- Biển số
- OF-175397
- Ngày cấp bằng
- 6/1/13
- Số km
- 2,554
- Động cơ
- 365,670 Mã lực
- Nơi ở
- Cognotiv Việt Nam
- Website
- www.cognotiv.vn
Mời các cụ chém, em là em o đồng ý với cái thằng nào cố tình làm khó cho dân kể cả khi họ đã vi phạm để bị phạt hành chính.
'Nộp phạt giao thông qua ATM sẽ khiến dân nhờn luật'
“Phải làm sao để người vi phạm mỗi lần đi nộp phạt thì tởn tới già luôn, chứ đỡ phiền hà như chuyền tiền qua ATM thì lần sau sẽ dễ vi phạm nữa. Ở nước ngoài vi phạm giao thông còn phải đi lao động công ích nữa kìa”.
Đề xuất lắp máy ATM để thuận tiện cho việc nộp phạt vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông Hà Nội đã nhận được tranh luận sôi nổi của bạn đọc VnExpress.
Nhiều bạn đọc tán đồng với lý do tránh lãng phí thời gian và hạn chế tham nhũng. Nhưng cũng không ít người không tán thành phương pháp này bởi nhiều bất cập khi chọn hình thức ATM.
Bạn đọc Kim Loan cho rằng: "Không phải ai cũng dùng thẻ ATM và có quá nhiều thẻ của các ngân hàng khác nhau, khiến cho nhiều độc giả thắc mắc việc nạp tiền hay chuyển khoản vào ATM được lắp đặt tại trụ sở cảnh sát sẽ tiến hành như thế nào?"
Bạn đọc Kim Loan còn nhận xét thêm rằng việc thu phí rút tiền hay chuyển khoản qua ATM cũng sẽ làm người dân ngần ngại trong việc chọn lựa hình thức thanh toán này. Một câu hỏi khác được độc giả tiếp tục đặt ra là khi nộp phạt kiểu này có được lấy lại giấy tờ ngay không hay phải chờ đợi, đi lại thêm vài lần? Nếu như vậy thì việc tiết kiệm thời gian và thủ tục hành chính khi xử phạt cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Việc lắp đặt một máy ATM khoảng vài trăm triệu đồng, và để trang bị cho toàn bộ các trụ sở sẽ là một chi phí không nhỏ. Qua đó, một số bạn đọc đã đề xuất nên lựa chọn những cách thức gọn nhẹ hơn.
Bạn đọc Khánh Toàn góp ý chỉ cần lập một tài khoản thu phạt của công an tại ngân hàng và người vi phạm có thể nộp phạt ngay lập tức bằng mobile banking (nhắn tin thanh toán qua điện thoại di động)
Một cách khác được bạn đọc Trần Phương nêu ra là ngân hàng có thể phối hợp với ngành công an, tạo thêm chức năng “nộp phạt giao thông” ngay trong mỗi thẻ ATM. Như vậy ai cũng có thể tự nộp phạt mà không cần đến trụ sở.
Hiện đại hơn, bạn đọc có nick Songbien2080 cho rằng chỉ cần cảnh sát giao thông trang bị máy quẹt thẻ ATM (POS) như ngành ngân hàng, “như vậy, công an chỉ cần tốn thêm khoảng 1-2 phút cho việc quét thẻ và in hóa đơn là xong, chi phí chắc chắn là thấp hơn nhiều so với việc lắp ATM”.
Tuy nhiên, một số bạn đọc khác khẳng định việc tạo điều kiện nộp phạt qua ATM sẽ khiến nhiều người dân nhờn luật.
Độc giả Mạnh cho rằng như vậy dễ sẽ là gợi ý cho người vi phạm thêm vi phạm. Nếu lấy lại giấy tờ càng khó thì người dân càng cẩn thận, chấp hành đúng luật khi đi ngoài đường.
Góp thêm cho luồng ý kiến này, bạn đọc Đỗ Quốc Trí cho rằng đây là ý tưởng không hay vì “nếu như lắp cây ATM hay thanh toán qua POS, tin nhắn di động thì hóa ra là đơn giản quá. Muốn hạn chế vi phạm giao thông thì người ta phải thấy phiền hà khi bị xử phạt, có như thế thì từ sau mới đừng tái phạm”.
