[Funland] Các Cụ đã bao giờ hình dung Trái Đất so với các hành tinh khác to, nhỏ như thế nào chưa?

quangkhunglong

Xe tăng
Biển số
OF-585934
Ngày cấp bằng
20/8/18
Số km
1,863
Động cơ
159,480 Mã lực
Chúng ta không phải đang nằm ở giới hạn ngoài của vũ trụ thức là phía trước chúng ta sẽ có thằng nào đó bới tất cả đều chuyển động theo hướng từ tâm Bigbang ra ngoài mà cụ.
Ý cụ là không nhìn thấy quá khứ phía trước (trước đây)? Nếu thế thì có liên quan gì đến việc Vũ trụ giản nở cụ nhỉ? Em vẫn chưa hiểu ý cụ.
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
996
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
45
chết chết, cụ bị sai lô gic cơ bản ạ.

thuyết địa tâm là một giả thiết (thuyết) và đã được chứng minh là sai ạ.
Nếu nó là kết luận thì người ta phải chứng minh được hoàn chỉnh, thuyết Bigbang không giải thích được thời khắc trước Bigbang ngoài cái gọi là "không gì cả" và như thế thì không đủ thuyết phục về nguồn gốc hạt vật chất cơ bản và thứ năng lượng đầu tiên; chính vì không chứng minh được như vậy nên nó là vẫn chỉ là giả thiết. Giả thiết này hiện khá phổ biến là vì nó giải thích được nhiều thứ mà con người nhận biết được nhưng nó vẫn không giải thích triệt để được tất cả và bản thân con người vẫn đang thừa nhận sự hiểu biết của họ là có giới hạn. Tính phổ quát của thuyết Bigbang còn chưa giải thích nổi sự tồn tại phổ quát nằm trong giới hạn hiểu biết của con người thì chưa thể khẳng định nó là chân lý được.
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
996
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
45
Ý cụ là không nhìn thấy quá khứ phía trước (trước đây)? Nếu thế thì có liên quan gì đến việc Vũ trụ giản nở cụ nhỉ? Em vẫn chưa hiểu ý cụ.
Chúng ta không biết được phía trước tức là chúng ta không biết được chúng ta có đang nằm ở giới hạn trong của vũ trụ hay không, và ở khía cạnh khác, chúng ta sẽ không thể xác định được hướng của chuyển động, vậy sao có thể khẳng định chúng ta đi ra từ tâm vụ nổ và đang chuyển động theo hướng từ tâm ra ngoài.
 
Biển số
OF-644353
Ngày cấp bằng
29/4/19
Số km
808
Động cơ
118,420 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa - Hà Nội
cụ ơi tùy độ tuổi của trẻ con thì có sách phù hợp đấy cụ ợ.

trc trẻ con nhà em đọc 2 cuốn:

1 là vệ hệ mặt trời.
2 là bách khoa toàn thư cho thiếu nhi

NXB dân trí.

sách dịch từ nc ngoài nên hình minh họa cực đẹp, khoa học, đọc rất cuốn hút. em xem còn mê.

giờ thì sách cho thiếu nhi còn nhiều hơn nữa, cụ có thể tham khảo thêm.
Cảm ơn cụ ạ, em sẽ tìm hiểu 2 đầu sách cụ nói
 

quangkhunglong

Xe tăng
Biển số
OF-585934
Ngày cấp bằng
20/8/18
Số km
1,863
Động cơ
159,480 Mã lực
Nếu nó là kết luận thì người ta phải chứng minh được hoàn chỉnh, thuyết Bigbang không giải thích được thời khắc trước Bigbang ngoài cái gọi là "không gì cả" và như thế thì không đủ thuyết phục về nguồn gốc hạt vật chất cơ bản và thứ năng lượng đầu tiên; chính vì không chứng minh được như vậy nên nó là vẫn chỉ là giả thiết. Giả thiết này hiện khá phổ biến là vì nó giải thích được nhiều thứ mà con người nhận biết được nhưng nó vẫn không giải thích triệt để được tất cả và bản thân con người vẫn đang thừa nhận sự hiểu biết của họ là có giới hạn. Tính phổ quát của thuyết Bigbang còn chưa giải thích nổi sự tồn tại phổ quát nằm trong giới hạn hiểu biết của con người thì chưa thể khẳng định nó là chân lý được.
Cụ nói không sai. Nhưng nói thế này thì cả hội nghị nên đứng dậy xỏ dép đi về 😅 Trước khi thuyết Địa tâm bị bác bỏ, thuyệt Nhật tâm còn bị nghi ngờ nhiều hơn thuyết Big Bang bây giờ. Em không dám nói thuyết Big Bang là đúng, vì chắc vài trăm vai ngàn năm nữa con người mới trả lời được.
 

