Khó thế mà cũng nghĩ ra.
em thử đưa ra hướng lý giải theo nghiên cứu của mình:
đặc trưng cơ bản của người có tố chất CH lấn át là họ không có hoặc có rất ít tố chất sáng tạo. Về cơ bản thì họ lắm mưu, nhiều kế, kể cả thủ đoạn và có động lực rất lớn để đạt được mục đích, đặc điểm thứ 2 là trong các cuộc tranh giành quyền lợi, họ luôn luôn sẵn sàng đẩy các cuộc tranh chấp lên các đỉnh cao mới, vượt ngưỡng liên tục.
Khi ở giới hạn xung đột cao nhất, nếu là người có khả năng đảo chiều trong tư duy, thì họ sẽ nghĩ ra giải pháp mới và cách thức mới chưa từng có để giành thắng lợi, nhưng nếu tại đỉnh cao xung đột, thiếu tố chất sáng tạo, họ sẽ sa đà vào thuyết âm mưu. Vì nó vượt ngưỡng xung đột rất nhiều lần so với người bình thường cộng với đầu óc lắm mưu nhiều kế thì nói chung, sẽ thu hút được sự chú ý và tin tưởng của một số lượng người nhất định.
Ở đây ta thấy là những người có tố chất DC lấn át sẽ là một sự bổ sung cực kỳ quan trọng cho họ nếu giữa 2 bên hình thành một mối quan hệ cộng sinh và có một mục đích đấu tranh cao hơn tranh chấp quyền lợi giữa 2 bên.
Không có gì đáng ngạc nhiên nếu như Mr Trump sẽ chiến đấu đến giờ cuối cùng tại nhà Trắng và phe DC cũng sẵn sàng chờ đợi mà không hề nóng vội như năm nào anh Trump xông đến nhà Trắng.
Ở một góc độ khác thì các quốc gia cạnh tranh quyền lợi và ảnh hưởng với Mỹ là Nga và TQ là bậc thầy trong sáng tạo ra các thuyết âm mưu, ở một góc độ nào đó, họ là hình thái phát triển thái quá của phe những người mang tố chất CH, cộng với công cụ thể chế cho phép họ làm suy yếu trầm trọng phe DC. Cho nên cũng có thể xảy ra trường hợp họ theo đà bơm thuyết âm mưu vào làm rồi loạn và giảm uy tín của thể chế Mỹ. Xét về mặt bản chất , cũng như xét thêm lịch sử từ trước đến giờ, họ có thể và có khả năng cũng như có động cơ sẽ làm việc đó, .
Nếu xét về tầm nhìn dài hạn của thể chế, việc mất cân bằng giữa 2 cực quan điểm chính trị có 2 xu hướng giải quyết:
1. Đảo chiều liên tục để tìm điểm cân bằng, và chu kỳ của nó có thể là một nhiệm kỳ 4 năm
2. Xuất hiện người có khả năng thiết lập trạng thái cân bằng và kể từ đó chu kỳ an toàn sẽ được thiết lập lại.
Trong lịch sử gần nhất thì Mr Bill Clinton đã chấm dứt thời kỳ nắm quyền kéo dài của phe CH và thiết lập lại trạng thái cân bằng cho thể chế Mỹ.
Theo suy nghĩ của em, chu kỳ biến động của thế chế nó phải tính bằng nhiệm kỳ chứ không nhanh được.
ĐIều hy vọng lớn nhất là sau một vài lần đảo chiều, nó sẽ sàng lọc ra được người kiệt xuất có thể lãnh đạo được cả 2 phe CH và DC.
Mặc dù phải nói thực là cả anh Tin lẫn anh Bình đều muốn anh Trump giống mình là thành công nhất , thành công rực rỡ nhất