Công nhận các cô lái tay to thật. Cái vô lăng này đâu phải như xe giờ.Đây cụ
Công nhận các cô lái tay to thật. Cái vô lăng này đâu phải như xe giờ.Đây cụ
Xăm- tên nhân vật trong tác phẩm "Hòn đất" của Anh Đức (hs học từ thời sách giáo khoa cũ trước 1990). Cái chứa hơi trong lốp xe(Chambre -tiếng Pháp) gọi là SĂM chứ không phải XĂM.Trùng tên với một nhân vật có trong chương trình dạy văn phổ thông.
Cụ xem nhé. Thằng Xăm là ác ôn, đây là trích đoạn để cụ nhớ:Em nhớ Hòn đất có học,nhưng chỉ là 1 đoạn trích. trong đoạn trích làm gì có đoạn thằng Xăm nhỉ
Cảm ơn cụĐây cụ
...thì vẫn luôn luôn là Xăm, chứ Săm thì lại không phải là trùng tênXăm- tên nhân vật trong tác phẩm "Hòn đất" của Anh Đức (hs học từ thời sách giáo khoa cũ trước 1990). Cái chứa hơi trong lốp xe(Chambre -tiếng Pháp) gọi là SĂM chứ không phải XĂM.
Đúng thật...thì vẫn luôn luôn là Xăm, chứ Săm thì lại không phải là trùng tên
Ý em muốn nói bà mẹ đặt tên con như thế là sai so với tích nó ra đời từ việc săm lốp!Xăm- tên nhân vật trong tác phẩm "Hòn đất" của Anh Đức (hs học từ thời sách giáo khoa cũ trước 1990). Cái chứa hơi trong lốp xe(Chambre -tiếng Pháp) gọi là SĂM chứ không phải XĂM.
Các bố viết tiểu thuyết xưa toàn hư cấu bậy bạ. Viết kiểu ta thắng, địch thua; cái đẹp thuộc về ta, cái xấu thuộc về địch. Rồi phóng đại, ngoa dụ, điêu hớt các kiểu con Đà điều. Ngày đó, ng đọc cứ tưởng thật...Thằng Xăm ác ôn lắm. Nó bắt dc VC, nó cho người khoét hậu môn rồi xua cho chạy. Ruột tụt ra lòng thòng....Em nhớ là đọc có đoạn đó,
Cụ chia sẻ lên đây đi, nó chắc chắn sẽ rất hữu ích ạ. Học lái xe bây giờ thầy còn chả biết mấy thứ đó nói gì tròTất cả những cái nhanh của bác sai hết đấy!
Hôm cuối cùng trước khi rời nước Đức em mượn cái xe tải chở hàng lên Berlin gửi về nhà (em gửi tổng cộng 810kg; hàng về cùng chuyến bay).
Lúc về trời đổ mưa và nhiệt độ bất ngờ tụt xuống âm rất sâu. Nước trên mặt đường đóng băng. Nhìn thấy những cái xe phía trước nhảy vũ ba lê rồi phần lớn sa xuống rệ đường vì bất ngờ chẳng ai chuẩn bị xích em cũng tưởng không mang được xe về trả. May nó là cái xe tải nên nặng hơn, không đến nỗi bị như vậy.
Mặt đường đóng băng cực trơn, đi bộ cũng ngã, còn tuyết khô thì đừng đi nhanh quá sẽ không đến nỗi trơn lắm.
Đi đường trơn, nhất là quá trơn thì mọi động tác nhanh, không chỉ mỗi đánh lái mà cả phanh, ga,... đều làm cho cái xe mất kiểm soát ngay lập tức, kể cả những cái xe được trang bị đủ các tiện ích chống trơn trượt hiện đại bây giờ (cái xe em đang chạy bây giờ được trang bị tiện ích gọi là "Rocking" để vượt hố lầy, nguyên lý của nó không khác cách ông thầy dậy ngày xưa, chỉ "tự động" hơn thôi)!