Smart sama

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-722637
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
116
Động cơ
78,250 Mã lực
Tuổi
35
Vũ trụ hiện nay là ngoài tầm với của loài người. Như nước Nga bây giờ lại khôn từ bỏ nghiên cứu vũ trụ tích tiền làm cái khác. Đằng nào cũng đua không lại mấy nước kia. Chương trình dự án sao Hỏa kể cả có phát triển thì nó cũng chỉ như mặt trăng, chạy đua nhau đưa vài ông bay đến đặt chân cắm cờ rồi bay về chứ đóng quân lâu dài trên hành tinh khác là quá sức loài người.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
991
Động cơ
83,379 Mã lực
Tuổi
64
cụ hiểu bị ngược rồi ạ.


đầu tiên ng ta đưa ra cái thuyết bigbang- hoành tráng và dự báo điều đó sẽ tạo ra một cái dấu vết "nguội" của nó trên nền vũ trụ. mãi sau mới đo được bưc xạ nền vũ trụ và đúng như dự báo ạ.

lỗ đen cũng như vậy ạ. dự báo trc sẽ có lỗ đen suy ra từ thuyết big bang. mãi sau mới tìm đc lỗ đen thật.
Cụ hiểu ngược mới đúng.
Thập kỷ 60 về lý thuyết tính toán người ta đã mô tả được lỗ đen. Tất nhiên sai chút xíu chỗ đưa ra khái niệm điểm kỳ dị. Còn lại là đúng.
Từ đó lại có người nghĩ rằng vũ trụ cũng chỉ là cái lỗ đen to mà thôi. Thế mới sinh ra thuyết Bigbang và một số khái niệm ăn theo như lỗ đen với lỗ trắng, rồi trong mỗi lỗ đen lại là một vũ trụ.... Đủ mọi tưởng tượng.
Sau này dần dần con người mới quan sát được các bằng chứng chứng minh có lỗ đen trên thực tế.
Tiếc rằng bức xạ được coi là bức xạ nền vũ trụ được phát hiện khá sớm. Nên thuyết Bigbang mới làm mưa làm gió gây ngộ độc.
Bi giờ, các bằng chứng mới chứng minh thuyết Bigbang sai. Hoặc ít ra căn cứ tính thời gian 13,8 tỉ năm dựa trên quan sát bức xạ nền vũ trụ là sai.
Các nhà truyền giáo Tây lại nói rằng các căc cứ phát hiện mới ko tin tưởng được.
Vậy tại sao khi đo bức xạ nền vũ trụ họ lại tin tưởng.
Có phải tiêu chuẩn kép ko.
 

ATXN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105728
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
295
Động cơ
397,865 Mã lực
Hoà thượng Tịnh Không nói về nguyên khởi của Vũ trụ trong bài giảng tại Tịnh Tông Học Hội Australia ngày 23/6/2003:

Sự việc thứ ba nói về ‘nguyên khởi của vũ trụ, hư không, thế giới, tinh cầu, sanh mạng, vạn vật từ đâu đến?’ Nói thật ra thì là từ ‘không’ sanh ra ‘có’. Những bài báo cáo của khoa học hiện nay hoặc trước đây đều nói về ‘một sự bùng nổ to lớn’, sự bùng nổ to lớn này từ cái gì nổ ra? Hiện nay họ tìm ra cái điểm khởi đầu của sự bùng nổ này. Đây cũng vẫn còn từ lý luận mà suy diễn ra nhưng trên thực tế thì không có phương cách gì có thể tìm ra. Họ nói cái ‘điểm khởi đầu’ của sự bùng nổ này bao lớn? Quý vị nghe báo cáocủa tiến sĩ Chung đều biết, ông nói cái ‘điểm’ này rất là nhỏ, nhỏ đến chúng ta không thể nào tưởng tượng nổi.

Ông đề ra một thí dụ, thí dụ này là do một khoa học gia đề ra. Cắt ngang sợi tóc của chúng ta ra rồi nhìn thẳng vào mặt cắt ngang của sợi tóc (thiết diện) thì chúng ta thấy một hình tròn. Có thể đem điểm bắt đầu của sự bùng nổ này (điểm khởi nguyên của vũ trụ) xếp dọc theo đường kính của hình tròn này, có thể xếp được bao nhiêu điểm? Một triệu ức ức ức (10mũ6 x 10mũ8 x 10mũ8 x 10mũ8 = 10mũ30 ), có ba chữ ức sau chữ triệu. Sắp một triệu ức ức ức cái điểm bắt đầu này dọc theo đường kính của mặt cắt ngang (của sợi tóc). Cái điểm này nổ ra thì thành vũ trụ. Chuyện này chúng ta trong kinh Hoa Nghiêmnói qua không biết bao nhiêu lần rồi! Kinh Hoa Nghiêm cũng nói giống như vậy.

Kinh Hoa Nghiêm nói trong vi trần (hạt bụi) có chứa thế giới, thế giới không lớn, hạt bụi không nhỏ. Hạt bụi nói trong kinh Hoa Nghiêm có thể là ‘điểm bắt đầu’ mà khoa học gia diễn tả ở trên. Dọc theo đường kính của mặt cắt ngang (của sợi tóc) có thể xếp một triệu ức ức ức cái điểm bắt đầu này, trong nhà Phật được gọi là vi trần. Ai có thể đi vào thế giới của vi trần? Đó là Phổ Hiền Bồ Tát. Trong kinh Hoa Nghiêm, chúng ta thấy Phổ Hiền Bồ Tát có thể đi vào. Phổ Hiền Bồ Tát là hạng Bồ Tát gì? Là Đẳng Giác Bồ Tát. Đó là nói cho bạn biết, khi bạn chứng được Đẳng Giác Bồ Tát, bạn có thể đi vào điểm bắt đầu của vũ trụ. ‘Đương xứ xuất sanh, tuỳ xứ diệt tận’, cho nên nói vũ trụ hiện nay là từ điểm bắt đầu này bùng nổ tạo thành; hiện nay vũ trụ còn đang nở rộng ra. Tất cả sanh mạng cũng đều đến như vậy cả. Ngày hôm đó tôi hỏi tiến sĩ Chung: ‘Khi nào bùng nổ?’ Khi nào vũ trụ chúng ta bùng nổ? Ông ta đáp không được. Tôi nói rằng tôi biết.

Thiệt ra chuyện này tôi đã nói qua rất nhiều lần; nếu bạn nghe hiểu được thì khi người ta hỏi những câu về khoa học như vậy, bạn liền lập tức có thể trả lời ngay. Lúc nãy tôi có nói qua, trong kinh Lăng Nghiêm nói đến ‘Đương xứ xuất sanh, tùy xứ diệt tận’. Kinh Nhân Vương có nói cho chúng ta biết một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt, cái sanh này tức là ‘hiện’, diệt tức là ‘quay về’. Hiện tượng chúng ta thấy ngày hôm nay là hiện tượnggì? Tướng tương tục? Cho nên kinh Kim Cang có nói: ‘Tất cả các pháp hữu vi, như mộng ảo và bóng của bọt nước, như sương cũng như điện, phải nên quán sát như vậy’. Tất cả hiện tượng trong vũ trụ này không phải chân thật, ‘phàm những gì có tướng đều là hư vọng’. Nó bùng nổ, nổ quá nhanh, lập tức liền tiêu diệt mất. Cái thứ nhì lại bùng nổ tiếp tục. Điểm khởi đầu đó nhiều vô số, không biết là nhiều đến mức nào.

Điểm khởi đầu này là gì? Các nhà khoa học trả lời không được, đức Phật cũng không nói đến. Tuy là đức Phật không có nói, không có nói đến điểm bắt đầu của vũ trụ nhưng chúng ta biết được. Điểm đó là gì? Đó chính là hạt giống trong A lại gia thức. Đức Phật nói hạt giống trong A lại gia thức không có hình tướng; nếu nó có hình tướng thì tận hư không khắp pháp giới cũng chứa không hết. Hiện nay họ suy đoán về điểm khởi đầu rất nhỏ này, vì quá nhỏ cho nên cũng có thể xem như là không. Bạn xem có thể xếp một triệu ức ức ức cái điểm bắt đầu này dọc theo đường kính của mặt cắt ngang của sợi tóc, cho dù dụng cụ khoa học tối tân nhất hiện nay cũng không thể nào quan sát được. Tại sao vậy? Nếu bạn đem phóng đại cái điểm khởi đầu này gấp một triệu ức ức ức lần thì cũng vẫn chưa thấy được. Phải phóng đại thêm một lần nữa thì bạn mới có thể xem cái điểm khởi đầu này và [khi đó] thấy nó cũng chỉ giống như một chấm nhỏ bằng sợi tóc mà thôi. Đúng là không thể tưởng tượng nổi! Đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn.

