- Biển số
- OF-123582
- Ngày cấp bằng
- 9/12/11
- Số km
- 7
- Động cơ
- 380,170 Mã lực
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/nu-tuong-bat-xang-gian-606875.html
Chỉ sau 4 tháng nhậm chức Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, một nữ cán bộ trẻ ở Đồng Nai đã cùng với ê kíp của mình bắt quả tang 53 cây xăng gian lận.
Bộ KH-CN vừa tặng bằng khen đột xuất cho chị Đỗ Ngọc Thanh Phương (36 tuổi), Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (thuộc Sở KH-CN Đồng Nai), chỉ sau 4 tháng nhậm chức. Đây là điều chưa từng xảy ra.
10 lít bán ra, ăn cắp 1,5 lít
Đầu tháng 3 năm nay, chị Phương, Trưởng phòng Pháp chế, được bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Trong cương vị mới, tìm hiểu hồ sơ, sau một tháng triển khai công tác chống gian lận xăng dầu chỉ phát hiện 5 trường hợp vi phạm (kiểm tra 40 trạm kinh doanh xăng dầu) nhưng chủ yếu về nhãn hàng hóa, không chấp hành đúng quy định về bảo quản tem, chứ chưa có trường hợp nào vi phạm về đo lường và chất lượng.
Làm rõ kết quả này, chị Phương đã bỏ ra 10 ngày đi kiểm tra 15 trạm xăng theo kiểu truyền thống thì cũng không phát hiện được gì. Kiểu kiểm tra truyền thống được chị Phương giải thích: “Đó là đi xe biển số xanh, tới cây xăng rồi thong dong, đường đường chính chính vào trình quyết định kiểm tra. Chờ chủ doanh nghiệp đến, lấy thiết bị ra kiểm tra. Cách làm này, tôi cảm thấy không thuyết phục, khó thấy rõ được sự gian lận nên bắt đầu suy nghĩ phải đi trinh sát”.
Vì thế, chị Phương đến trạm xăng của tập đoàn nhà nước vừa được kiểm định mua một can dầu và một can xăng (200.000 đồng/can) rồi kẻ vạch ngang để làm chuẩn. Sau đó, chị mượn chiếc xe gắn máy cũ, đeo khẩu trang che mặt, đóng vai người mua bán xăng lẻ tới những trạm xăng nghi ngờ mua đúng số tiền trên để kiểm tra chênh lệch. “Kết quả, 10 trạm hết 8 trạm dính. Theo quy định, 10 lít cho sai số là 0,3% (đối với đoàn kiểm tra là 0,45%), nhưng khi trinh sát tôi phát hiện sai số từ 2 đến 15%. Như vậy với 10 lít bán ra, doanh nghiệp đã ăn cắp của khách hàng 1,5 lít”, chị Phương cho biết.
Trinh sát xong, chị Phương chưa vội tổ chức kiểm tra ngay mà còn quan sát, nắm rõ sơ đồ, vị trí, nơi bố trí nguồn điện, có bao nhiêu trụ bơm... để khi ập vào, người của chi cục án ngữ những vị trí này, ngăn không cho nhân viên trạm xăng tác động, xóa dấu vết.
53 bị bắt, 350 “xin hàng”
“Muốn bắt chủ trạm xăng thừa nhận hành vi gian lận thì phải có được chứng cứ. Mà hiện nay, cách thức gian lận rất tinh vi, chủ doanh nghiệp có thể điều khiển bằng thiết bị cầm tay như điện thoại để tắt thiết bị điện. Ngoài ra họ còn có thể dặn nhân viên khi có chuyện thì tác động lên bàn phím, cò bơm hay tắt nguồn điện, xóa sạch các dấu vết. Do vậy, muốn thành công cần có yếu tố bất ngờ. Cách thức là thuê xe ngoài, tập hợp anh em lại không báo trước mà chỉ nói đi công tác mật. Khi lên xe thì mượn hết điện thoại tránh lộ thông tin ra ngoài. Khi xe bắt đầu lăn bánh thì chỉ hướng đi cho tài xế, nói tên trạm xăng ra cho anh em thảo luận. Mục đích là để mọi người phấn khích, hợp tác ăn rơ chứ kế hoạch đã vạch sẵn ra rồi”, chị Phương tâm sự.
Rồi chị kể tiếp: “Khi xuống xe, một người tới chỗ nguồn điện chốt chặn, những người khác tiến nhanh đến các trụ bơm không cho nhân viên tác động lên bàn phím, cò bơm. Còn tôi xuống trình quyết định kiểm tra rồi nhanh chóng bơm xăng, dầu vào thiết bị kiểm tra, không cần chờ chủ doanh nghiệp tới. Quá trình thực hiện đều được ghi hình, quay phim toàn bộ. Chưa hết, tài xế còn phải cho xe vào ngay vị trí bơm nhiên liệu giống như khách đến đổ xăng nhằm làm cho nhân viên không đề phòng”.
Quan điểm của chị Phương là bất cứ khi nào trạm xăng có bán cho khách thì chi cục có quyền kiểm tra, nên có nhiều trường hợp đoàn tổ chức đi vào đêm khuya. Vì khi đi trinh sát, chị nắm được một số cách thức gian lận của doanh nghiệp, “có nơi họ không gian lận hết cả ngày mà chỉ diễn ra trong vài giờ hoặc chỉ gian lận vào ban đêm”, chị Phương nói.