Các mẹ quá giỏi ý chứCác bà, các mẹ ngày xưa giỏi quá
Ngoài mấy cái yêu cầu cơ bản về phần cứng như lốp xe,... thì người lái nên tự nhận biết mặt đường mình đang chạy nó như thế nào.Cụ chia sẻ lên đây đi, nó chắc chắn sẽ rất hữu ích ạ. Học lái xe bây giờ thầy còn chả biết mấy thứ đó nói gì trò
Cảm ơn cụNgoài mấy cái yêu cầu cơ bản về phần cứng như lốp xe,... thì người lái nên tự nhận biết mặt đường mình đang chạy nó như thế nào.
Cái xe dù được trang bị gì thì cũng không thế thắng nổi các quy luật vậy lý: quán tính, ma sát của lốp với mặt đường, nên những tiện ích chống trơn, cân bằng điện tử, phanh khẩn cấp,... chỉ giúp tự động giảm bớt không bắt cái xe phải ở ngưỡng không thể vượt qua. Mỗi một hãng có cách nhìn nhận và đặt chương trình khác nhau cho mỗi cái xe họ làm ra. Người lái không hiểu, lại quá tin vào những quảng cáo để bắt cái xe vượt qua ngưỡng thì tai nạn sẽ chẳng tránh khỏi.
Lên 1 cái xe lạ, ngoài kiểm tra vô lăng (độ ăn lái), chân ga, thì phanh là điều cần thiết. Chạy xe quen thì người ta sẽ tự cảm thấy được cái xe và mặt đường (theo dần độ mòn của lốp). Nhưng xe lạ thì phải chạy 1 đoạn ngắn để thử.
Vào đường trơn tất nhiên phải giảm tốc độ.
Trên đường trơn người ta phải cố tránh phanh gấp, phanh chết (cố gắng nhìn xa phán đoán mặt đường để tránh). Có thể cách đi hiện nay của em không phù hợp lắm với những cái xe hiện đại, nhưng thật sự em rất ít khi sử dụng phanh. Nếu xe số sàn thì rất chịu khó chuyển số. Có nhiều lúc chuyển số xong không sử dụng, vì phải sang số khác (và có khi về số cũ). Nhưng chạy như vậy máy rất khỏe, bền. Có lần đi cùng nhau, em chạy xe Zace, cậu em rể lái cái Avalon bản lmd mà cứ đòi đổi để xem cái Zace nó như thế nào, vì cậu ấy chạy kiểm gì em cũng bám được theo đúng khoảng cách.
Ngoài phanh, trên mặt đường rất trơn thì người ta phải cố tránh mọi sự điều khiển mạnh khác. Có thể phải chấp nhận máy gõ nhẹ, đẩy lên số cao hơn để bánh không bị trượt do lực kéo máy quá mạnh. Rất hạn chế dùng phanh, mà chỉ bằng ga và số. Lúc nào cũng nên nhớ bánh xe còn quay được thì còn điều khiển được xe, nhất là cái đôi bánh động lực (điều này nên nhớ và biết cầu động lực khi quay xe 1 cầu trên mặt đê hay gần giống như vậy). Ngay nay có ABS chống bó phanh, nhưng nó cũng không phải là vạn năng khi vào đường rất trơn. Ngày trước ông thầy em dậy trước khi vào cua thì ngoài giảm ga, nên phanh nhẹ để giảm tốc độ, nhưng bắt đầu vào cua thì ngược lại, nên ga nhẹ cho bánh động lực bám đường. Tốc độ như thế nào thì tùy đường. Sang bên Đức do phải thi lại vì hết thời gian đổi bằng cũng được họ dậy như vậy. Cua ở đây có thể là cua trên đường hay lúc cần tránh vật cản ở đường trơn, tốc độ rất chậm. Hồi bên ấy vào mùa đông em thường xuyên phải chạy mặt đường đóng băng. Ban ngày mưa, nhiệt độ dương, đến đêm gió lạnh về, nhiệt độ giảm âm sâu, nước trên mặt đường đóng băng. Do đi sớm nên GTCC của họ chưa đi rải đá răm chống trơn. Xe em chẳng được trang bị cái gì hết, kể cả ABS cũng không có, chỉ ì ì số 2 chạy chưa đến 10 cây/giờ, nhưng chỉ cần chạm nhẹ phanh là bánh bó cứng, cái xe trôi như nó thích. Lúc đó càng đánh vô lăng, càng phanh nó càng chẳng theo ý muốn. Sợ nhất là chạm vào xe khác đang đỗ ven đường, vì sẽ mất rất nhiều thời gian chờ chủ xe (và có khi còn cả xxx) tới giải quyết. Còn chạm vào gốc cây hay vật cản khác ven đường thì cũng bị rất nhẹ, do tốc độ cũng chậm. Bị như vậy người ta phải bình tĩnh đạp đi, đạp lại phanh (đạp nhanh, thả nhanh) vài ba lần thì có khi má phanh lại nhả ra. Cảm thấy vô lăng bắt đầu điểu khiển được thì hơi ga nhẹ, rồi nhả dần ga cho bánh xe bám đường, cần thiết giảm tốc độ tiếp thì lùi về số 1 kết hợp với côn, nếu không cứ số 2 tiếp tục chạy!
