Không thể hiểu được các nhà làm luật nghĩ gì? Hình thức hóa trang thường được các lực lượng đặc biệt sử dụng trong các trường hợp đặc biệt. Vi phạm giao thông vốn là lỗi vi phạm hành chính không có gì đặc biệt tại sao lại phải dùng phương thức này? Phải chăng, trong con mắt của các nhà làm luật và xxx, những người dân như cháu và các cụ khi tham gia giao thông đều là những tội phạm nguy hiểm?
Mục đích của việc hóa trang là gì? Phải chăng là để trấn áp người tham gia giao thông, tăng cường khả năng xử phạt? Một xã hội chỉ nhằm mục đích thu tiền phạt thiếu tính giáo dục tuyên truyền thì mong gì có được văn hóa khi tham gia giao thông.
Trong các phương thức quản lý, đặc biệt là phương thức quản lý dựa vào cộng đồng đã được nghiên cứu và công bố trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì việc phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của công đồng là tối quan trọng. Khi cộng đồng nhận thức được vấn đề có nghĩa kiến thức và nhận thức bước sang giai đoạn mới là ý thức. Ý thức được hành thành trong cộng đồng trở thành văn hóa, tự nó điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong cộng đồng thông qua thái độ của cộng đồng với hành vi của từng cá nhân. Khi ấy, tính dân chủ và nhân văn được phát huy tối đa và là nền tảng của xã hội dân chủ.
Trong nhiều điều khoản quy định hiện hành của nước ta, đặc biệt trong vấn đề giao thông thật dễ dàng nhận thấy đây là hình thức quản lý kiểu Top - Down, áp đặt không thuyết phục được lòng dân từ khâu xây dựng, tuyên truyền, ban hành và thực thi văn bản quy phạm, khó có thể là chỗ dựa để xây dựng văn hóa giao thông cho xã hội.
Một xã hội mà người thực thi các văn bản quy phạm về hành chính mà phải hóa trang, cải trang thì đâu còn cái uy nghiêm của Luật pháp, đâu còn tính nhân văn, văn hóa. Do vậy, cụ chủ chẳng phí công phân biệt 2 loại đối tượng trên làm gì vì nó tựa tựa na ná giống nhau mà thôi. Xót xa với ý nghĩ, F1 của cháu, của các cụ sẽ thế nào trong xã hội này?