Chào các cụ ạ.
Em search mãi không ra nên đành lập thớt nhờ các cụ tư vấn chút: nước làm mát xe ôtô có hai loại màu xanh và hồng thì khác nhau ở điểm nào ạ? Xe của em đang dùng loại màu xanh, chạy một thời gian bị hao chút lúc vào gara các bác thợ chế nước cất loại đổ acqui vào. Ở nhà em còn chai của Honda loại dùng cho xe máy mua ở Head có dùng chung được không các cụ nhỉ? Cụ nào biết mách em với nhé. Cám ơn các cụ!
Em đã trả lời vào một thớt khác rồi tuy nhiên CỤ hỏi thì em xin trả lời lại như sau:
Nước làm mát như CỤ biết phổ biến hiện nay là có 2 loại là xanh dương và đỏ (pha ra nhìn tưởng màu hồng).
- Loại màu xanh dương cũng chia làm 2 loại: loại dùng đổ trực tiếp luôn không phải pha, thường được 2 năm hoặc tương đương 48.000 km; và loại đậm đặc khi sử dụng phải pha với nước cất. Tỷ lệ pha thường là 50-50, 40-60 hoặc thậm chí là 1:2 nhưng thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn.
- Loại màu đỏ: là loại đậm đặc, dùng phải pha với nước cất. Tỷ lệ pha cũng như loại xanh đậm đặc. Thời gian sử dụng có thể lên tới 5 năm mới phải thay nước mát.
Thành phần cơ bản của cả loại xanh dương và đỏ đều là etylen glycol. Loại đỏ thì nồng độ đặc hơn, tỷ lệ etylen glycol lên tới 70% còn loại xanh thì max là 50%.
Thông thường một xe ô tô nếu dùng loại xanh dương đổ trực tiếp khi thay nước hoàn toàn có thể lên tới 10 lít, tính giá tiền gần 1 triệu vnđ, khá đắt nên hầu như các CỤ không đổ mà thường pha cho rẻ.
Để nhận biết nước làm mát khi nào phải thay thì ngoài tính thời gian sử dụng, CỤ có thể mua giấy quỳ tím ở cửa hàng bán hoá chất về nhúng vào nước làm mát. Nếu chuyển sang màu đỏ thì nước làm mát đã mất tính bazo. Lúc này, nước làm mát có thể gây ăn mòn tạo cặn trên tản nhiệt nhôm ở két nước, gây thủng, rò rỉ. Màu đỏ càng đậm thì tính axit càng mạnh. Khi đó CỤ phải thay ngay nước làm mát ngay.
Vài dòng chia sẻ ít kiến thức với CỤ