Đọc mới thấy nhiều người chưa hiểu và phân biệt về BHNT (bảo hiểm nhân thọ), BHSK (bảo hiểm sức khỏe), BHXH (bảo hiểm xã hội), BHYT (bảo hiểm y tế).
E ko làm bảo hiểm nhưng vk có đăng ký làm bảo hiểm (thực tế là có học 1 khóa để lấy mã mua cho e - giảm chiết khấu năm đầu). Em hiểu về các loại bảo hiểm như sau: nếu chưa đúng các cụ biết thì bổ sung và trao đổi nhé.
1. BHNT là hình thức bảo hiểm tích lũy người tham gia (NTG) nộp 1 khoản phí cố định (hàng quý, năm) trong thời gian đã đc ấn định (thường trên 10 năm đến 25 năm) theo từng gói giá trị.
Khi có sự việc xảy ra gây mất sức lao động, thương tật, mất thì cty BH sẽ chi trả mức bồi thường tương ứng (có quy định trong hợp đồng BH), người được hưởng là người thân của NTG: cha mẹ, vợ chồng, con cái... hoặc người thụ hưởng được ghi trong hợp đồng.
Theo bảng tính của tư vấn thì số tiền tích lũy khi hết hạn hợp đồng cao hơn tổng số tiền đóng định kỳ cộng lại. E ko kiểm tra lại nhưng nhớ đâu tương ứng lãi suất hàng năm chỉ khoảng 2-3%.
BHNT thì NTG là người chi trả nhưng hưởng lại là người thân của NTG.
Bản chất phải thấp hơn lãi suất ngân hàng vì cty BH cũng chịu 1 phần rủi ro khi có sự việc xảy ra.
BHNT 1 phần giống BHXH ạ. Có nhiều điểm khác. Mỗi điểm khác có ưu nhược điểm riêng. E ko phân tích kỹ đc do ngại viết.
2. BHSK là chi phí bảo hiểm (không hoàn lại, không tích lũy) NTG đóng định kỳ (hàng quý hoặc cả năm) và có giá trị trong 1 thời gian nhất định (e thấy chủ yếu là 1 năm). Chỉ 1 năm do sau 1 năm có biến động thì năm sau sẽ đc điều chỉnh. Ví dụ: năm mua BH NTG đc chi trả cho mục nằm viện do mổ sỏi ống mật chủ thì năm sau sẽ bị loại trừ ko đc bảo hiểm khi có chi phí phát sinh liên quan đến sỏi mật, mật, ống mật chủ. Nếu không phát sinh chi phí BH thì có thể ký tiếp (trừ trường hợp chuyển sang giai đoạn tuổi khác sẽ có mức phí khác).
Khi có sự việc xảy ra bên bảo hiểm sẽ thanh toán toàn bộ hay hỗ trợ 1 phần chi phí y tế, hỗ trợ nhiều dịch vụ liên quan. Các hỗ trợ này tùy từng gói mua sẽ quy định cụ thể NTG đc hưởng như nào, mức hưởng bao nhiêu.
Ví dụ NTG mua gói cơ bản thì nằm phòng dịch vụ tầm 2tr/ngày (nằm phòng cao hơn thì tự bù tiền, phòng thấp hơn thì BH trả 100% tiền phòng) nhưng nếu mua gói VIP nhất thì đc nằm phòng 5tr/ngày. Tương tự một loạt dịch vụ khác kèm theo.
BHSK thì NTG đc hưởng là chính. Người thân gián tiếp được hưởng dịch vụ thôi.
VD với 1 số sự việc (em gọi sự việc chung chung) nếu NTG nằm viện sẽ thấy khác nhau rất nhiều khi nằm BV tư với BV công. Nhiều lúc NTG nằm viện mà ko cần người nhà trông nom, chăm sóc do dịch vụ tốt. Hoặc có phải trông nom cũng rất nhàn. Cái này thì ai đã nằm điều trị BV tư hoặc phòng VIP- phòng DV BV công thì rất rõ ạ.
(E đã chăm nhiều người thân, vk, các con và e cũng phải nằm BV công 13 ngày nên rất thấu cái này).
BHSK này nó 1 phần giống BHYT. Khác lớn nhất là chi phí cao theo từng gói và chỉ áp dụng trong 1 năm. Các năm tiếp theo có thể tái tục có điều chỉnh. BHYT thì phải đóng liên tục đủ năm đến tuổi hưu và được hưởng đến suốt đời.
