K cảm được. Chắc do k hợp với những "diva" kiểu này...
Xin lỗi cụ!
Em vào nhầm chỉ vì thấy người lập thớt là cụ.
Cá nhân em không nghe nổi....
K bàn hình ảnh.
Nói lại thừa gạch xây nhà....cơ mà nghe em nó phều phào,hổn hển....muốn ......muốn.....đập mịa đài luôn.
Hát mà cứ nghe rõ tiếng "hít hà" lấy hơi là em đánh giá thấp.
nhạc hay mà giọng toàn hơi không
Hà Trần thì có gì hay, điển hình cases " gà công nghiệp" chất giọng kém , cảm âm siêu tệ. ...........................
Dẫu biết nghe gì, xem gì cũng giống như ăn gì, uống gì vì nó là gu. Dưng cơ mà Tây lông nó hay ở chỗ được giáo dục để biết cách thưởng thức còn mình thì thích hay không là do bản năng.
Thế nên lúc thích cũng không biết ngọn ngành tại sao thích và giải thích cho người khác hiểu, khỏi nói lúc chê
, hay nói kiểu "bố mày nghe như đấm vào tai ý!"
Cho nên khi đã thiệt thòi quãng thời gian lẽ ra được giáo dục đầy đủ để nghe nhạc, thậm chí chơi - sáng tác nhạc... thì chỉ còn cách nghe nhiều thể loại và đọc nhiều bài phê bình để mở mang (giống như đi nhiều vùng miền để mở mang khẩu vị, thay vì cứ món gì không nấu, nêm nếm giống ở quê thì auto chê "éo hiểu sao khen ngon"). Các cụ cùng em đọc bài dưới đây và gg các từ chưa hiểu nhé
Hà Trần – Giọng nữ cao đẳng cấp nhất làng nhạc Việt
Có điểm tựa gia đình gần như hoàn hảo, Hà Trần chẳng thiếu một thứ gì để đến với âm nhạc, từ lý thuyết tới thực hành.
Hà Trần ngay từ nhỏ đã được kế thừa truyền thống giáo dục nghệ thuật rất lớn từ gia đình, khi bố là nghệ sĩ nhân dân Trần Hiếu (cũng đồng thời là một ca sĩ, giảng viên thanh nhạc tài ba, chuyên phát hiện và bối dưỡng các nhân tố âm nhạc), chú là nhạc sĩ Trần Tiến, mẹ là nhà giáo ưu tú Vũ Thúy Huyền - nguyên trưởng khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội.
Điểm tựa gia đình này gần như hoàn hảo, khiến bất cứ ca sĩ nào cũng phải mơ ước. Trong một điểm tựa như vậy, Hà Trần chẳng thiếu một thứ gì để đến với âm nhạc, từ lý thuyết tới thực hành.
Có lẽ, nhờ điểm tựa này mà cô đã có ý chí khổ luyện, khắc phục nhược điểm giọng hát của mình để không những trở thành ca sĩ có kĩ thuật cao, mà còn có tư duy, kiến thức âm nhạc dày dặn bậc nhất showbiz Việt hiện nay.
Trong nhiều ca sĩ nhạc nhẹ, Hà Trần vẫn luôn là người có nền tảng học hành vững chắc về âm nhạc, khi bắt đầu học piano từ năm 8 tuổi. Đến năm 10 tuổi, cô tiếp tục thi vào hệ sơ cấp thanh nhạc trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.
Chưa dừng lại ở đó, năm 18 tuổi, cô lại thi vào hệ Đại học tại khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội và tốt nghiệp năm 23 tuổi.
Trong quá trình học tại Nhạc viện Hà Nội, cô luôn được khen ngợi là một sinh viên chăm chỉ. Hằng ngày, cô phải đạp xe hàng chục cây số tới lớp luyện thanh. Có những hôm, vì quá đói nên cô đã ngất trong lúc luyện thanh.
Với cả một quá trình khổ luyện và học hành nghiêm túc tại trường lớp như vậy, Hà Trần chắc chắn sở hữu một bề dày kiến thức vô cùng lớn, giúp cô áp dụng thành công vào sự nghiệp của mình.
Hà Trần khởi nghiệp dưới vai trò một ca sĩ nhạc pop, với những bản pop ballad ngọt ngào, da diết, thể hiện một chất giọng trữ tình mềm mại.
Sau đó, cô nhanh chóng chuyển sang thể nghiệm nhạc Jazz, loại nhạc ít phổ biến ở Việt lúc bấy giờ. Từ đây, cô tạo tiền đề để khởi xướng
Nhật thực, một trong những album hàng đầu của các thời đại âm nhạc Việt Nam, với nhiều đổi thay, cách tân về thể loại, concept, hòa âm, phối khí.
Cũng từ album này, Hà Trần bắt đầu hóa thân thành nghệ sĩ Indie đầu tiên ở Việt Nam, từ bỏ mác ca sĩ để tiến thành nghệ sĩ. Sau thành công của Nhật thực, Hà Trần vẫn tiếp tục đào sâu tìm tòi và thể nghiệm rất nhiều thể loại, chất liệu âm nhạc khác nhau, mà ở Việt Nam còn khá mới mẻ.
Với các album đỉnh cao như Vi Sinh, Đối thoại 06, Cánh cung 3… Hà Trần đã gần như trở thành 'tắc kè hoa' độc nhất vô nhị của làng nhạc Việt, với các cách kết hợp thể nghiệm World music, Electronic, Trip hop, Blues… vào.
