Đến đây thì em có ngu ý là xin chỉnh 1 số cảm xúc của các cụ ( cả 2 phe) về những tiêu chuẩn khách quan và công bằng :
- Không nên dùng từ ngữ quy chụp cháu bé kia chỉ qua 1 hành động, tình huống mà quy cho cháu nó vào tội : Ngu; Láo; Mất dạy. Vì trẻ con, chúng nó cần phải có thời gian thì sẽ trưởng thành. Hơn nữa, cháu nó còn trong độ tuổi chưa ý thức được hành vi 1 cách chín chắn nên k thể vì 1 lỗi lầm mà quy chụp cháu nó vào 1 nhân cách.
- Không nên quy chụp ông bố kia hành động đòi kiện cáo là với mục đích câu tiền, câu danh hay vụ lợi. Với em, đó chỉ là 1 giải pháp mà cụ ấy cho là đúng và nên làm nhưng khách quan thì điều đó không phù hợp với chuẩn mực ứng xử.
- Cái mà chúng ta tranh luận chỉ nên hướng tới 1 mục đích chung , đó là kinh nghiệm về văn hóa ứng xử trong cuộc sống, từ phòng tránh đến xử lý và cả hậu xử lý. Đây không chỉ là bài học cho các cá nhân của tình huống kia, mà cho cả tất cả chúng ta đều có bài học cho mình.
- Tất cả nhưng từ ngữ mang tính cảm tính như :"thái độ" "láo toét""hỗn""vênh mặt"... chỉ là do cảm xúc của người phát ngôn trong 1 hoàn cảnh và 1 tâm trạng nhất định, không thể lấy đó làm tư liệu để phán xét và đánh giá.
- Về luật lệ, kiện cáo. E rằng, các vụ án liên quan đến bạo lực, hành hung, nếu bằng chứng thương tật không quá 11% thì chẳng tòa nào thèm xử. Trong trường hợp đó, có khi cụ người Nhật kia muốn ra tòa để kiện ngược lại vì tội Vu Khống, vì ông bố kia không đưa ra xét nghiệm thương tật quá 11%.
- Không cuồng người Nhật, nhưng theo em được biết, có thể bây giờ xã hội Nhật nó cũng hiện đại và không cổ hủ như ngày xưa. Nhưng 1 ông lão 60 tuổi thì vẫn nặng cái văn hóa Nhật xưa lắm, cái văn hóa mà nhặt được của rơi, trước khi trả người bị rơi còn phải xin lỗi rồi mới đưa ra của nhặt được, văn hóa dùng từ San với người khác, nhưng với người già phải gọi là Sama .... thì việc ông già 60 sốc với hành vi của 1 đứa trẻ với người già, với văn hóa công cộng như vậy và cách bảo vệ của ông bố như vậy thì không có gì là khó hiểu.