Đây là chân tướng của vũ trụ mà đức Phật nói trong kinh; hiện nay khoa học gia dùng toán học để suy luận ra, nhưng vẫn không có biện pháp để nhìn xem được. Tại vì không có cách nào để đem một sợi tóc phóng đại lên gấp đôi triệu ức ức ức lần. [Cho dù có thể làm được thì] bạn cũng chỉ có thể nhìn thấy được một chấm nhỏ xíu, chỉ giống như một chấm, lớn bằng chiều ngang của một sợi tóc. Chúng ta biết tiến sĩ Giang Bổn Thắng dùng kính hiển vi chỉ phóng đại lên 250 lần để quan sát sự kết tinh của nước. Nếu bạn muốn quan sátvi trần (trong kinh điển gọi là vi trần, khoa học gia gọi là điểm khởi đầu của vũ trụ) thì phải dùng kính hiển vi có độ phóng đại bao lớn? Bình phương của một triệu ức ức ức lần thì bạn mới có thể thấy được. Hiện nay thế giới của chúng ta chưa có kỹ thuật cao đến mức này. Cho nên đây là thật tướng của chư pháp.

Đẳng Giác Bồ Tát rất là tự tại, có khả năng để đi vào điểm khởi đầu này. Nói cho chúng ta biết rằng không có lớn nhỏ, đều là do tự tánhbiến hiện ra; không có lớn nhỏ, điểm khởi đầu này không nhỏ, vũ trụkhông lớn; không có xa gần, không có trước sau. Không có xa gầnnghĩa là không có khoảng cách; không có trước sau nghĩa là không có quá khứ, hiện tại, và vị lai. Ngày nay chúng ta nói đến không gian, thời gian, khi đó [khi vào cảnh giới này] thì đều bằng không (những quan niệm này không tồn tại nữa). Đây là thật tướng! [Mục đích] chúng ta học Phật không gì khác hơn là để hiểu rõ cái chân tướng này. Chúng ta phải sanh hoạt trong cái chân tướng này, đó là cảnh giới của Phật.

Cảnh giới này tức là Cực Lạc thế giới, là Hoa Tạng thế giới mà kinh điển Đại thừa nói đến. Chúng ta nếu muốn tự mình tu hành để chứng được cảnh giới này thì quá khó! Quá khó! Tại sao vậy? Bạn phải đem tập khí phiền não của bạn đoạn dứt sạch hết; đoạn sạch hết kiến tư phiền não, trần sa phiền não, vô minh phiền não, không phải là một chuyện dễ! Vì thế cho nên đức Phật A Di Đà, vị Phật hiện nay đang ở tại thế giới Cực Lạc, ngài vô cùng từ bi, giúp đỡ cho chúng ta rất nhiều. Chúng ta không phải đoạn phiền não, chúng ta chỉ cần niệm danh hiệu của đức Phật, danh hiệu này cũng giống như làn sóng điện từ vậy, chúng ta có thể dùng phương pháp trì danh này để ‘liên lạc với Phật’.
 
Chỉnh sửa cuối:

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
996
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
45
Cụ nói không sai. Nhưng nói thế này thì cả hội nghị nên đứng dậy xỏ dép đi về 😅 Trước khi thuyết Địa tâm bị bác bỏ, thuyệt Nhật tâm còn bị nghi ngờ nhiều hơn thuyết Big Bang bây giờ. Em không dám nói thuyết Big Bang là đúng, vì chắc vài trăm vai ngàn năm nữa con người mới trả lời được.
Chính vì vậy nên nó vẫn là 1 giả thiết mà cụ, nếu chứng minh được nó là chân lý thì nó đã là kết luận chứ không còn là giả thiết.
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
996
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
45
Cụ hiểu ngược mới đúng.
Thập kỷ 60 về lý thuyết tính toán người ta đã mô tả được lỗ đen. Tất nhiên sai chút xíu chỗ đưa ra khái niệm điểm kỳ dị. Còn lại là đúng.
Từ đó lại có người nghĩ rằng vũ trụ cũng chỉ là cái lỗ đen to mà thôi. Thế mới sinh ra thuyết Bigbang và một số khái niệm ăn theo như lỗ đen với lỗ trắng, rồi trong mỗi lỗ đen lại là một vũ trụ.... Đủ mọi tưởng tượng.
Sau này dần dần con người mới quan sát được các bằng chứng chứng minh có lỗ đen trên thực tế.
Tiếc rằng bức xạ được coi là bức xạ nền vũ trụ được phát hiện khá sớm. Nên thuyết Bigbang mới làm mưa làm gió gây ngộ độc.
Bi giờ, các bằng chứng mới chứng minh thuyết Bigbang sai. Hoặc ít ra căn cứ tính thời gian 13,8 tỉ năm dựa trên quan sát bức xạ nền vũ trụ là sai.
Các nhà truyền giáo Tây lại nói rằng các căc cứ phát hiện mới ko tin tưởng được.
Vậy tại sao khi đo bức xạ nền vũ trụ họ lại tin tưởng.
Có phải tiêu chuẩn kép ko.
Đúng ạ.
Chính sự chứng minh được sự tồn tại của hố đen đang chỉ ra sự khiếm khuyết của thuyết Bigbang, nhưng người ta mới chỉ chứng minh được sự tồn tại của các hố đen mang tính chất đơn lẻ chứ chưa chứng minh được tính phổ quát của nó, liệu vũ trụ có phải là 1 hố đen hay không. Ngay cả chứng minh được vũ trụ là 1 hố đen thì lại chỉ là chứng minh được về cái quá trình đang hướng tới của vũ trụ chứ không chứng mihh được điểm khởi đầu của vũ trụ.
Có khi nào thuyết mới ra đời sẽ là sự kết hợp của thuyết Biagbang và thuyết về hố đen không nhỉ, tức là vũ trụ phình to ra do bigbang và đến giới hạn nào đó nó lại thu nhỏ kiểu hố đen và đến giới hạn nhỏ nhất nó lại phình to, sự tồn tại của vũ trụ cứ tuần hoàn như thế :-s :-s :-s Và như vậy nó cứ có 2 đầu chứ không biết đâu là khởi nguyên, đâu là kết thúc của 1 quá trình vận hành. Cứ như ta thổi bong bóng to lên rồi xì hết hơi quả bóng rồi lại thổi ấy nhỉ, câu hỏi khó giải đáp là ban đầu, quả bó đó có hơi hay là quả bóng xẹp :D
 

quangkhunglong

Xe tăng
Biển số
OF-585934
Ngày cấp bằng
20/8/18
Số km
1,863
Động cơ
159,480 Mã lực
Đúng ạ.
Chính sự chứng minh được sự tồn tại của hố đen đang chỉ ra sự khiếm khuyết của thuyết Bigbang, nhưng người ta mới chỉ chứng minh được sự tồn tại của các hố đen mang tính chất đơn lẻ chứ chưa chứng minh được tính phổ quát của nó, liệu vũ trụ có phải là 1 hố đen hay không. Ngay cả chứng minh được vũ trụ là 1 hố đen thì lại chỉ là chứng minh được về cái quá trình đang hướng tới của vũ trụ chứ không chứng mihh được điểm khởi đầu của vũ trụ.
Có khi nào thuyết mới ra đời sẽ là sự kết hợp của thuyết Biagbang và thuyết về hố đen không nhỉ, tức là vũ trụ phình to ra do bigbang và đến giới hạn nào đó nó lại thu nhỏ kiểu hố đen và đến giới hạn nhỏ nhất nó lại phình to, sự tồn tại của vũ trụ cứ tuần hoàn như thế :-s :-s :-s Và như vậy nó cứ có 2 đầu chứ không biết đâu là khởi nguyên, đâu là kết thúc của 1 quá trình vận hành. Cứ như ta thổi bong bóng to lên rồi xì hết hơi quả bóng rồi lại thổi ấy nhỉ, câu hỏi khó giải đáp là ban đầu, quả bó đó có hơi hay là quả bóng xẹp :D
Xin lỗi cụ, nhưng em thấy cụ viết cứ lan man và nặng về bẻ chữ. Cụ mà tranh luận kiểu này thì Steven Hawking sống lại cũng thua.
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
13,403
Động cơ
299,468 Mã lực
Thập kỷ 60 về lý thuyết tính toán người ta đã mô tả được lỗ đen. Tất nhiên sai chút xíu chỗ đưa ra khái niệm điểm kỳ dị.
trên giấy thì lỗ đen còn đc tìm thấy sớm hơn nữa cụ ơi.