Ngay gần nhà bà ngoại em là nơi giặc cắt cổ bà Mạc Thị Bưởi, nhìn nó tàn bạo lắmCụ xem nhé. Thằng Xăm là ác ôn, đây là trích đoạn để cụ nhớ:
"Thằng Xăm bước tới trước mặt mẹ Sáu, khoát tay chỉ về phía cây dừa treo Sứ:- Con của bà nó cứng cổ lắm, nên nó đã bị treo lên kia kìa! Bà tới nói phải quấy cho nó nghe đi! Ông thiếu tá hứa nếu bà nói nó ưng chịu đầu hàng và kêu gọi tụi trong hang đầu hàng thì ổng cho hạ dây thả nó liền.Thằng Xăm nói chưa hết câu, mẹ Sáu đã dang tay vẹt mấy tên lính trước mặt, chạy nhào về phía Sứ.Sứ trông thấy đôi tay nghều ngào, mái tóc bạc trắng bay xõa của mẹ. Và chiếc khăn rằn đỏ trên vai mẹ chị rơi xuống đất. Còn mấy bước nữa đến chỗ Sứ, mẹ không đi được nữa, chân mẹ lóng cóng, khuỵu xuống. Nhưng mẹ nhổm lên, chạy tới. Cuối cùng, Sứ nhận ra đôi tay mẹ lập cập quàng lấy bắp chân mình, ôm riết. Rồi đầu mẹ, mặt mẹ giúo vào chân chị. Liền đó, chị nghe sao bắp chân mình ướt nóng, giàn giụa. Tiếng mẹ chị bắt đầu nấc lên ở bên dưới, nghẹn tắt. Sứ mở to mắt, nhìn xuống mái tóc bạc phơ và đôi vai gầy của mẹ đang rung rung. Lòng đau điếng, Sử ngoảnh nhìn nơi khác. Đôi mắt Sứ vụt đỏ hoe, không chớp. Nhưng Sứ cố nén, để nước mắt khỏi trào ra. Sứ muốn khóc, nhưng chị cưỡng lại. Chị không muốn để bọn giặc hiểu lầm một lần nữa, và để mẹ mình khỏi đau đớn thêm. Chị hồi hộp mong sao mẹ đừng thốt một lời nào, đừng nói một tiếng nào. Giữa lúc này, chị mong mẹ cứ im lặng, và thương chị, mẹ hãy cứ ôm chị thế đó, như ngày nào chị còn bé dại. Như chị cũng đã tính, nếu như vì quá thương chị mà mẹ lỡ nói với chị lời nói không phải, thì chị cũng không nghe theo đâu. nhưng như vậy ắt chị sẽ đau đớn. Thật là chưa bao giờ, chưa lần nào Sứ phải riết giữ lòng mình một cách quyết liệt đến thế. Cũng chưa lần nào chị có cái cảm giác xao xuyến lạ lùng đến thế. Đôi tay đó, khuôn mặt đó giờ đang áp vào chân chị, truyền khắp người chị một tình yêu giãy giục.Hơn cả con mình, mẹ Sáu còn oằn oại gấp bội. Hai mươi bảy năm đẻ con ra và nuôi con lớn lên, mẹ đã nặn vắt từng giọt sửa, chắt chiu từng tấm áo. Đôi chân thon thả treo lư lửng này đây, chính mẹ là người trông thấy nó cất bước đi chập chững đầu tiên. Còn suối tóc mượt mà rủ xuống tới vai mẹ đây, chính mẹ cũng đã vuốt ve khi nó hảy còn lơ thơ bệt dính trên đầu. Rồi những tiếng ngọng nghịu, rồi những ngày mẹ lâm vào