Cũng rất vui nếu mình có các nút chặn an toàn hơn để nới lỏng tiền tệ. Kinh tế ko ai dự báo tuyệt đối chắc chắn được mà vừa làm vừa hóng, hóng để phản ứng kịp thời. Chia sẻ thêm quan điểm (ko phải là lý thuyết) với vấn đề nhiều người quan tâm (lạm phát) và luận văn 6 điểm của cụ:
CPI là gì? Nó là chỉ số để đánh giá 1 người dân bình thường (người tiêu dùng, hộ tiêu dùng) thu nhập bình thường nghèo đi hay bớt nghèo đi do diễn biến giá cả (chi tiêu thế nào?)
Một người "bình thường" là người có thu nhập trung bình trong xã hội. Họ có nhu cầu (sức mua) về nhiều thứ. CPI là sát sườn ko có lý thuyết gì cao siêu cả dù về thống kê vẫn phải định ra tỷ trọng từng thứ thôi. Nói nôm khái niệm CPI như vậy để các cụ cùng mổ. Trong đó có tỷ trọng (weightings). Bạn nào hiểu khác cứ ném đá thoải mái mình xin lắng nghe.
Còn quay lại 6 điểm cụ
Tlbooks đề cập :
1.1 nông nghiệp (lương thực thực phẩm): thường quy thế giới ko tính trong core inflation
1.2 tự sản xuất hàng tiêu dùng: ok
2. Nhiên liệu, thường quy thế giới ko tính trong core inflation. VN vẫn nhập ròng nhiên liệu, EVN đang gánh lỗ lạm phát chi phí nhiên liệu. Chỉ là 1 yếu tố lạm phát đang bị cưỡng bức chưa thả ra thôi.
3. Rất mong cp đẩy giải ngân đầu tư công, giải ngân nhé chứ ko phải hô hào khẩu hiệu
4. Những cởi mở thị trường là rất đáng quý, nhưng thể hiện cuối cùng là số x giá trị đơn hàng hơn mọi hiệp định. Chức năng nn chỉ hỗ trợ thôi, nn ko thể làm sales thay dn được.
5. Kiều hối rất quan trọng hỗ trợ cán cân. Nhưng, kiều hối sau 5 năm nữa sẽ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ khi cán cân tăng mạnh. Kiều hối là hỗ trợ ban đầu cũng như ODA vậy khi "tốt nghiệp" thì kiều hối và ODA sẽ giảm vai trò.
6. Câu chuyện phức tạp hơn toàn trị Park Chung Hee, ai tham nhũng 1 đồng đầu tư cao tốc bắn bỏ.