Bi giờ, các bằng chứng mới chứng minh thuyết Bigbang sai. Hoặc ít ra căn cứ tính thời gian 13,8 tỉ năm dựa trên quan sát bức xạ nền vũ trụ là sai.
cụ cho cái linh cụ ơi.

trong khi đó đến năm 215 vẫn ước tính tuổi vũ trụ là (13,799±0,021)×10^9 năm tuổi

Planck[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 2015, nhóm cộng tác Planck ước tính tuổi của vũ trụ là 13,813±0,038 tỷ năm, cao hơn một chút nhưng vẫn trong khoảng sai số của số liệu trước đó đưa ra bởi WMAP. Bằng cách kết hợp dữ liệu Planck với các dữ liệu ngoài, ước tính kết hợp tốt nhất của tuổi vũ trụ là (13,799±0,021)×109 năm tuổi.[1][2]

Tham số vũ trụ từ kết quả năm 2015 của Planck[1]giới hạn 68%: Tham số giới hạn tin cậy 68% đối với mô hình ΛCDM cơ sởTT, TE, EE: Năng lượng phổ Bức xạ phông vi sóng vũ trụ (CMB) PlanckPthấp: Dữ liệu phân cực Planck trong khả năng ℓ-thấpthấu kính: Dựng lại thấu kính CMBext: Dữ liệu ngoài (BAO+JLA+H0). BAO: dao động âm Baryon, JLA: Phần tích đường cong ánh sáng chung, H0: Hằng số Hubble

Tuổi vũ trụ
(Ga)
{\displaystyle t_{0}}
13,813±0,03813,799±0,03813,796±0,02913,813±0,02613,807±0,02613,799±0,021



Các nhà truyền giáo Tây lại nói rằng các căc cứ phát hiện mới ko tin tưởng được.
đang bàn khoa học sao lại có nhà truyền giáo Tây hả cụ? liên quan gì ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
996
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
45
Xin lỗi cụ, nhưng em thấy cụ viết cứ lan man và nặng về bẻ chữ. Cụ mà tranh luận kiểu này thì Steven Hawking sống lại cũng thua.
Em nói về suy nghĩ của em, có phải cãi nhau gì đâu, mà bẻ chữ của ai :-o . Có thể cách viết của em khó hiểu do cách diễn đạt kém chứ em bẻ chữ gì đâu nhỉ :-o.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
991
Động cơ
83,379 Mã lực
Tuổi
64
Đúng ạ.
Chính sự chứng minh được sự tồn tại của hố đen đang chỉ ra sự khiếm khuyết của thuyết Bigbang, nhưng người ta mới chỉ chứng minh được sự tồn tại của các hố đen mang tính chất đơn lẻ chứ chưa chứng minh được tính phổ quát của nó, liệu vũ trụ có phải là 1 hố đen hay không. Ngay cả chứng minh được vũ trụ là 1 hố đen thì lại chỉ là chứng minh được về cái quá trình đang hướng tới của vũ trụ chứ không chứng mihh được điểm khởi đầu của vũ trụ.
Có khi nào thuyết mới ra đời sẽ là sự kết hợp của thuyết Biagbang và thuyết về hố đen không nhỉ, tức là vũ trụ phình to ra do bigbang và đến giới hạn nào đó nó lại thu nhỏ kiểu hố đen và đến giới hạn nhỏ nhất nó lại phình to, sự tồn tại của vũ trụ cứ tuần hoàn như thế :-s :-s :-s Và như vậy nó cứ có 2 đầu chứ không biết đâu là khởi nguyên, đâu là kết thúc của 1 quá trình vận hành. Cứ như ta thổi bong bóng to lên rồi xì hết hơi quả bóng rồi lại thổi ấy nhỉ, câu hỏi khó giải đáp là ban đầu, quả bó đó có hơi hay là quả bóng xẹp :D
Có thể. Nhưng lý thuyết phải hơi khác một chút.
Chúng ta được biết các vật thể cơ bản như ngôi sao khi ko duy trì đủ năng lượng chống lại lực hấp dẫn của vật chất thì sẽ tự sụp đổ. Vật chất nén lại trong lõi thành các dạng vật chất đặc hơn. Đồng thời xẩy ra một vụ nổ bắn các vật chất bên ngoài ra không gian.
Thứ tự đã biết đến nay: sao, sao nơ tron, lỗ đen.
Tương ứng với các dạng vật chất: các nguyên tử, các nơ tron, các hạt cơ bản.
Nếu vũ trụ giống như lỗ đen. Vậy ta có thể tưởng tượng sẽ có những dạng vật chất khác nhỏ hơn cả hạt cơ bản hiện nay. Và nó kết hợp tạo nên hạt cơ bản.
Khi vũ trụ tập trung lại như lỗ đen. Lực hấp dẫn quá lớn khiến lỗ đen vũ trụ tự sụp đổ một lần nữa.
Nó tạo ra vụ nổ Bigbang và có một lõi gồm các hạt nhỏ hơn hạt cơ bản hiện nay đã biết.
Lõi này sẽ quyết định các tính chất vận hành của vũ trụ. Như mặt trời là trung tâm Hệ mặt trời. Lỗ đen là trung tâm thiên hà vậy.
Vấn đề là chúng ta chưa biết gì về các hạt siêu cơ bản đó. Ko biết nó có ko.
Và làm sao tìm được lõi của vũ trụ. Là trung tâm vũ trụ đây.
Phải chờ thuyết lượng tử.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
991
Động cơ
83,379 Mã lực
Tuổi
64
trên giấy thì lỗ đen còn đc tìm thấy sớm hơn nữa cụ ơi.


