa thì sao.
Đang suy nghĩ bỏ 50 củ hên xui mà gặp gạch đá to quáLạy ông thớt! Tôi ăn quả đắng rồi nha! Giá trị đầu tư của tôi gần 300 củ và giờ để......chống nóng!
wow, em hiểu rồi. Hóa ra tác dụng của keo eva là thế.Cháu lắp 1kw, giá tất cả tầm 15t(cả lắp đặt, vận chuyển). Tấm pin thì nó ko hỏng được, lớp kính trên là để chống mưa đá và dễ vệ sinh( tạo ra bản mặt song song), keo eva giúp ánh sáng mặt trời chiếu vào cell song song lại, sau 1 time(20 năm) keo kém chất lượng bóc ra quét lớp mới lại ngon như mới, đại í là vậy thui
Thái dương năng nó ko phải là sinh điện, nó là sinh nhiệt và cơ chế của nó cũng khác sinh điện kha khá đóNgon lành thì mấy ông tôn chống nóng chết sạch rồi, giống cái thủa dàn Thái Dương Năng thôi. Sử dụng gia đình nhỏ lẻ không có lợi, mặt hàng này chỉ tốt cho những ông nào sản xuất sử dụng nhiều.
Pin tàu là tốt, vì bản chất là silic thôi. Gốc tàu nhá, còn gian thương thì khó nói. Bây giờ công nghệ mới là dùng cái tấm gì mềm mềm cuộn lại mang đi đc đó, ngày xưa cháu có mua mấy tấm nhỏ để sạc bình thuiwow, em hiểu rồi. Hóa ra tác dụng của keo eva là thế.
Giờ đến câu hỏi tiếp theo ah: thế thì panel tàu (hoặc sx bởi doanh nhân Việt còn gian hơn tàu) có bị dính cái kiểu bóc keo eva ra để ngon như mới rồi bán với giá mới không ah.
Gạch gì bác?Đang suy nghĩ bỏ 50 củ hên xui mà gặp gạch đá to quá
Em không bán cho EVN mà bán cho hàng xóm có được không ạ/Dễ òm à cụ. Hầu hết các công ty bán/lắp đặt đều có thể chạy được cái quả bán điện cho EVN bác nhé
2. EVN ngoài bắc không mua cho các bác à? Vụ này tui cũng chưa nghe đó. Bác nào bị thì gọi lên EVN tổng đài thử, trên group FB hội điện MT tui cũng thấy có người ở ngoải nhận được tiền rồi.Vài điểm cho cccm ngâm cứu cân nhắc trước khi xuống tiền :
1- Miền Bắc thì chỉ còn có điện toán là còn sống ngắc ngoải (nhưng cũng sắp chết).
2- Ko bán cho EVN trực tiếp dc, mà p qua trung gian. Các anh trách nhiệm hết hạn a lê hấp hô biến 1 ngày đẹp trời thì cccm mang điện dư thừa về dùng dần.
3- Giá mua điện cho EVN quản lý (bọn cô thương chỉ thị), càng ngày càng giảm và đã có lộ trình.
Rất nhiều cụ nói cái này rồi. Em thì cũng không ở MB.
Có điều là tại sao nhiều đất nước có vĩ độ cao hơn MB vẫn lắp đmt được?
Cái này nó liên quan đến đặc điểm khí hậu chứ không liên quan nhiều đến vĩ độ. Miền bắc là vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều. Vào mùa đông, mùa xuân do thường xuyên bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên số ngày nắng ít. Còn nhiều nước ở vĩ độ cao hơn, nhưng sâu trong lục địa thì ít mưa, nhiều nơi có nắng quanh năm nên vẫn có thể lắp đặt pin năng lượng mặt trời được (ví dụ như ở Tân Cương, Mông Cổ, Mỹ ... có mấy cái sa mạc to tổ bố tha hồ mà đón nắng, mặc dù vĩ độ thì thuộc vùng ôn đới)Nhiều cụ bảo miền bắc không hiệu quả thế sao thằng Mỹ vẫn lắp. Em đọc đâu đó tesla triển khai lắp ở Atlanta của Mỹ. Rồi châu âu cũng lắp. 2 thằng cách nhau nửa vòng trái đất nên em thấy cái trục nghiêng trái đất ko liên can gì
bác ráp công ty nào, người ta không bao ra hợp đồng EVN cho bác à, nếu vậy bác mua của công ty chi cho tốn kém vậyGạch gì bác?
Nguyên căn song lập của em ở Vin nài...giờ có dùng đc éo đâu. Éo đấu nối với điện lực đc,mà công suất nhà em hợp đồng 8,4 kw.thực tế nắng vỡ mẹt đc hơn 7kw.giờ để chống nóng và lấy việc vệ sinh tấm pin làm vui này.