Công nhận Hà Trần hát vẫn đỉnh
Em nói đến ca sĩ VN thôi. Em không rõ do tố chất hay văn hóa (công chúng yêu nhạc nhẹ, bình dân) mà các ca sĩ VN ít người có giọng cao khỏe như Tây. Chính vì thế nên những ca sĩ hát được nốt cao mà còn khỏe như Khánh Ngọc, Ngọc Tuyền, ... là của hiếm ở VN đấy cụ.Phantom of the opera thì bản này (Sierra Boggess và Karimloo) em thấy là vượt qua tất cả các bản khác.
Em cũng hay xem bản này, em đồng ý với cụ rằng đây là một trong những bản hay nhất của bài hát. Một bản khác em thấy cũng rất hay của Nicole Scherzinger (hình như cô này không phải chuyên hát nhạc kịch)Phantom of the opera thì bản này (Sierra Boggess và Karimloo) em thấy là vượt qua tất cả các bản khác.
Em đang lờ đờ buồn ngủ, nghe bài này tỉnh hẳn.Thú thực là opera thì em không thích và hay nghe lắm, em vẫn là nghe nhạc phổ thông thôi nhưng em thích nghe hát bằng giọng cao, đặc biệt những bài như Bài ca hy vọng, Hà Nội niềm tin hy vọng, ... Em thấy ở VN hơi thiếu các ca sĩ có giọng cao khỏe như nước ngoài (đặc biệt là giọng nam), những ca sĩ như Lan Anh, Khánh Ngọc em thấy là của hiếm.
Tất nhiên em nói hát giọng cao được không chỉ là mỗi nốt cao mà phải đảm bảo nghe sướng tai ở nốt đó chứ lạc hết âm thì không tính nữa
Tố Loan mà cụ nói chắc là Đào Tố Loan, em nghe rồi nhưng không thích giọng này lắm. Hôm trước có cụ share cái clip này có cả Khánh Ngọc và Tố Loan.
Ngọc Tuyền thì em lại biết đến qua bài Phantom of the opera (hát theo phong cách rock), công nhận giọng đỉnh thật nhưng em lại ít được nghe các bài khác nên không rõ thế nào.
Đây không phải phong cách Rock, đó là thể loại Symphonic Metal - xuất phát và thịnh hành ở các nước Bắc Âu. Ban nhạc được đánh giá xuất sắc nhất của Symphonic Metal - Nightwish - đã đưa Phantom of the Opera tới với Metal. Nữ ca sỹ chính của band thời điểm đó là Tarja Turunen cũng đồng thời là ca sỹ thính phòng (opera)Ngọc Tuyền thì em lại biết đến qua bài Phantom of the opera (hát theo phong cách rock), công nhận giọng đỉnh thật nhưng em lại ít được nghe các bài khác nên không rõ thế nào.
Mới chỉ màn dạo đầu nhẹ nhàng của Symphonic Metal mà bác đã tỉnh ngủ thì nghe các bản hit thực sự chắc bác không dám ngủ luôn. Bác thử mấy mấy album đình đám nhé, xem opera của thế giới ngầm là thế nàoEm đang lờ đờ buồn ngủ, nghe bài này tỉnh hẳn.
Em cũng hay xem bản này, em đồng ý với cụ rằng đây là một trong những bản hay nhất của bài hát. Một bản khác em thấy cũng rất hay của Nicole Scherzinger (hình như cô này không phải chuyên hát nhạc kịch)
Em cũng nghe bản Nightwish này khá nhiều lần rồi, thích nghe chủ yếu vì nó mang phong cách khác lạ và phối nhạc quá hay, chứ em thấy giọng nữ bài này hát nốt trầm nghe cứ đuối đuối (vd đoạn đầu nữ hát ...inside my mind ở 0:54). Em thấy bản Ngọc Tuyền về giọng hát thì hay hơn bản Nightwish.Đây không phải phong cách Rock, đó là thể loại Symphonic Metal - xuất phát và thịnh hành ở các nước Bắc Âu. Ban nhạc được đánh giá xuất sắc nhất của Symphonic Metal - Nightwish - đã đưa Phantom of the Opera tới với Metal. Nữ ca sỹ chính của band thời điểm đó là Tarja Turunen cũng đồng thời là ca sỹ thính phòng (opera)
Em nghe mấy bài cụ gửi link ở đây thấy đâu có bốc lửa bằng Phantom of the opera được. Em nghe thậm chí thấy còn hơi u ám, buồn ngủ cơMới chỉ màn dạo đầu nhẹ nhàng của Symphonic Metal mà bác đã tỉnh ngủ thì nghe các bản hit thực sự chắc bác không dám ngủ luôn. Bác thử mấy mấy album đình đám nhé, xem opera của thế giới ngầm là thế nào
1. Epica với Phantom Agony (đặc biệt bản hit Cry for the moon)
2. Nightwish thời kỳ còn Tarja (đỉnh cao nhất có lẽ là Sleeping Sun)
3. Xandria thời kỳ có Dianne van Giersbergen
4. Within Temptation với album Resist
....