cụ cho cái linh cụ ơi.

trong khi đó đến năm 215 vẫn ước tính tuổi vũ trụ là (13,799±0,021)×10^9 năm tuổi

Planck[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 2015, nhóm cộng tác Planck ước tính tuổi của vũ trụ là 13,813±0,038 tỷ năm, cao hơn một chút nhưng vẫn trong khoảng sai số của số liệu trước đó đưa ra bởi WMAP. Bằng cách kết hợp dữ liệu Planck với các dữ liệu ngoài, ước tính kết hợp tốt nhất của tuổi vũ trụ là (13,799±0,021)×109 năm tuổi.[1][2]

Tham số vũ trụ từ kết quả năm 2015 của Planck[1]giới hạn 68%: Tham số giới hạn tin cậy 68% đối với mô hình ΛCDM cơ sởTT, TE, EE: Năng lượng phổ Bức xạ phông vi sóng vũ trụ (CMB) PlanckPthấp: Dữ liệu phân cực Planck trong khả năng ℓ-thấpthấu kính: Dựng lại thấu kính CMBext: Dữ liệu ngoài (BAO+JLA+H0). BAO: dao động âm Baryon, JLA: Phần tích đường cong ánh sáng chung, H0: Hằng số Hubble

Tuổi vũ trụ
(Ga)
{\displaystyle t_{0}}
13,813±0,03813,799±0,03813,796±0,02913,813±0,02613,807±0,02613,799±0,021




đang bàn khoa học sao lại có nhà truyền giáo Tây hả cụ? liên quan gì ạ?
Chính cái thùy linh cụ đưa ra về tuổi ngôi sao lớn hơn 13,8 tỉ năm đấy thôi.
Còn căn cứ khác về bán kính vũ trụ quan sát được tới nay tới vài chục tỉ năm áng sáng thì hôm khác đi. Đang vào bằng điện thoại.
 
Biển số
OF-448927
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
1,010
Động cơ
218,074 Mã lực
"Đây rõ ràng là hạt bụi, nếu không phải là hạt bụi thì là cái gì?" Bàng Bác hỏi.

"Chúng là một thế giới, một thế giới mênh mông."

Lão nhân Ngô Thanh Phong vẫn nhẹ nhàng nói, vô cùng tự nhiên và bình tĩnh.

"Là một thế giới mênh mông... Ngài không phải đang nói đùa đấy chứ?" Bàng Bác kinh nghi bất định.

"Tương lai các ngươi sẽ hiểu, một hạt bụi, một ngọn cỏ, một cái cây đều là 1 thế giới."

"Ngài… có thể nói rõ ràng hơn một chút không, ta cảm giác như đang nghe Thiên Thư, tuy rằng ý trên vô cùng đơn giản, nhưng lại ẩn chứa một thâm ý nào đó không rõ ràng."


Lão nhân Ngô Thanh Phong vẫn ngồi đó, nở nụ cười nhàn nhạt, nói:

"Ngày hôm nay chúng ta sẽ không tiếp tục nói những chuyện này nữa, ý của ta muốn nói là, trong trời đất có muôn vàn hạt bụi, mỗi một hạt bụi đều là một thế giới.

Cũng giống như trong thân thể của chúng ta, tuy không nhìn được bên trong có những gì, nhưng nó lại bao gồm rất nhiều "
Môn", cũng nhiều như những hạt bụi trong trời đất vậy.

