Bản thân em không có tham vọng gì, ngay từ nhỏ em đã không thích quyền hành mà chỉ thích tự do, tự tại. Em thích em làm, em tham gia , không thích chẳng ai ép được. Khi đi học được phân công và các bạn bầu chọn làm Bí thư hay Lớp phó lao động, em cũng từ chối hết. Cô giáo cấp 3 rất muốn em phát huy nhưng em thì không sao lay chuyển được. Phải nói rằng từ bé em đã vậy, không có một tham vọng rõ ràng gì, không phấn đấu điều gì. Nhưng rất lạ khi nói về F1 em bỗng dưng như 1 con người khác hoàn toàn. Tham vọng đầu tiên là chọn cho F1 một người Cha khiến nó tự hào. Chúng ta không có quyền chọn Cha Mẹ cho mình, nhưng người Mẹ có trách nhiệm chọn cho con mình 1 người Cha tốt. Khác với những người phụ nữ khác dùng đứa con để ràng buộc người đàn ông. Em thì có xin em làm Mẹ con Anh. Em phải xem xét Anh - gia đình Anh ,Bố Mẹ anh có xứng đáng làm Cha làm Ông bà nội người thân của con Em không. Ngoài ra em còn khác hoàn toàn ở suy nghĩ, sự giáo dục và môi trường sống rất quan trọng trong sự hình thành tính cách của 1 đứa trẻ, 1 con người trong xã hội. Tam giác đó là ( Gia đình - Nhà trường - Xã hội ). Mot hạt cát được con trai biển nuôi dưỡng nó sẽ trở thành 1 hạt ngọc trai không phải 1 hạt cát như bao hạt cát khác. Xã hội mở rộng, tầm nhin của chúng ta phát triển hơn. Bạn bè kết giao khắp mọi nơi. Trên face khi các bạn chia sẻ nền giáo dục ở các quốc gia phát triển. Đức / Nhật/ Pháp/ Sing nơi F1 của Họ đang được học tập khiến cho em có tham vọng với F1 của mình vô cùng. Em thích 1 vài lĩnh vực trong giáo dục mà ở VN lại chưa có. Học diễn xuất , học diễn kịch để con người đó sẽ làm chủ hành vi và biết cách quan sát nét mặt cử chỉ của đối phương . Vấn đề này được học từ nhỏ rất tốt cho EQ phát triển . Học hùng biện để tự tin giao tiếp tốt hơn ( VN đã có ). Nhưng có 1 môn học em rất thích cho trẻ đó là THIÊN VĂN HỌC từ bậc cơ sở. Thien Văn Học sẽ kích thích tầm nhìn sự khám phá của Trẻ con với thế giới khoa học. Thiên Văn Học cũng sẽ giúp cho tầm nhìn của trẻ phát triển hơn trong tương lai khi trưởng thành sẽ vượt qua biên giới quốc gia. Đó là về GD - VN không đáp ứng nhu cầu của em trong GD trẻ ở bậc cơ sở. Còn về mặt Xã hội. Ở VN vẫn là quê hương , nhưng môi trường ở VN không thực sự tốt để đào tạo một tri thức kiện toàn. Thể chế của chúng ta là số ít, sẽ che mất tầm nhìn về tương lai và sự so sánh của F1 mà em mong muốn, những vấn nạn xã hội sẽ khiến tri thức con người bị mai một. Khổng Tử đã có câu nói. Làm điều sai trái đọc sách vô ích. Tâm tính không thiện thờ cúng vô ích....Ở VN rất khó làm 1 tri thức tử tế, 1 người như vậy sẽ rất nghèo và có lẽ sẽ trở thành như những trường hợp cá biệt bị cô lập khi ( tố cáo ) vấn nạn. Em có tham vọng về tri thức nhiều lắm cho F1. Em thực lòng không muốn rời xa quê hương. Nhưng cứ khi nào em nghĩ về tương lai F1 em lại nảy sinh suy nghĩ đó. Các Cụ - Mợ có ai như vậy không ? Tất cả mọi người thân đều nói rằng không biết Con em sau này nó sẽ thế nào ...
. Em thì tin là em sẽ cố gắng giáo dục và có thể cho nó được 1 TAM GIÁC VÀNG ( Gia đình + Nhà trường + Xã hội ). Nhung có buồn không khi vì những tham vọng này mà phải rời bỏ tổ quốc quê hương
. Em sau này nếu có đi không phải vì mình mà vì F1 của mình. Cũng chẳng hiểu sao em lại tham vọng cho F1 học nhũng môn GD VN chẳng có như vậy....