Thì em bảo hay là theo sở thích của em mà, còn đúng nốt hay không thì cụ và các cụ thạo nhạc mới biết được.Nguyên một "còm" với em, chỉ có câu cuối cùng là xem chừng còn đúng còn tất cả đều phải coi lại!
FYI, Thích hay ghét một ca sỹ hoặc một tác phẩm họ thể hiện hoàn toàn là quyền tự do riêng tư của mỗi người, không ai có quyền lên án hay phê phán, ở đây chỉ nói về kĩ thuật thanh nhạc của màn trình diễn mà có người cho rằng "một trong những bản hay nhất của bài hát" này nó ntn.
Lý do mà khi nghe bản này nhiều người thích ,vì cách hát rất là ấn tượng do không chỉ một mình nữ hát mà còncó một số nam ca sĩ hát, tạo sự quý khán giả, vì mỗi khi một người nào hát thì khán giả lại chú mục vào nghe, xem hát ntn nào, khiến cho toàn bộ tiết mục được chú ý nghe 24/24!
Về mức chuẩn xác thì phải đồng ý rằng nhìn chung là hát rất đúng note, tuy nhiên cô ca sĩ này vẫn bị sai trầm trọng ở những nốt D (Rê) và B Si) ngoài ra ở lúc cao trào cô ta vẫn không thể nào hát được tới note Fa F6 mà chỉ hát được tới note Mi E6 và cao hơn E6 một tẹo chứ hoàn toàn chưa được tới Note F6!
Đó là lý do em bảo "chỉ có câu cuối cùng (hình như cô này không phải chuyên hát nhạc kịch) là xem chừng còn đúng còn tất cả đều phải coi lại! "
Phiên phiến hay nghiêm khắc thì cũng tùy ở ...................... các bác!Bác cũng biét thừa là note này khó, nên đối với ca sĩ Việt Nam thì cũng ... phiên phiến chút đi ạ.
Em đã nói rồi, tính em nghe nhạc thì khá dễ dãi và ba phải. Có lần em nghe một ca sĩ giọng nam cao cũng khá có tên tuổi hát một khúc có 9 nốt đố, tại một buổi biểu diễn chính thức, đương nhiên không phải hát cho vui. Tuy nhiên, dù dễ dãi và ba phải lắm lắm, mà em vẫn phải thừa nhận là có ít nhất 6 nốt không thể chấp nhận nổi
Em xin miễn nêu tên ca sĩ ra đây nhé.
Bác nói thế thì "iem "phải .................. im.Thì em bảo hay là theo sở thích của em mà, còn đúng nốt hay không thì cụ và các cụ thạo nhạc mới biết được.
Người ta thường lẫn lộn giữa XEM tạp kỹ với thưởng thức tác phẩm âm nhạc ạ. Như một chương trình tạp kỹ đc đề cập mới đây, bình thường có hàng trăm bản thu âm Carmen đó các ca sỹ thực thụ trình diễn thì ko thấy một dòng bình luận nhưng một ca tạp sỹ trong chương trình đó hát như dở hơi đến mức Bizet có đội mồ sống dậy chắc cũng chết thêm lần nữa vì tức thì người ta lại xúm vào tung hô như thể phát kiến vỹ đại của nhân loại. Thành ra, người thì nói chuyện NGHE kẻ lại bàn chuyện XEM...chẳng đâu vào đâu cảPhiên phiến hay nghiêm khắc thì cũng tùy ở ...................... các bác!
