E đưa người bị tai nạn đi rồi. Thấy giúp được người khác là vui.
hôm nay em đi xa về. gặp 1 vụ tai nạn khá thương tâm. xe máy đâm vào ô tô kamaz. 2 người đi xe máy. 1 người em đi qua ko biết có tử vong hay ko nhưng nhìn rất kinh hãi. trong trường hợp đó em đã đỗ lại, rất nhiều xe đi qua(xe con, xe taxi) em vẫy bao nhiêu xe để đưa đi viện(trong xe em đi đủ 5 người,và ở xa em ko biết bệnh viện ở đâu. ko thông thuộc đường xá) nhưng ko 1 xe nào đỗ lại. mãi sau người nhà đi từ đâu đến xong đưa xe máy đi. thiết nghĩ vấn đề này luôn là điểm nóng trong quan hệ xã hội. trong trường hợp đó nếu là các cụ, CÁC CỤ CÓ DÁM CHO NGƯỜI TA LÊN XE ĐI VIỆN KO ?.
em biết câu hỏi này rất nhạy cảm. quan điểm đc xét nhiều góc độ. các cụ có thể ko trả lời nhưng nếu trả lời em mong các cụ cho câu trả lời thật lòng
em biết sẽ rất nhiều cụ đi qua nhưng ko dám cmt thật lòng. mong các cụ hãy cứ nói tận sâu đáy lòng đi ạ. sẽ ko có chuyện ném đâu ạ, mà chỉ là thảo luận thôi
ai cũng ngại, tân lý sợ hãi, rồi là nghĩ rằng sẽ có ai đó đi sau mình giúp họ lên, chính mình đi qua gặp những cảnh nvay cũng ngại
Rất nhiều lần em chứng kiến nhiều câu chuyện khác nhau khi tham gia giao thông. Nhưng ko hiểu sao số lần mình dừng lại để giúp người ta rất ít. Nhiều khi đi qua rồi lại thấy áy láy với lương tâm cụ ạ.
Thấy kinh hãi là em không dừng roài, em dát lắm .
Em thì những va chạm nhỏ, người bị thương nhẹ như chân tay không quá nguy hiểm đến tính mạng thì em giúp trong khả năng. Chứ nói thật với các cụ là thấy tai nạn ghê quá là em cũng xoắn lắm ạ. Em nhát lắm ạ. Có thể em sẽ gọi 115 hộ thôi ạ.
Cá nhân em thế các cụ đừng giận ạ.
Em nghĩ (cá nhân thôi) chẳng liên quan gì đến niềm tin hay không tin cả mà chúng ta chưa chuẩn bị kỹ năng bảo vệ người khác và bảo vệ mình!Em nghĩ nếu sống trong 1 xã hội pháp trị với lề lối và chuẩn mực rành mạch, trình độ dân trí cao thì ắt có nhiều cụ sẵn lòng dừng xe giúp đỡ người bị nạn. Nhưng khi niềm tin đã bị bào mòn thì khái niệm tình người cũng mông lung lắm.
Một ý tưởng rất hay. He he, hy vọng OF tổ chức một thớt hướng dẫn cho ae thì tốt.Em xin lỗi vì quote nhiều bài, nhưng theo em hầu như phần lớn mọi người đều không có kỹ năng xử lý các tình huống gặp trường hợp bị tai nạn, đơn giản chỉ là cách xử trí các vết thương, cách gọi ứng cứu v.v...Thông thường khi về rồi cũng cảm thấy áy náy nhưng thực ra nếu có muốn làm gì đó cũng không biết làm thế nào, nhiều khi mọi người hay trách nhiều người xúm đông xúm đỏ xem một vụ tai nạn mà không ai làm gì để giúp. Thực ra hầu như muốn giúp cũng không biết làm thế nào (điều này không phải em bênh đâu mà thực tế là như thế) trong nhiều trường hợp cấp cứu không đúng cách có thể hại thêm người bị nạn. Về lâu dài, có lẽ OF cũng nên kết hợp với một số cơ quan chuyên môn để hướng dẫn những kỹ thuật xử trí những tình huống tương tự. Theo các bác có nên không?
Em cũng nghĩ vậy ...Em nói thật, em chưa bao giờ dừng lại xem khi có va chạm trên đường, dù va chạm ấy ntn có khi chính em đi qua còn ko nắm được. E chỉ suy nghĩ ntn, em ko thể giúp vì bản thân em ngại đụng chạm ngoài đường với những việc ko phải của mình, dễ gây hiểu lầm, và cũng sẽ gây nhiều phiền toái cho mình nếu giúp. Nhưng em phản đối cách lao đến nạn nhân chỉ trỏ, buôn chuyện, rồi đút tay túi quần vô cảm. Các cụ có thể chém em nhát, và thiếu ý thức xã hội em xin nhận, nhưng nói thật em ko sợ gì ngoài chính văn hóa ứng xử của người việt mình, e chỉ sợ chẳng biết đúng sai, ai gây ra, nhưng người giúp nhiều lúc lại bị chửi và đánh oan ấy. Rồi có khi ko tìm dc thủ phạm mình lại là nạn nhân bất đắc dĩ.
