Thực ra NN có lâu rồi, chúng ta cần nhìn đúng bản chất của đề nghị này không áp dụng với những những tội nghiêm trọng.
Với những tội nhẹ để bớt gánh nặng cho bộ máy, chân đeo chip không tháo ra được. Nếu như vi phạm ra khỏi phạm vi nhà của phạm nhân thì sẽ bị xử nặng thêm và thành án giam giữ.
Nói thì dễ nhưng áp dụng thì khó.
Đúng ở những nước đang phát triển tam đầu chế họ có quản thúc tại gia nhưng nó minh bạch.... tam quyền giám sát lẫn nhau..còn nếu vào một nước kiểu ( thúc cùi chỏ chấn thương lồng ngực ngã dập mặt ) thì nó là một dạng cơ chế xin cho.
Nếu nói áp dụng như các nước đang phát triển thì sao không ưu tiên bàn giao quyền giam giữ phạm nhân cho bên tư pháp ...... hay làm cái đó trước tiên rồi làm tiếp cái quản thúc tại gia.
“.......ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị ************* đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, chính thức đặt nền móng cho các hoạt động về cải cách nền tư pháp.
Nghị quyết 49 đã nêu ra một loạt phương hướng đề án như Hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp, xã hội hóa các hoạt động công chứng và thừa phát lại, nội dung này đã được thực hiện trên thực tế.
Hay như nội dung “Nghiên cứu trình Quốc hội xem xét việc thành lập Ủy ban Tư pháp của Quốc hội” cũng đã được thực hiện.
Nghị quyết 49 cũng nêu “Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch, các đề án và lộ trình để cụ thể hóa các nhiệm vụ cải cách tư pháp hàng năm; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp…”. Nội dung này cũng đã được thực hiện.
Đặc biệt trong Nghị quyết 49 có đề ra mục tiêu như từng bước sửa đổi hoàn thiện pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp… thì những mục tiêu này cơ bản đã được thực hiện.
Nhưng có một mục tiêu liên quan đến công tác giam giữ mà đến năm 2010 vẫn chưa được thực hiện, không chỉ thế cho đến mãi hiện nay đây vẫn còn là một vấn đề tranh cãi, đó là mục tiêu “
Chuẩn bị các
điều kiện
về cán bộ, cơ sở vật
chất để
thực hiện việc chuyển giao tổ chức và công tác thi hành án cho Bộ Tư pháp”.
Theo nội dung này của Nghị quyết 49 thì công tác thi hành án sẽ được chuyển giao sang cho Bộ Tư pháp quản lý. Thực hiện theo tinh thần này năm 2005 Bộ Tư pháp khi đó đã đề xuất
chuyển giao lực lượng quản lý trại giam từ Bộ Công an sang cho Bộ Tư pháp.
Theo ý kiến của Bộ Tư pháp khi đó thì qua khảo sát phần lớn các nước như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc… đều giao cho Bộ Tư pháp quản lý thi hành án hình sự và các trại giam để dân sự hóa hoạt động thi hành án hình sự.
Theo Bộ Tư pháp giải thích thì dân sự hóa – có nghĩa là lực lượng quản lý trại giam sẽ không phải là lực lượng vũ trang. Lực lượng quản lý trại giam sẽ không trang bị vũ khí “nóng”, chỉ có một số công cụ hỗ trợ như dùi cui, roi điện…
Bộ Tư pháp cũng cho rằng việc chuyển đổi nhằm bảo đảm sự khách quan, vì cơ quan điều tra vừa có chức năng điều tra, lại vừa trực tiếp giam giữ họ thì không bảo đảm khách quan.
Trước những lo ngại xáo trộn, Bộ Tư pháp khi đó cho rằng việc chuyển đổi được thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao “trọn gói” toàn bộ nhân sự, tổ chức, bộ máy thi hành án hình sự hiện có. Vì thế sẽ không tạo ra sự xáo trộn về tổ chức và cán bộ cũng như về cơ sở vật chất và kỹ thuật.
Sau đó 10 năm, vào năm 2015 khi thảo luận ban hành Luật thi hành tạm giữ, tạm giam Ủy ban tư pháp của Quốc hội lại nêu lại đề xuất chuyển giao cơ quan quản lý trại giam từ Bộ Công an sang Bộ Tư pháp.
Đề xuất nhằm mong muốn tách bạch giữa các hoạt động giam giữ và điều tra để ngăn ngừa giảm bớt các vấn đề bức cung nhục hình, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự,
nhưng một lần nữa đề xuất của Ủy ban Tư pháp đã không được chấp nhận.....”
Nếu cái đó chưa làm được thì không nên bàn cái giam tại gia.