Đây không phải lên lần đầu tiên em tham gia vào "thớt" này và trong các "còm" trước, em vẫn chỉ nói chung chung, tuyệt đối không đi sâu, vào chuyên môn và kỹ thuật, vì cho rằng không cần thiết phải như vậy!
Đây là một diễn đàn quần, chúng bàn về thanh nhạc, ca nhạc nói chung, nên chỉ chia sẻ ở góc độ thực thức, và cảm nhận thế là đủ, vì cái chính là hướng dẫn mọi người cùng nghe "nhạc tử tế".
Tuy nhiên có rất nhiều bác vào đây viết "còm" và khỏe kiến thức thu lượm ở đâu đó, rồi thì "tung tóe vung vẩy" kĩ thuật này nọ. do đó em buộc lòng phải viết bài và phân tích ra từng điểm, để nói cho họ biết rằng, muốn nghe và cảm nhận bằng con tim, thì hãy cảm nhận bằng con tim và dừng ở đó!
Còn một khi anh đã muốn đi vào kỹ thuật phân tích, từng nốt, từng câu thì, ở đây cũng thừa sức để nói cho anh biết thế nào là kỹ thuật và độ chính xác của một câu hát là như thế nào!
Âm nhạc là sự rung động của con tim các bác ạ!
Khi nghe một ca khúc, hay một đoạn nhạc, người (nhất là nhưng ai có chuyên môn) ta sẽ thấy có hai loại ca sỹ và thợ hết cũng như nghệ sĩ và nhạc công.
Với những người thợ hát hoặc nhạc công, thì có thể hát và đánh không sai một note nào hết, nhưng tiếng hát tiếng đàn nghe xong rồi quên đi, nó "vào tai này ra tai kia" không lắng đọng trong lòng người có tâm hồn một tẹo nào cả.
Còn với ca sỹ hay nghệ sĩ, thì vì nhiều lý do (sức khỏe, tuổi tác, tâm lý, thể trạng lúc đó, .........................) họ hát đôi khi vẫn có thể sai, đàn vẫn có thể trật nhịp thậm chí sai note, nhưng tiếng đàn giọng hát nghe vẫn có chất có hồn. Đó mới là nghệ sĩ! và tiếng hát tiếng đàn đó mới đi vào lòng người cũng như tạo nhớ ghi thương cho người nghe.
Nghệ sĩ ND Quốc Hương và Thu Hiền là hai ví dụ không thể hay hơn cho điều em vừa nói!
Còn chuyện hát và đàn là "thẳng băng không có một note sai" thì nó mới chỉ ở mức "anh nhạc công" hay "chị thợ hát" mà thôi!
Bác cũng biét thừa là note này khó, nên đối với ca sĩ Việt Nam thì cũng ... phiên phiến chút đi ạ.
Ca tạp sỹ mà cụ nói là giảng viên thanh nhạc của Nhạc viện TP HCM đấy, chuyên về nhạc thính phòng, khụ khụ.Người ta thường lẫn lộn giữa XEM tạp kỹ với thưởng thức tác phẩm âm nhạc ạ. Như một chương trình tạp kỹ đc đề cập mới đây, bình thường có hàng trăm bản thu âm Carmen đó các ca sỹ thực thụ trình diễn thì ko thấy một dòng bình luận nhưng một ca tạp sỹ trong chương trình đó hát như dở hơi đến mức Bizet có đội mồ sống dậy chắc cũng chết thêm lần nữa vì tức thì người ta lại xúm vào tung hô như thể phát kiến vỹ đại của nhân loại. Thành ra, người thì nói chuyện NGHE kẻ lại bàn chuyện XEM...chẳng đâu vào đâu cả
Ớ các cụ đang nói ca sĩ nào và bài nào thế ạ?Ca tạp sỹ mà cụ nói là giảng viên thanh nhạc của Nhạc viện TP HCM đấy, chuyên về nhạc thính phòng, khụ khụ.
Tất nhiên là trong một chương trình game show, không thể hát theo kiểu cổ điển được mà phải biến tấu đi cho nó lạ tai theo format của chương trình.