cảnh góa bụa, chính đứa con gái này đã cảm hiểu và đỡ đần cho mẹ nhiều nhất trong những năm tháng gieo neo. Mà lúc lớn lên, đứa con ấy nào có sung sướng gì cho cam! Nó lại cun cút nuôi con. Đới mẹ thế nào, đời con gái lớn mẹ cũng thế ấy. Một đứa con như thế mà lại phải dứt ra, mẹ Sáu không đau lòng sao cho được!Nhưng muốn giữ lấy con, mẹ càng không thể nói những lờn bọn giặc buộc mẹ nói.Thiêng liêng hơn đứa con mang nặng đẻ đau đó còn cả xóm làng này, còn cả cái hang đang chống trả quyết liệt này. Thiêng liêng hơn đứa con của mẹ là cuộc cách mạng mà mẹ suốt đời tin tưởng và gắn bó.- Bà già, bà nói đi! Nếu bà muốn cho con bà sống thì bà nói sao cho nó nghe đó thì nói!Thằng thiếu tá đứng bên lại nhắc. Đôi chân hắn rậm rịch cứ như dẫm lên ổ kiến lửa. Thình lình, Sứ bỗng thấy mẹ buông rời chân mình ra. Mẹ chị day qua phía thằng thiếu tá. Sứ nghe rõ từng tiếng mẹ mình nói:- Con tôi lớn rồi, nó có khí khôn của nó... ý nó muốn sao xin cứ để nó liệu lấy!Nghe mẹ nói thế, Sự chịu không nổi nữa, nước mắt chị trào ra, chảy ròng ròng. Chị vặn mình trên dây la lớn:- Cởi dây cho tao xuống, mau đi!Tên thiếu tá nhìn thằng Xăm, nháy mắt. Thằng Xăm ướm hỏi:- Sao, chịu rồi hả?- Được rồi, mở dây cho tao đi! - Sứ nói- Mở dây cho nó... tụi bây. Đem micro lại đây!Bọn lính tháo dây buộc nơi cái cọc cặm bên dưới. Sợi dây từ từ buông hạ Sứ xuống. Người chị nghiêng nghiêng, trông chừng không thể đứng được. Bà mẹ giơ cả hai tay đỡ lấy con. Do đó, lúc chân Sứ mới chạm đất, thì đầu chị đã áp vào vai mẹ. Rồi cứ thế, chị ôm chặt lấy mẹ. Chị hôn khắp khuôn mặt nhăn nheo giàn giục nước mắt của mẹ. Chị hôn gấp gấp và sau rốt chị chỉ nghẹn ngào thốt được một câu đứt quãng: - Mà, má... má nuôi con Thúy cho con nghe má!...Tên thiếu tá bước tới, tách bà mẹ ra khỏi Sứ. Hắn nói:- Thôi, đủ rồi, bấy nhiêu đủ rồi!Hắn đưa hai tay chỉ về phía tên thiếu ủy tâm lý chiến đang cầm micro chực sẵn bảo Sứ:- Nói đi!Sứ hỏi:- Nói sao?- Nói như lần đầu tao biểu, kêu mấy thằng đó buông súng đầu hàng. Cứ vậy mà nói!- Mở trói cho tao đi!