Nguyên lý - Cấu tạo van đuôi lốc
Gửi các cụ 1 bài nói về Van đuôi lốc !
Công dụng và nguyên lý làm việc của van đuôi lốc như sau :
-Công dụng: van đuôi lốc có nhiệm vụ thay đổi lưu lượng ga bơm đi tùy theo nhu cầu làm lạnh của xe có nghĩa là khi nhiệt độ trong xe cao thì lưu lượng ga bơm đi nhiều để tăng khả năng làm lạnh và ngược lại
-Nguyên lý làm việc : trong van đuôi lốc có 1 ống xếp trong ống xếp có chứa môi chất(giống môi chất làm lạnh )được nén sẵn vào trong ống xếp với áp suất mặc định,buồng chứa ống xếp được thông với khoang hút của lốc lạnh áp suất bên trong ống xếp sẽ tương tác với áp suất của khoang hút một đầu của ống xếp sẽ điều khiển 1 van bi ,van này nối thông từ khoang đẩy đến khoang cacte của lốc lạnh . Khi nhiệt độ trong xe cao đồng nghĩa với áp suất hút cao nên ống xếp sẽ chịu áp suất này và van bi sẽ đóng, lúc này áp suất ở trong khoang cacte sẽ bằng áp suất hút nên góc nghiêng của đĩa lắc là lớn nhất dẫn đến hành trình chạy của Piston nhiều và lượng ga bơm đi sẽ nhiều tăng công suất làm lạnh và khi nhiệt độ trong xe giảm xuống quá nhiều tức áp suất hút đã giảm nên van bi hé mở dần và cho ga áp suất cao đi vào trong khoang cacte làm cho góc nghiêng của đĩa lắc giảm dần kéo theo hành trình Piston bị giảm nên lượng ga bơm đi sẽ ít đi công suất làm lạnh sẽ giảm,độ lạnh sẽ giảm nên hiện tượng giàn lạnh bị đóng băng sẽ không thể xảy ra
-Qúa trình đó cứ lặp đi lặp lại để duy trì độ lạnh của xe tùy theo nhu cầu sử dụng mà không phải ngắt lốc theo cách truyền thống ,nhưng khi van này mà bị hỏng thì lốc sẽ bị mất áp suất khi đó lốc vẫn quay nhưng các Piston gần như đứng yên và mất lạnh là điều dễ hiểu.
Hiện nay 1 số xe đời mới sử dụng loại lốc có van đuôi này khá nhiều do ưu điểm của nó khi chạy rất êm do không còn quá trình đóng ngắt của bôn điện và công suất lạnh có thể thay đổi trong 1 dải rộng, loại này có cải tiến hơn so với các lốc đời cũ là lốc không có bôn điện
phần cơ lốc luôn chạy ,van đuôi lốc được điều khiển bằng điện nên thông minh hơn so với loại điều khiển bằng áp suất của lốc đời cũ.