Cụ xem chương trình giải trí lại đòi nghe kiểu thính phòng thì khập khiễng quá.
Tức là giảng viên nhạc viện VN hay các tiến sỹ của Viện hàn lâm khoa học xã hội VN đều giỏi và vững chuyên môn ?Ca tạp sỹ mà cụ nói là giảng viên thanh nhạc của Nhạc viện TP HCM đấy, chuyên về nhạc thính phòng, khụ khụ.
Tất nhiên là trong một chương trình game show, không thể hát theo kiểu cổ điển được mà phải biến tấu đi cho nó lạ tai theo format của chương trình.
Cụ xem chương trình giải trí lại đòi nghe kiểu thính phòng thì khập khiễng quá.
...................................................................................................................................
................... lên dây mà luôn cho ra tiếng đàn đẹp và cộng hưởng cao cũng như có bồi âm (over-tone) kh đánh lên một giai đệu nào đó, thì ngài có nói cho em biết rằng trước đây để hát đúng những nốt trên cao Octave 6 thậm chí 7, thì người ca sỹ phải rèn luyện cũng như tập luyện rất nhiều, bỏ ra công sức (dậy sớm từ 4, 5 giờ sáng, luyện thanh rồi kiêng kem giữ gìn,......) nhưng hiện nay trong ca nhạc có rất nhiều kĩ thuật mới, đó là kĩ thuật giả thanh và hát để tạo sự cộng hưởng! Cái này cũng gần giống như việc lên dây đàn piano nghĩa là khi hát mà đúng chuẩn nó sẽ tạo sự cộng hưởng tao một âm bồi mà trong khoa học kêu là "vocal naturel" (tiếng hát tự nhiên) và tần số của nốt cái giọng "vocal naturel" này, sẽ thường là cao hơn giọng hát chuẩn một quãng 8. Do đó với những ca sỹ hát đúng chuẩn, thanh nhạc thì khi hát những nốt Sol G5 hay Mi E5 sẽ dễ dàng tạo sự cộng hưởng để cho ra những nốt Mi E6 hay Sol G6.
Nghĩa là để hát (nghe ra) những note trên cao (kể cả nam chứ không nhất thiết là nữ) không quá khó khăn như trước đây, và ai cũng có thể hát được và tương đối khá dễ dàng, nếu học thanh nhạc và nắm vững kỹ thuật thanh nhạc tử tế!
"Trăm nghe không bằng một thấy"!Điều này cũng tương đương trong lên dây piano, nếu lên đúng và chuẩn xác, thì tiếng đàn sẽ nghe có một bồi âm (over-tone) tạo ra tiếng đàn rõ ràng chuẩn xác nhưng giai điệu khi nghe thì long lanh, cực đẹp, mà cái đó (âm thanh/giai điệu long lanh, cực đẹp này) cũng được coi là vocal naturel!
Hà Trần em chưa được nghe trực tiếp. Còn 3 di va đi vấp kia em nghe trực tiếp trong vòng 4-5 năm nay rồi. Già rồi nên chỉ gào là khỏe chứ nghe chán lắm.Hồi tối em nói chuyện phiếm với đứa em, tự dưng đá sang phạm trù tai nghe rồi nó bảo có bạn Võ Hạ Trâm hát live vực đỉnh. Xứng đáng là thế hệ Diva thực thụ sau thời Nhung - Linh - Lam - Hà. Em nghe thử thì đúng là hay thật, giọng xuất sắc.
Rồi nghe bạn ấy hát bài "Mùa hè đẹp nhất" xong, thì Youtube nó hiện đề xuất luôn bản của Hà Trần 3 năm trc hát bên PBN. Cắm tai nghe vào và rã rời luôn vì hay, nghe giọng rung và ngân dài nó gõ từng nhịp 1 vào màng tai nghe mà phê lòi nhĩ (tai nghe tốt 1 chút).
Thực sự nghe Hà Trần hát thấy t/mái, phiêu lãng, "phê cần" hơn 3 Diva còn lại. 3 chị kia giọng đều khỏe hơn nhưng hát thấy khoe nhiều quá nên nghe hơi mệt và tỉnh.