- Không. Nói rồi sẽ mở trói!Sứ không thốt thêm một lời nào nữa. Chị bước tới và nhanh như cắt, chị co chân đá thốc cái micro trên tay thằng thiếu úy. Chiếc micro văng hắn đi, lôi thốc theo cả sợi dây điện. lăn lông lốc.Tên thiếu tá kêu ré lên một tiếng như bị ai bóp cổ. Hắn nhảy tới, đấm túi bụi vào mặt Sứ. Bà mẹ xổ vào. Hắn vung tay gạt mẹ ngã quay lơ ra, la lớn:- Xăm chặt đầu con nhỏ này cho tao!Thằng Xăm rút soạt lưỡi "cúp cúp" sáng loáng xông tới như một con thú. Hắn co thúc cánh tay bị thương sát vào bụng, vung dao lên chém mạnh vào gáy Sứ. Nhưng kỳ lạ quá, nhát dao đầu tiên đó mới chạm vào bỗng thấy bật trở lại. Thằng Xăm chém tiếp hai nhát thiệt mạnh nữa. Đầu Sứ chỉ chúi giật tới trước. Cả ba nhát dao đều chém không đứt đầu chị. Thằng Xăm chùn tay, thở hồng hộc. Hắn liếc nhìn lưỡi dao, ngờ vực. Nhưng đây nào phải vì lưỡi dao Mỹ không bén! Đây tại bởi tóc chị Sứ dày quá. Đây chính bởi lưỡi dao chạm phải một suối tóc tốt tươi nhất, suối tóc của hai mươi bảy tuổi đời con gái, vừa mượt vừa dày, gồm muôn ngàn sợi bền chặt rủ từ đỉnh đầu bất khuất đó tủ chấm xuống sát đôi gót chân bất khuất đó.Bà mẹ đã ngất đi trên bãi cỏ.Mãi khi hai tên biệt kích xông vào phụ lựa, hè hụi chụp tóc Sứ kéo ngược ra phía trước, thì thằng Xăm mới chém một nhát trúng gáy Sứ. Nhưng chị vẫn chưa chết. Thằng Xăm vung dao lên định chém nữa thì bỗng tên thiếu tá giơ tay ngăn lại:- Thôi đừng, đừng chém, treo nó lên!Bọn giặc lại rút Sứ lên thân dừa, tên thiếu tá hậm hực nói:- Để nó ngắc ngoải như vậy, hay hơn. Để nó rên cho thấu tới tai tụi trong hang!... Sau khi chém đến dao thứ tư, thằng Xăm bỗng liệng dao ôm vai lảo đảo đi tới bên gốc dừa. Hắn tựa lưng vào thân dừa, mở cúc sáo ngựa. Nơi bả vai bên trái của hắn, chỗ có buộc băng, thấy nhuộm đỏ máu. Không phải do ai đâm ai chém, mà là vì hắn đã ráng quá sức để chém Sứ, nên vết thương của hắn bị chấn động, phá miệng và máu hắn mới ồng ộc tuôn ra thế đó".
Ông già vợ em, lính trinh sát chiến trường quảng trị, ông tả 2 thằng đang trườn vào qua hàng rào, bỗng nghe uỳnh phát, máu thịt đồng đội bắn tứ tung trước mặt, ông bò ngay sau choáng váng và bê bết bò về may còn sống.Cũng do môi trường tạo nên thôi các cụ ạ, ko muốn bẻ lái nhưng thực sự để có đc ngày hôm nay là nhờ rất nhiều xương máu của thế hệ trước, vậy mà giờ (đa số) đầy tớ của dân nó hành dân kinh quá.
Tên em nó là Săm nhé.Hồi đó chị em thường lái GAZ 63, GAZ 51, Giải phóng, ít khi lái xe JIL157 hay Hồng Hà
Có chị xe bị thủng săm nằm đường, gặp anh chở đồ quân nhu đi qua dừng lại giúp thay lốp dự phòng. Sau đó sinh được thằng con trai chị đặt tên con là thằng Xăm.