Khéo 1 hạt bụi chu du trong không khí cũng lại là 1 thế giới thu nhỏ của vi khuẩn, phân tử
Giống y phim hoạt hình Horton hears a Who! :D
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
13,403
Động cơ
299,468 Mã lực
Chính cái thùy linh cụ đưa ra về tuổi ngôi sao lớn hơn 13,8 tỉ năm đấy thôi.
năm 213 thì phát hiện nó già hơn, nhưng năm 215 đo lại cho chuẩn thi nó trẻ hơn rồi cụ ơi.

em cung cấp thêm khả năng nữa là rất nhiều sao gần tâm các thiên hà cũng được đo là già đanh cóc cụ luôn nhưng vẫn chưa khẳng định được là già hơn tuổi vũ trụ dự kiến ạ. khẳng định đc thì thuyết bigbang sẽ lung lay mạnh.

Còn căn cứ khác về bán kính vũ trụ quan sát được tới nay tới vài chục tỉ năm áng sáng thì hôm khác đi. Đang vào bằng điện thoại.
vâng.
 

lacettiGG

Xe điện
Biển số
OF-368871
Ngày cấp bằng
1/6/15
Số km
3,284
Động cơ
296,895 Mã lực
Các ngôi sao đều là các quả cầu khí khổng lồ, thành phần chính là hidro và heli. Các phản ứng nhiệt hạch của hidro là nguồn cung cấp năng lượng cho các ngôi sao.
Em nghĩ gọi là khí ko chính xác mà phải là plasma.
 

BonBonTT

Xe container
Biển số
OF-26450
Ngày cấp bằng
26/12/08
Số km
6,081
Động cơ
534,331 Mã lực
Thật, quá vớ vẩn. Oánh nhau phải đồng cân. Đồng lạng.đồng giới. Hay anh ý đồng giới với chị ý hả cụ???
Chưa biết thì chưa phán xét đc. Trời đang nắng cụ lái xe có con bé sang đướng quệt vào xe cụ, cụ vừa mở cửa xe xuống chưa kịp nói câu gì đã ăn 1 loạt; Mày đi kiểu éo gì thế, mắt mày mù à....thì cụ làm gì?
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
996
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
45
Có thể. Nhưng lý thuyết phải hơi khác một chút.
Chúng ta được biết các vật thể cơ bản như ngôi sao khi ko duy trì đủ năng lượng chống lại lực hấp dẫn của vật chất thì sẽ tự sụp đổ. Vật chất nén lại trong lõi thành các dạng vật chất đặc hơn. Đồng thời xẩy ra một vụ nổ bắn các vật chất bên ngoài ra không gian.
Thứ tự đã biết đến nay: sao, sao nơ tron, lỗ đen.
Tương ứng với các dạng vật chất: các nguyên tử, các nơ tron, các hạt cơ bản.
Nếu vũ trụ giống như lỗ đen. Vậy ta có thể tưởng tượng sẽ có những dạng vật chất khác nhỏ hơn cả hạt cơ bản hiện nay. Và nó kết hợp tạo nên hạt cơ bản.
Khi vũ trụ tập trung lại như lỗ đen. Lực hấp dẫn quá lớn khiến lỗ đen vũ trụ tự sụp đổ một lần nữa.
Nó tạo ra vụ nổ Bigbang và có một lõi gồm các hạt nhỏ hơn hạt cơ bản hiện nay đã biết.
Lõi này sẽ quyết định các tính chất vận hành của vũ trụ. Như mặt trời là trung tâm Hệ mặt trời. Lỗ đen là trung tâm thiên hà vậy.
Vấn đề là chúng ta chưa biết gì về các hạt siêu cơ bản đó. Ko biết nó có ko.
Và làm sao tìm được lõi của vũ trụ. Là trung tâm vũ trụ đây.
Phải chờ thuyết lượng tử.
Xét về khởi nguyên thì theo suy nghĩ của em thì thế giới/vũ trụ được hình thành từ 2 thứ cơ bản là hạt cơ bản và năng lượng cơ bản.
Những hạt mà ta biết, cứ theo sự hiểu biết của con người, nó cứ nhỏ dần nhỏ dần rồi cứ thế, sẽ đến cái giới hạn cân 0 và hạt "cân 0" đó sẽ là hạt cơ bản nhưng hạt cơ bản sẽ là 1 loại hạt chứ không phải chỉ 1 hạt;
Và năng lương nguyên thủy chính là động năng, động năng cơ bản. Có vẻ như, mọi loại năng lượng đều có khởi nguồn từ động năng, mọi sự tồn tại đều có sự góp mặt của năng lượng và năng lượng tạo nên sư tồn tại vật chất.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top