"Phải làm sao để người vi phạm mỗi lần đi nộp phạt thì "tởn tới già" luôn. Chứ đỡ phiền hà thì lần sau họ sẽ dễ vi phạm nữa. Ở nước ngoài vi phạm giao thông còn phải đi lao động công ích nữa kìa..." (Minh).
'Nộp phạt giao thông qua ATM sẽ khiến dân nhờn luật'
“Phải làm sao để người vi phạm mỗi lần đi nộp phạt thì tởn tới già luôn, chứ đỡ phiền hà như chuyền tiền qua ATM thì lần sau sẽ dễ vi phạm nữa. Ở nước ngoài vi phạm giao thông còn phải đi lao động công ích nữa kìa”.
Đề xuất lắp máy ATM để thuận tiện cho việc nộp phạt vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông Hà Nội đã nhận được tranh luận sôi nổi của bạn đọc VnExpress.
Nhiều bạn đọc tán đồng với lý do tránh lãng phí thời gian và hạn chế tham nhũng. Nhưng cũng không ít người không tán thành phương pháp này bởi nhiều bất cập khi chọn hình thức ATM.
Bạn đọc Kim Loan cho rằng: "Không phải ai cũng dùng thẻ ATM và có quá nhiều thẻ của các ngân hàng khác nhau, khiến cho nhiều độc giả thắc mắc việc nạp tiền hay chuyển khoản vào ATM được lắp đặt tại trụ sở cảnh sát sẽ tiến hành như thế nào?"
Bạn đọc Kim Loan còn nhận xét thêm rằng việc thu phí rút tiền hay chuyển khoản qua ATM cũng sẽ làm người dân ngần ngại trong việc chọn lựa hình thức thanh toán này. Một câu hỏi khác được độc giả tiếp tục đặt ra là khi nộp phạt kiểu này có được lấy lại giấy tờ ngay không hay phải chờ đợi, đi lại thêm vài lần? Nếu như vậy thì việc tiết kiệm thời gian và thủ tục hành chính khi xử phạt cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Việc lắp đặt một máy ATM khoảng vài trăm triệu đồng, và để trang bị cho toàn bộ các trụ sở sẽ là một chi phí không nhỏ. Qua đó, một số bạn đọc đã đề xuất nên lựa chọn những cách thức gọn nhẹ hơn.
Bạn đọc Khánh Toàn góp ý chỉ cần lập một tài khoản thu phạt của công an tại ngân hàng và người vi phạm có thể nộp phạt ngay lập tức bằng mobile banking (nhắn tin thanh toán qua điện thoại di động)
Một cách khác được bạn đọc Trần Phương nêu ra là ngân hàng có thể phối hợp với ngành công an, tạo thêm chức năng “nộp phạt giao thông” ngay trong mỗi thẻ ATM. Như vậy ai cũng có thể tự nộp phạt mà không cần đến trụ sở.
Hiện đại hơn, bạn đọc có nick Songbien2080 cho rằng chỉ cần cảnh sát giao thông trang bị máy quẹt thẻ ATM (POS) như ngành ngân hàng, “như vậy, công an chỉ cần tốn thêm khoảng 1-2 phút cho việc quét thẻ và in hóa đơn là xong, chi phí chắc chắn là thấp hơn nhiều so với việc lắp ATM”.
Tuy nhiên, một số bạn đọc khác khẳng định việc tạo điều kiện nộp phạt qua ATM sẽ khiến nhiều người dân nhờn luật.
Độc giả Mạnh cho rằng như vậy dễ sẽ là gợi ý cho người vi phạm thêm vi phạm. Nếu lấy lại giấy tờ càng khó thì người dân càng cẩn thận, chấp hành đúng luật khi đi ngoài đường.
Góp thêm cho luồng ý kiến này, bạn đọc Đỗ Quốc Trí cho rằng đây là ý tưởng không hay vì “nếu như lắp cây ATM hay thanh toán qua POS, tin nhắn di động thì hóa ra là đơn giản quá. Muốn hạn chế vi phạm giao thông thì người ta phải thấy phiền hà khi bị xử phạt, có như thế thì từ sau mới đừng tái phạm”.
"Phải làm sao để người vi phạm mỗi lần đi nộp phạt thì "tởn tới già" luôn. Chứ đỡ phiền hà thì lần sau họ sẽ dễ vi phạm nữa. Ở nước ngoài vi phạm giao thông còn phải đi lao động công ích nữa kìa..." (Minh).
Chỉnh sửa cuối: