[Funland] Các cụ đã lên đến level nào trong tháp nhu cầu của Maslow rồi?

filmonline

Xe điện
Biển số
OF-78080
Ngày cấp bằng
17/11/10
Số km
2,152
Động cơ
438,148 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chắc ở trển xuống, đang air-polution tím nga tím ngắt rồi Covid lan tràn thì "thở" là nhu cầu tối cần thiết cho mọi người rồi. Quay hết về tầng 1 rồi nhé.
Chả cần Covid, nhà cháu ở tầng 1 mấy năm nay rồi.
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,276
Động cơ
688,914 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em tưởng tháp này hợp với cccm Offers chứ nhỉ. :D Vì động tí là cccm lại hỏi thế đã chịch xoạc chưa, rất giống với quan điểm của Maslow khi để chịch xoạc ở tầng thấp nhất. :D
=)) =)) =)) Cụ thật là =))
 

xebetong

Xe container
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
8,094
Động cơ
426,066 Mã lực
Từ ngày phát hiện ra auto fang em nghiễm nhiên nhảy lên nhóm 3
Đang nghiên cứu pháp luân công để nhảy thẳng nhóm 5
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,415
Động cơ
551,909 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em biết cái tháp Mát lâu này từ hồi hổi và đến tận bây giờ vẫn đang đi tìm thang để leo lên.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Về mặt học thuật, tháp này có ý nghĩa là mỗi người (nhân viên) có nhu cầu khác nhau, nên khi cần khen thưởng gì thì khen cho chính xác mới đạt hiệu quả cao nhất. Gặp ông đói ăn đói tình dục lại ko thưởng cho nó tiền mà lại đi cho bó hoa tôn vinh hay cho nó 1 khóa đi học là hỏng hẳn; hay gặp ô thiếu gia nhà ko có gì ngoài điều kiện, đi làm cho vui vì mẹ em bắt thế, mà thưởng cho tiền là làm nhục nó, mà cho nó cái giấy khen để nó về đưa mẹ nó thì nó rơm rớm nước mắt ngay, ...

Cái tháp nhu cầu này để tham khảo thôi vì một người có thể thoả mãn cùng lúc nhiều nhu cầu chứ không nhất thiết phải xong nhu cầu nọ mới đến nhu cầu kia.
 

Vớ vẩn thôi

Xe điện
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
3,828
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Thực ra cái tháp maslow ko bao quát đủ. Có những người sống cháy hết mình vì 1 mục đích hay lí tưởng riêng họ. Họ ko cần tháp maslow
Nhà cháu lại nghĩ khác ! Đấy là những người đang định " đốt cháy giai đoạn " hì hục leo lên tầng cao nhất tự khám phá bản thân xem có năng lực siêu nhiên hay không . Đa số những người này không tâm thần thì cũng...hoang tưởng đấy ạ :)) =))
 

Láu

Xe điện
Biển số
OF-88423
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
4,954
Động cơ
447,113 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E ở cả 3 đỉnh chóp rồi
 

nvk155

Xe điện
Biển số
OF-149104
Ngày cấp bằng
13/7/12
Số km
2,769
Động cơ
385,808 Mã lực
Nơi ở
HẠ LONG
Em đủ ăn rồi. Năm mới đến, chỉ muốn có sức khỏe không tốt được thì vẫn giữ nguyên, cả nhà vui vẻ sống đầm ấm bên nhau. Tức là đạt tới cảnh giới thứ 2 rồi
Thôi bỏ mẹ, ko thấy mình trong này. Hay mình âm nhỉ ?? Chả lẽ thuộc loại “không thèm tính
 

hocsinhc

Xe tăng
Biển số
OF-546782
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
1,695
Động cơ
177,109 Mã lực
Tuổi
35
Đội hay đi chùa cầu an, làm từ thiện là cảnh giới thứ mấy nhỉ
 

vuvanphong

Xe điện
Biển số
OF-122036
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
3,379
Động cơ
155,235 Mã lực
1712311029249.png


Cá nhân em, trong quản lý công việc, hay trong cuộc sống, em thấy việc hiểu và ứng dụng linh hoạt tư duy - mindset của Tháp Nhu cầu khá thú vị. Nó cung cấp phần nào thông tin để mình có thể nói chuyện hiệu quả với các bên liên quan.
Tùy từng không gian, hoàn cảnh mà mình có ứng sử, hoặc có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm giải pháp cho ổn thỏa, hài hòa.

Các cụ thấy mô hình này thế nào, có mô hình nào thú vị hay ho không, chia sẻ em với.
Mà nếu tự đánh giá, các cụ thấy bản thân đang ở tầng mấy của tháp.