Làm được như cụ đã là quý lắm rồi, mặc dù cụ có thể làm tốt hơn rất nhiều (có cụ đã đặt tình huống là cụ để người nhà ngồi đợi và trở người bị nạn đi cấp cứu). Theo mình, để làm được như cụ cũng đã là hiếm rồi, còn để đưa người ta lên xe trong trường hợp này thì rất rất đặc biệt. Thật lòng mà nói, nếu gặp trường hợp như của cụ mình sẽ đi thẳng và gọi điện cho cấp cứu. Các cụ có thể ném đá nhưng đây là câu trả lời thật lòng. Bởi lẽ: Việc đưa người bị tai nạn nặng đi cấp cứu là việc của những người có chuyên môn, và có công cụ để trợ giúp người bị nạn. Ngay cả việc cụ đưa được người bị nạn lên xe mà không ảnh hưởng đến chấn thương của người ta đã là một câu chuyện rồi. Chưa kể đến một loạt các hệ lụy chắc chắn (không phải là có thể) sẽ sảy ra ví dụ như: ông ... cố tình xóa dấu vết hiện trường à, vì ông mà người ta bị nặng thêm (chết thì lại còn mệt nữa), đăng ký và ... tạm ứng viện phí (khoản này có lẽ không ít và nhiều khả năng không được hoàn lại). Nhưng nguy hiểm hơn nữa là: Thằng nào gây tai nạn cho người nhà tao? mày phải ông .... bụp bụp hự hự hự ....rồi trả lời các câu hỏi của cơ quan chức năng với tư cách người làm chứng ... duy nhất. Tóm lại mình nghĩ sẽ rất phức tạp, nhưng quan trọng hơn cả là mình đọc ở đâu đó là việc tự ý đưa người bị tai nạn đi là ... phạm pháp.hôm nay em đi xa về. gặp 1 vụ tai nạn khá thương tâm. xe máy đâm vào ô tô kamaz. 2 người đi xe máy. 1 người em đi qua ko biết có tử vong hay ko nhưng nhìn rất kinh hãi. trong trường hợp đó em đã đỗ lại, rất nhiều xe đi qua(xe con, xe taxi) em vẫy bao nhiêu xe để đưa đi viện(trong xe em đi đủ 5 người,và ở xa em ko biết bệnh viện ở đâu. ko thông thuộc đường xá) nhưng ko 1 xe nào đỗ lại. mãi sau người nhà đi từ đâu đến xong đưa xe máy đi. thiết nghĩ vấn đề này luôn là điểm nóng trong quan hệ xã hội. trong trường hợp đó nếu là các cụ, CÁC CỤ CÓ DÁM CHO NGƯỜI TA LÊN XE ĐI VIỆN KO ?.
em biết câu hỏi này rất nhạy cảm. quan điểm đc xét nhiều góc độ. các cụ có thể ko trả lời nhưng nếu trả lời em mong các cụ cho câu trả lời thật lòng
Đồng ý và vote cho suy nghĩ của các bác.Nếu cụ định giúp thực sự và nếu ko vẫy được xe thì 1, 2 người có thể chờ hoặc đi taxi và xe cụ sẽ chở người bị thương tới viện. Vài phút có thể cứu 1 mạng người.
Em cũng đồng ý với cụ này, sơ cứu không đúng cách cũng rất nguy hiểm cho nạn nhân. Với em, cũng như đa phần các cụ, rất ngại trực tiếp trợ giúp mà em chỉ gọi 115 thôiEm xin lỗi vì quote nhiều bài, nhưng theo em hầu như phần lớn mọi người đều không có kỹ năng xử lý các tình huống gặp trường hợp bị tai nạn, đơn giản chỉ là cách xử trí các vết thương, cách gọi ứng cứu v.v...Thông thường khi về rồi cũng cảm thấy áy náy nhưng thực ra nếu có muốn làm gì đó cũng không biết làm thế nào, nhiều khi mọi người hay trách nhiều người xúm đông xúm đỏ xem một vụ tai nạn mà không ai làm gì để giúp. Thực ra hầu như muốn giúp cũng không biết làm thế nào (điều này không phải em bênh đâu mà thực tế là như thế) trong nhiều trường hợp cấp cứu không đúng cách có thể hại thêm người bị nạn. Về lâu dài, có lẽ OF cũng nên kết hợp với một số cơ quan chuyên môn để hướng dẫn những kỹ thuật xử trí những tình huống tương tự. Theo các bác có nên không?