Đặc biệt, với phần âm thanh điện tử phối hợp cùng Rock hay World music trong kết cấu hòa âm, nhạc cụ mới, Hà Trần đã nâng Electronic lên một tầm cao mới trong nhạc Việt.
Có thể nói, ít có ca sĩ nào ở Việt Nam có biên độ thể loại trải dài như Hà Trần. Cô có thể hát đầy ngọt ngào với pop ballad, đầy bác học với nhạc thính phòng/bán cổ điển, đầy ngẫu hứng với Jazz, lại có thể 'điên', 'quái' đầy ma mị với các loại nhạc thể nghiệm khác. Phải có nền tảng kĩ thuật rất điêu luyện cùng tư duy âm nhạc sâu sắc mới làm được nhiều điều đến thế.
Hà Trần bẩm sinh giọng mỏng, yếu, nhưng kĩ thuật điêu luyện đã giúp cô có thể hát khỏe khoắn, nội lực hơn rất nhiều. Những note cao chuẩn xác của Hà Trần luôn khiến các giọng nữ khác phải học hỏi.
Trong màn trình diễn ca khúc
Nước sâu, Hà Trần đã belt khá nội lực từ quãng trung B4 chạy lên tận quãng cao E5 trong những 13 giây. Đoạn cuối, cô tiếp tục kéo dài một note D5 vibrato khỏe khoắn và mượt mà.
Trong màn song ca sau với Thanh Lam, cô đã kéo dài một quãng bè Eb5 đầy chắc chắn, thoải mái rồi nhảy lên tận F#5 trong 10 giây và còn chuyển động làn hơi, vibrato theo điệu nhạc. Phải nói rằng làn hơi của Hà Trần rất khỏe và được kiểm soát tốt.
Uy lực nhất vẫn là trong màn trình diễn ca khúc
Dệt tầm gai, Hà Trần đã tiến tới đẳng cấp vocalist hàng đầu khi belt một làn F#5 đầy chuẩn mực, full resonance, sustain, vibrato, open throat, vị trí âm thanh và thanh quản chính xác.
Nhưng đẳng cấp giọng hát của Hà Trần lại nằm ở quãng trầm. Với một nữ cao, việc hát trầm còn khó gấp mấy lần hát cao. Người ta có thể tìm thấy hàng loạt nữ cao hát note cao tốt ở Việt Nam cũng như châu Á, nhưng một nữ cao hát trầm được như Hà Trần có thể xem là 'của hiểm'.
Hà Trần hát quãng trầm thoải mái tới mức, chỉ cần cô mở miệng ra hát là đã có thể xuống note trầm, không cần gắng gượng như nhiều nữ cao khác.
Mọi note trầm của cô đều được support đầy đủ, kiểm soát tốt, không cần phải hạ thanh quản hay gắng gượng. Cô có thể phrase quãng trầm trong mọi câu hát dù nhanh hay chậm.
Uyên Linh dù là một nữ trung trầm, nhưng vẫn bị Hà Trần áp đảo về quãng trầm khi hát chung. Trong màn song ca sau, Hà Trần phrase toàn bộ quãng trầm đầy thoải mái và có đoạn, cô xuống tận G2 rất sâu, tối, một note cực trầm với giọng nữ mà vẫn dày. Đây là điều vô cùng hiếm thấy với nữ cao.
Hà Trần cũng đủ bản lĩnh để bè quãng trầm cho Thanh Lam, trong khi cô rõ ràng là một nữ cao còn Thanh Lam lại là nữ trung trầm có khả năng xuống rất trầm.
Chính khả năng thượng thừa này khiến Hà Trần nhiều khi bị nhầm lẫn là nữ trung. Quả thực, khả năng thanh nhạc trên quãng giọng của cô rất đáng khâm phục.
Được đào tạo bài bản về thanh nhạc cổ điển, khả năng sử dụng head voice của Hà Trần rất điêu luyện.
Dù rất ít khi sử dụng head voice từ lúc chuyển qua nhạc nhẹ, nhưng trong một số ca khúc thính phòng/ bán cổ điển được thu trước đây, Hà Trần đã thể hiện rõ năng lực bậc cao của mình.
Head voice của cô mềm mại, trong trẻo, khả năng điều khiển âm lượng chắc chắn, passagio chuẩn xác, legato mượt mà, pianissimo tròn trịa.
Khả năng ca hát tinh tế và điêu luyện tới mức bậc thầy và tư duy âm nhạc của Hà Trần được thể hiện qua những bản nhạc thể nghiệm, khi cô biết cách làm tan giọng theo giai điệu nhạc.
Khác hẳn với các vocalist khác, Hà Trần không cố trưng trổ giọng hát để đè lên nhạc mà dùng kĩ thuật để 'uốn lượn' giọng theo nhạc. Bằng cách này, cô đã tôn được nhạc sĩ lên.
Với tất cả những thành tựu, tiên phong, cống hiến và năng lực giọng hát, kĩ thuật, tư duy, phong cách của mình, Hà Trần xứng đáng là giọng nữ cao đẳng cấp nhất nhạc nhẹ Việt Nam tính đến hiện tại.
https://giaoducthoidai.vn/ha-tran-giong-nu-cao-dang-cap-nhat-lang-nhac-viet-1325465.html
Note: em thấy bài đầu hát hay nhưng có lẽ công của hòa âm phối khí lấn át công của ca sĩ; bài hai không ok về thể hiện cảm xúc