Nick ảo của em thì: Nhiều lúc cứ nghĩ mình ở tầng: Nhu cầu được tôn trọng - hehe
 

vuvanphong

Xe điện
Biển số
OF-122036
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
3,379
Động cơ
155,235 Mã lực
Google:

1.2 Nguồn gốc của tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu Maslow được sáng tạo và phát triển bởi nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow. Nguyên bản xuất hiện lần đầu trong bài viết của Abraham Maslow có tựa đề "A Theory of Human Motivation," được công bố vào năm 1943 trong tạp chí "Psychological Review." Sau đó, ông đã mở rộng và phát triển ý tưởng này trong cuốn sách "Motivation and Personality" (1954).
Mô hình này đã trở thành một trong những khái niệm cơ bản trong tâm lý học, quản lý, giáo dục. Nó giúp con người hiểu về sự phát triển, nhu cầu của con người, cách chúng ta có thể thúc đẩy sự phát triển cá nhân và hạnh phúc trong cuộc sống.
1.3 Ý nghĩa của tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu Maslow mang ý nghĩa quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Cụ thể:
  • Hiểu về nhu cầu của con người: Giúp bạn hiểu rõ về những nhu cầu cơ bản và tâm lý của con người. Nó cung cấp một khung lý thuyết để giải thích tại sao con người hành động như vậy, tìm kiếm gì trong cuộc sống.
  • Hỗ trợ trong quản trị: Mô hình này có thể được áp dụng trong quản trị để hiểu và đáp ứng nhu cầu của nhân viên hoặc tập thể. Những người quản lý có thể sử dụng nó để tạo điều kiện làm việc tốt hơn, tăng sự hài lòng và hiệu suất của nhân viên.
  • Hướng dẫn về sự phát triển cá nhân và hạnh phúc: Giúp con người hiểu về sự phát triển cá nhân, hạnh phúc. Nó khuyến khích việc tập trung vào cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm kiếm sự đáp ứng nhu cầu cá nhân.
 

vuvanphong

Xe điện
Biển số
OF-122036
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
3,379
Động cơ
155,235 Mã lực
2. Các cấp bậc trong tháp nhu cầu Maslow
2.1 Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)
Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs) là cấp bậc dưới cùng, thể hiện nhu cầu cơ bản, quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người. Đây là những nhu cầu bắt buộc phải có để đáp ứng để duy trì sự sống và phát triển. Nhu cầu này bao gồm các yếu tố như thức ăn, nước uống, nơi ở, giấc ngủ, quần áo,...
Theo Maslow, chỉ khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng đủ, con người mới có khả năng tiến đến những tầng nhu cầu cao hơn, bao gồm nhu cầu an toàn, mối quan hệ tình cảm, được kính trọng và thể hiện bản thân.
2.2 Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs)
Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs) nằm ở tầng thứ hai, thể hiện một phần quan trọng trong sự phát triển của con người. Khi bạn đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản về sinh lý thì tự nhiên chuyển tập trung đến việc bảo vệ sự an toàn cho bản thân và gia đình. Nhu cầu này bao gồm đảm bảo tính mạng, sức khỏe và tài chính.
  • Sự đảm bảo tính mạng: Là ưu tiên hàng đầu vì không gì có thể thay thế được cuộc sống.
  • Đảm bảo sức khỏe: Khi bạn đã có đủ thức ăn và nước uống, bạn quan tâm đến việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh và sức khỏe tốt hơn.
  • Đảm bảo an toàn về tài chính
    2.3 Nhu cầu các mối quan hệ, tình cảm (Love/Belonging Needs)
    Tại đây, con người bắt đầu quan tâm đến các khía cạnh tinh thần, bao gồm sự khao khát mở rộng mối quan hệ xã hội như gia đình, tình yêu, bạn bè,... để loại bỏ cảm giác cô đơn, tận hưởng sự thân thuộc, gần gũi và sẻ chia.
    Ví dụ, khi một người bắt đầu một công việc mới, ban đầu họ có thể tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu vật chất như chỗ ở, ăn uống, quần áo.
    Tuy nhiên, sau khi những nhu cầu cơ bản này được đáp ứng, họ có thể bắt đầu quan tâm đến môi trường làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và khách hàng. Họ muốn tạo sự kết nối, hòa nhập vào môi trường xã hội, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện công việc hiệu quả hơn.

