Các cụ đều có lý cả, tuy nhiên trước khi làm việc đó các cụ cần nhớ là "mất đâu hầu đó"
Em cũng hơi thắc mắc là bàn thờ gia tiên của em cụ chủ để ở đâu, ai thờ cúng không thấy đề cập đến vì vậy giả thuyết là không có bàn thờ gia tiên ở chỗ mẹ em cụ chủ đang sống
1. Lúc sống mẹ ở nhờ nhà cô và mất ở đấy, vì vậy bàn thờ + bát hương để đón vong vẫn phải ở nhà bà cô. Trong 49 ngày (thất tuần) có các lề theo phong tục, hàng ngày cơm canh như khi sống ..... Đến khi đủ 100 ngày thêm 1 lễ nữa thì có thể rút gọn lại là thắp hương hoa hàng ngày cho vong linh được an ủi và siêu thoát.
Như vậy thì ít nhất cậu em cụ chủ phải nói chuyện với cô để xin phép tối thiểu là 100 ngày, sau đó mới có thể di chuyển đi về nhà vợ, nhà trọ ( nếu thuê - nhưng trường hợp này không khả thi vì nhà mới, chủ nhà...) hoặc nhà chùa (cái này có vẻ khả thi tuy nhiên chỉ hiệu quả nếu người mất được ít nhất 3 năm khi mà không còn vương vấn bụi trần)
Trong quá trình lo tang lễ,nơi chôn cất, sắp xếp dâng cơm hàng ngày, làm lễ thất tuần, lễ 100 ngày thì cậu em cụ chủ phải nhất nhất mời bố mẹ vợ đến dự vì là thông gia, quá trình chứng kiến con rể thành tâm, lễ hiếu như thế thì không bố mẹ vợ nào không xúc động cả, hơn nữa sau này chính cậu con rể sẽ kế tục việc thờ cúng bên vợ nữa, vậy còn lại chỉ là vấn đề thời gian.
Khi đặt vấn đề với bố mẹ vợ thì cần xác định khu vực để được 1 án thờ nhỏ đặt được bát hương và ảnh của bà cụ, có thể trong cùng gian ở của 2 vợ chồng nếu rộng hoặc trên gian thờ nhưng theo hướng khác với hướng bàn thờ đang có và thấp hơn 1 tý.
2. Cũng như ý 1 phần đầu,
Theo em cây có rễ, suối có nguồn, con người phải có tông chi họ hàng, vậy thì không thể không có bàn thờ gia tiên nơi thờ cúng các cụ và thờ cúng bố đẻ củ em cụ chủ, do vậy sâu 100 ngày thì xin chuyển bát hương và án thờ về nơi có bàn thờ gia tiên của em cụ chủ, sau 3 năm thì xin hóa bát hương và án thờ, chuyển chân hương lên bát hương gia tiên là được.
Ý em như thế có gì các cụ/mợ góp ý ....