3. BHXH là bảo hiểm bắt buộc NTG (người lao động có quản lý, có đăng ký, hoặc người lao động tự do...) đóng theo định mức (barem) theo quy định của NN. Nó không coi là sản phẩm tích tũy mà mang tính chất an sinh xã hội. Trích 1 phần thu nhập khi còn có sức lao động để đảm bảo mức sống tối thiểu trong tương lai (lĩnh lương hưu) khi không còn sức lao động. Trong BHXH còn có bảo hiểm thất nghiệp...
4. BHYT cũng là bảo hiểm mang tính chất an sinh bắt buộc đối với người lao động. Thường đóng kèm với BHXH. Hiện nay có thể tự đóng chỉ BHYT ở phường, xã, trẻ e dưới 6 tuổi và người già trên 65 tuổi được miễn phí. Tức là NTG có thể đóng tại phường, xã với mức đóng tối thiểu (e nhớ ko nhầm đâu 500k/năm)
BHYT mang tính chất an sinh nên tất cả NTG chỉ được hưởng chung 1 mức chi trả của BHYT đối với tất cả các dịch vụ y tế. Tức là NTG có kê khai mức thu nhập 50tr / tháng và đóng BHXH + BHYT 32% là 16tr cũng như NTG chỉ đóng BHYT 500k/năm. E nói 32% là cả phần doanh nghiệp đóng cho người lao động nhé vì bản chất DN cũng lấy từ lãi do NLĐ làm ra mà đóng thôi. Cái này cũng hơi bất công nhỉ.
Qua các phân tích trên thì các cụ tự nhìn nhận thêm về ưu nhược điểm của các loại BH.
Việc nhiều người gọi các loại BHNT là lừa đảo chắc chắn là do không đọc kỹ hợp đồng, tìm hiểu chưa kỹ các loại, gói BHNT phù hợp và đại đa số gặp phải TV bảo hiểm non chuyên môn hoặc có chuyên môn nhưng không có tâm. Trong tất cả hợp đồng BHNT (hay hợp đồng với Ngân hàng) đều có các điều khoản cực kỳ chặt chẽ có lợi cho phía cty BH (hay NH). Thực tế việc này mục đích chính vẫn là tránh trục lợi BH và tối thiểu rủi ro của cty BH. Trước khi tham gia e cũng phải kê khai về sức khỏe, căn cứ vào đó cty BH sẽ ra một hợp đồng trong đó loại bỏ các BH đối với bệnh liên quan đến vấn đề sức khỏe e đã kê. Sau đó còn phải kiểm tra tổng quát tại 1 bệnh viện do cty BH chỉ định. Khi có kết quả khám mới chính thức thông báo nộp tiền. Hợp đồng cũng ghi rõ có hiệu lực BH sau bao nhiêu ngày (thời gian cũng tùy từng loại bệnh nữa nhé). Sau khi tham gia e lại thấy cần mua sớm khi có nguồn thu nhập ổn định, phù hợp.
Cá nhân e thì ngoài BHXH (có sẵn BHYT) của DN thì chỉ đóng BHNT (đâu tầm 20tr/năm) cho e và trọn gói BHSK (tầm hơn 30tr/4ng) cho cả nhà. (E xin đính chính lại là cả BHNT và BHSK là 32tr/năm). Em ko nói mua bên nào tránh các cụ lại nghĩ e PR nhé.
Ngoài việc tìm hiểu có nên tham gia BHNT với BHSK không thì việc cân nhắc, tìm hiểu kỹ mức phí đóng BHNT và BHSK là rất quan trọng.
Cụ thể e thấy mức đóng BHNT 20tr/năm cũng tương đương BHXH. Khi hết hợp đồng (đóng 18-20 năm, hết hạn 25 năm) đâu được hơn 500tr. Cũng gọi là đc 1 cục.
Còn BHSK trên 30tr/năm là mỗi người tầm 8tr/năm. Mức này tương ứng với đc chi trả phòng dịch vụ 2.5tr (hay 3tr gì đấy). Mức phòng của Vinmec thấp là 3.5tr (có 1 mức cao hơn đâu 5.5tr), Tâm Anh 3.1tr. Các mức phòng dịch vụ của BV công tối đa cũng chỉ 2tr. Phòng dịch vụ BV công cũng khác phòng thường nhiều lắm ạ, cả cơ sở vật chất lẫn chế độ thăm khám, hỗ trợ y tế, dịch vụ...
Thực tế theo e thấy tham gia BHNT và BHSK phù hợp với người/hộ gia đình có mức thu nhập trung bình và trung bình khá (từ 15-60tr/tháng hoặc 30-100tr/tháng đối với hộ gia đình). Với mức thu nhập thấp hơn thì là gánh nặng tài chính. Với mức thu nhập cao hơn thì nên chuyển qua tích lũy đầu tư bằng hình thức khác vẫn có tài sản đảm bảo và thu nhập chủ động từ tài sản tích lũy.