  • 2.4 Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs)
    Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs) thể hiện sự mong muốn tìm kiếm sự tôn trọng và thừa nhận từ xã hội. Ở cấp bậc này, mỗi người không ngừng nỗ lực, cố gắng để đạt được sự tôn trọng từ bên ngoài. Bao gồm các khía cạnh:
    • Mong muốn về danh tiếng và địa vị xã hội: Một phần quan trọng của nhu cầu này là mong muốn có danh tiếng, địa vị và mức độ thành công trong xã hội. Người ta có thể cảm nhận sự thừa nhận từ người khác qua việc xây dựng danh tiếng cá nhân, đạt được vị trí cao hơn trong công việc hoặc xã hội.
    • Lòng tự trọng với bản thân: Thể hiện qua lòng tự trọng, đạo đức cá nhân. Người có nhu cầu này coi trọng việc thực hiện các giá trị và đạo đức riêng của họ, bao gồm việc đánh giá bản thân mình dựa trên nguyên tắc và giá trị mà họ đặt ra.
    • 2.5 Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs)
      Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs) là một trong những mục tiêu cao cả nhất của mỗi cá nhân. Điều đặc biệt là nhu cầu này không phát sinh từ sự thiếu hụt, mà bắt nguồn từ lòng khao khát phát triển cá nhân và tự thể hiện.
      Thường thì những người đã đạt được thành công đáng kể trong cuộc sống mới có sự nhận thức rõ ràng về nhu cầu thể hiện bản thân. Họ muốn người khác thấy được trí tuệ, tiềm năng, sự phát triển của mình và họ sẽ cống hiến hết mình để thỏa mãn đam mê và khám phá giá trị thực sự của bản thân.
      Theo Maslow, để hiểu rõ mức độ của nhu cầu này, cá nhân phải không chỉ đạt được những mong muốn của các cấp bậc dưới trong tháp nhu cầu, mà còn phải làm chủ được chúng. Điều này có nghĩa là họ không chỉ thỏa mãn nhu cầu về sinh lý, an toàn, xã hội, tôn trọng, mà còn biết cách tự quản lý và tạo ra giá trị từ những mục tiêu, ước mơ cá nhân.
 

vuvanphong

Xe điện
Biển số
OF-122036
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
3,379
Động cơ
155,235 Mã lực
3. Ưu và nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow
3.1 Ưu điểm
Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của mô hình tháp nhu cầu Maslow để bạn có thể tham khảo:
  • Mô hình Maslow được xây dựng dựa trên cơ sở tâm lý học cơ bản, nói lên những nhu cầu cơ bản của con người, do đó dễ dàng để hiểu và áp dụng trong nhiều tình huống.
  • Trong quản trị, mô hình Maslow giúp xác định mục tiêu, ưu tiên của cá nhân, tổ chức, hoặc dự án. Điều này giúp cải thiện quá trình quản lý thời gian và nguồn lực.
  • Ở mỗi cấp bậc, mô hình Maslow thúc đẩy phát triển cá nhân, nó đánh giá cơ hội cho việc học hỏi, phát triển kỹ năng và giúp người ta tận dụng tối đa tiềm năng của họ.
  • Mô hình tháp Maslow không giới hạn trong một lĩnh vực cụ thể nào, nó có thể áp dụng rộng rãi trong quản trị, tiếp thị, giáo dục, du lịch, tâm lý học, và nhiều lĩnh vực khác.
3.2 Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm ở trên, mô hình Maslow vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định:
  • Mô hình Maslow không đánh giá được sự đa dạng, tính cá nhân hóa của nhu cầu con người. Vì thế, mô hình Maslow không phải lúc nào cũng áp dụng cho mọi người và mọi tình huống. Nhu cầu của con người có thể thay đổi dựa trên nền văn hoá, môi trường và tình huống cụ thể.
  • Mô hình này không cho phép sự linh hoạt trong việc thay đổi thứ tự của các nhu cầu hoặc bỏ qua một cấp bậc nếu cần thiết. Trong thực tế, nhu cầu của con người có thể xuất hiện đồng thời, không tuân theo một trình tự cố định.
  • Mô hình Maslow tập trung vào nhu cầu cơ bản mà không giải quyết các yếu tố xã hội và tâm lý phức tạp khác như sự thất nghiệp, căng thẳng tinh thần, hoặc tình trạng xã hội.
 

thichdonhat

Xe buýt
Biển số
OF-361501
Ngày cấp bằng
4/4/15
Số km
841
Động cơ
120,042 Mã lực
View attachment 8453009

Cá nhân em, trong quản lý công việc, hay trong cuộc sống, em thấy việc hiểu và ứng dụng linh hoạt tư duy - mindset của Tháp Nhu cầu khá thú vị. Nó cung cấp phần nào thông tin để mình có thể nói chuyện hiệu quả với các bên liên quan.
Tùy từng không gian, hoàn cảnh mà mình có ứng sử, hoặc có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm giải pháp cho ổn thỏa, hài hòa.

Các cụ thấy mô hình này thế nào, có mô hình nào thú vị hay ho không, chia sẻ em với.
Mà nếu tự đánh giá, các cụ thấy bản thân đang ở tầng mấy của tháp.

Nick ảo của em thì: Nhiều lúc cứ nghĩ mình ở tầng: Nhu cầu được tôn trọng - hehe
Nhưng thực tế được ba câu sáu điều là "chưởi nhau như hát hay"
Cụ nhể
 

Haiprozzz

Xe buýt
Biển số
OF-749435
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
761
Động cơ
84,534 Mã lực
Tuổi
34
Cụ/mợ hiểu sai về thuyết Maslow chắc do học các môn chính trị ở cấp ĐH. Tháp nó phân loại nhu cầu và mối quan hệ giữa các loại chứ con người thì phải đủ cả, chỉ cái nào ít hay nhiều và ở thời điểm nào thôi.
Đúng cụ đời ko cho ai tất cả, làm ra nhiều tiền thì áp lực nhiều, thời gian còn chả có.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top