- Biển số
- OF-3957
- Ngày cấp bằng
- 22/3/07
- Số km
- 201
- Động cơ
- 553,852 Mã lực
Nuôi chim cảnh thì có khả năng. Chưa chắc có chỗ nuôi gà ạ
Cháu chỉ quan tâm rút cục nhà nước mà thực tế là nhân dân có phải bỏ thêm tiền ra để làm không, nếu có thì là Nguyễn Y Vân, cách chức 10 cục trưởng cũng thế thôi, không thay đổi về bản chất là đội giá.
Có thay Bt không cụNói chung là nên về cho thằng khác lên. Giờ cái bọn này phải thay tất may ra đường mới đẹp được
Cụ đừng úp mở thế chứ.Tin mới nhất là tạch rùi các cụ ah
Không làm thì hàng cột trồng đầy ra đấy để cho các cụ biểu diễn đu dây ??? Đau là lại vay tiếp bạn tốt thôi.Cháu chỉ quan tâm rút cục nhà nước mà thực tế là nhân dân có phải bỏ thêm tiền ra để làm không, nếu có thì là Nguyễn Y Vân, cách chức 10 cục trưởng cũng thế thôi, không thay đổi về bản chất là đội giá.
Có bài báo liệt kê một số cái "Tí" như của anh Thắng để các cụ tham khảo và "thông cảm" cho anh ấy. Hóa ra anh ấy nói cũng đúng. Cái "tý" của anh ấy chưa to.
Mấy hôm nay dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) bị báo chí khui ra vụ đội giá đến 339 triệu USD (tức khoảng 7.000 tỷ đồng, tăng 62%) so với 552 triệu USD được phê duyệt ban đầu, khiến ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam nói "điều chỉnh một tí đã rùm beng cả lên". Tôi thật... đồng tình với ông Thắng.
Các anh các chị báo chí cứ làm như có mỗi vụ này "điều chỉnh" vậy!
Tôi kể cho mà xem.
Ở Hà Nội, dự án đường 5 kéo dài trên địa bàn quận Long Biên và huyện Đông Anh, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả ngạn, dự kiến thực hiện từ 2005, tổng mức đầu tư ban đầu hơn 3.500 tỷ đồng. Ba năm sau điều chỉnh lên gần 6.700 tỷ đồng, chỉ tăng hơn... 3.100 tỷ.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội do Pháp, ADB và Ngân hàng Đầu tư châu Âu đồng tài trợ, dự kiến ban đầu là 783 triệu euro, điều chỉnh lên 1,275 tỷ euro, tăng 492 triệu euro.
Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tổng chiều dài 56 km, dự toán ban đầu hơn 3.700 tỷ đồng năm 2004, đến 2010 điều chỉnh lên gần 9.000 tỷ, tăng hơn 5.000 tỷ đồng.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: News.Zing.vn
Năm 2012, dự án cải tạo sông Tích tăng tổng mức đầu tư từ 1.600 tỷ đồng lên 3.100 tỷ đồng.
Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, điều chỉnh từ 19.000 tỷ lên 51.000 tỷ đồng.
Dự án đường vành đai I, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục tăng từ 3.400 tỷ lên 5.500 tỷ đồng.
Dự án cầu Nhật Tân phê duyệt 2006 đến 2009 khởi công đội thêm hơn 6.000 tỷ đồng.
Ở Hưng Yên, dự án củng cố nâng cấp đê tả sông Hồng 48 km, dự toán ban đầu năm 2009 hơn 1.500 tỷ đồng, sang năm sau tăng hơn 1.200 tỷ đồng.
Chưa hết.
Ở TP HCM, năm 2008, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên từ 17.400 tỷ ban đầu (2007) đến 2012 điều chỉnh lên hơn 47.300 tỷ, tăng khoảng 30.000 tỷ đồng.
Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè theo kế hoạch hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2008, nhưng phải gia hạn đến hết năm 2011, tăng từ 200 triệu USD lên 320 triệu USD.
Công trình bờ kè sông Cần Thơ 10km, tổng mức đầu tư năm 2007 hơn 711 tỷ đồng, khởi công vào tháng 5/2010, tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng.
Trong năm 2012, theo Báo cáo của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM, có 69 dự án tăng tổng vốn đầu tư thêm gần 2.900 tỷ đồng.
Một báo cáo của Bộ GTVT cho biết, trong vài năm qua tổng mức đầu tư của các dự án tăng trung bình 180% so với tổng mức được duyệt.
Trong đó, các dự án dài hạn như đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 tăng 292%, trung hạn như đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Nam sông Hậu, v.v... tăng từ 50 - 80%.
Thấy chưa, các anh chị nhà báo thiếu hiểu biết nên cứ làm ầm ĩ, chứ việc đội vốn công trình giao thông ở nước ta nó là "thiên kinh địa nghĩa" (đạo nghĩa muôn thuở), là những chuẩn tắc hằng thường của ngành rồi, thưa các anh chị! Cục trưởng Thắng không cần phải mất thời gian giải thích làm gì. Rõ ràng so với "truyền thống" thì gọi đó là "một tý" thật chính xác.
Hơn nữa, để việc đội vốn được thực hiện một cách thống nhất và xuyên suốt, theo tôi ngành nên soạn hẳn cẩm nang hướng dẫn. Các lý do đội vốn đều đã đi vào kinh điển, như giá nguyên liệu tăng, giá nhân công tăng, một số hạng mục phải giảm để tiết kiệm chi phí (nhưng tổng lại tăng, ấy gọi là điều bất ngờ tuyệt vời), dự toán ban đầu không sát thực tế, chúng tôi đã cố gắng hết sức... Từ đây về sau, hễ có dự án thì cứ ngay hôm lễ ký kết ta in cẩm nang phát tới tấp cho nhà báo, sau này đội vốn thì họ sẵn có tài liệu đấy mà viết bài cho nhanh?
Đấy là phương pháp truyền thông xã hội.
Còn, nếu để viết một kịch bản cho ngành, có lẽ, trí tưởng tượng của ta cũng có thể đi được... tương đối xa.
Trước tiên, thời điểm khó khăn này, có được dự án thì phải hết sức cùng nhau kéo nó ra càng dài càng tốt... Nhất định trong vòng trăm năm không phải lo đến công ăn việc làm. Xây nhà xây cửa, cho con học Đông học Tây cũng trông vào đấy cả. Thiếu vốn thì lại xin. Mà xin thì tất cũng phải cho, chứ không công trình làm một nửa xong để đấy?
Đấy cũng gọi là thiên kinh địa nghĩa, chuẩn tắc thường hằng vậy. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, ấy nó là như thế!
Nguồn Vietnamnet.vn