Nhờ kết hợp giữa trinh sát và yếu tố bất ngờ nên từ tháng 3 đến tháng 7.2015, chi cục đã phát hiện 53 trạm xăng vi phạm đo lường và chất lượng, xử phạt trên 5 tỉ đồng, trong đó có trường hợp bị phạt đến 600 triệu đồng. Một hiệu quả lớn hơn là gần 350 cây xăng trên địa bàn (cả vi phạm và chưa vi phạm) lần lượt làm đơn xin sửa chữa và kiểm định lại các trụ bơm.
Ông Phạm Văn Sáng, Giám đốc Sở KH-CN Đồng Nai, cho biết: “Trên địa bàn có 400 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, để tạo không khí thi đua ban giám đốc đã quyết định bốc thăm chia đều giao cho Thanh tra sở và Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cùng song song tiến hành kiểm tra. Từ đầu năm đến nay, trong khi Thanh tra sở chỉ phạt được 1 tỉ đồng thì bên chi cục là hơn 5 tỉ đồng”.
Chỉ sau 4 tháng nhậm chức Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, một nữ cán bộ trẻ ở Đồng Nai đã cùng với ê kíp của mình bắt quả tang 53 cây xăng gian lận.
Bộ KH-CN vừa tặng bằng khen đột xuất cho chị Đỗ Ngọc Thanh Phương (36 tuổi), Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (thuộc Sở KH-CN Đồng Nai), chỉ sau 4 tháng nhậm chức. Đây là điều chưa từng xảy ra.
10 lít bán ra, ăn cắp 1,5 lít
Đầu tháng 3 năm nay, chị Phương, Trưởng phòng Pháp chế, được bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Trong cương vị mới, tìm hiểu hồ sơ, sau một tháng triển khai công tác chống gian lận xăng dầu chỉ phát hiện 5 trường hợp vi phạm (kiểm tra 40 trạm kinh doanh xăng dầu) nhưng chủ yếu về nhãn hàng hóa, không chấp hành đúng quy định về bảo quản tem, chứ chưa có trường hợp nào vi phạm về đo lường và chất lượng.
Làm rõ kết quả này, chị Phương đã bỏ ra 10 ngày đi kiểm tra 15 trạm xăng theo kiểu truyền thống thì cũng không phát hiện được gì. Kiểu kiểm tra truyền thống được chị Phương giải thích: “Đó là đi xe biển số xanh, tới cây xăng rồi thong dong, đường đường chính chính vào trình quyết định kiểm tra. Chờ chủ doanh nghiệp đến, lấy thiết bị ra kiểm tra. Cách làm này, tôi cảm thấy không thuyết phục, khó thấy rõ được sự gian lận nên bắt đầu suy nghĩ phải đi trinh sát”.
Vì thế, chị Phương đến trạm xăng của tập đoàn nhà nước vừa được kiểm định mua một can dầu và một can xăng (200.000 đồng/can) rồi kẻ vạch ngang để làm chuẩn. Sau đó, chị mượn chiếc xe gắn máy cũ, đeo khẩu trang che mặt, đóng vai người mua bán xăng lẻ tới những trạm xăng nghi ngờ mua đúng số tiền trên để kiểm tra chênh lệch. “Kết quả, 10 trạm hết 8 trạm dính. Theo quy định, 10 lít cho sai số là 0,3% (đối với đoàn kiểm tra là 0,45%), nhưng khi trinh sát tôi phát hiện sai số từ 2 đến 15%. Như vậy với 10 lít bán ra, doanh nghiệp đã ăn cắp của khách hàng 1,5 lít”, chị Phương cho biết.
Trinh sát xong, chị Phương chưa vội tổ chức kiểm tra ngay mà còn quan sát, nắm rõ sơ đồ, vị trí, nơi bố trí nguồn điện, có bao nhiêu trụ bơm... để khi ập vào, người của chi cục án ngữ những vị trí này, ngăn không cho nhân viên trạm xăng tác động, xóa dấu vết.
53 bị bắt, 350 “xin hàng”
“Muốn bắt chủ trạm xăng thừa nhận hành vi gian lận thì phải có được chứng cứ. Mà hiện nay, cách thức gian lận rất tinh vi, chủ doanh nghiệp có thể điều khiển bằng thiết bị cầm tay như điện thoại để tắt thiết bị điện. Ngoài ra họ còn có thể dặn nhân viên khi có chuyện thì tác động lên bàn phím, cò bơm hay tắt nguồn điện, xóa sạch các dấu vết. Do vậy, muốn thành công cần có yếu tố bất ngờ. Cách thức là thuê xe ngoài, tập hợp anh em lại không báo trước mà chỉ nói đi công tác mật. Khi lên xe thì mượn hết điện thoại tránh lộ thông tin ra ngoài. Khi xe bắt đầu lăn bánh thì chỉ hướng đi cho tài xế, nói tên trạm xăng ra cho anh em thảo luận. Mục đích là để mọi người phấn khích, hợp tác ăn rơ chứ kế hoạch đã vạch sẵn ra rồi”, chị Phương tâm sự.
Rồi chị kể tiếp: “Khi xuống xe, một người tới chỗ nguồn điện chốt chặn, những người khác tiến nhanh đến các trụ bơm không cho nhân viên tác động lên bàn phím, cò bơm. Còn tôi xuống trình quyết định kiểm tra rồi nhanh chóng bơm xăng, dầu vào thiết bị kiểm tra, không cần chờ chủ doanh nghiệp tới. Quá trình thực hiện đều được ghi hình, quay phim toàn bộ. Chưa hết, tài xế còn phải cho xe vào ngay vị trí bơm nhiên liệu giống như khách đến đổ xăng nhằm làm cho nhân viên không đề phòng”.
Quan điểm của chị Phương là bất cứ khi nào trạm xăng có bán cho khách thì chi cục có quyền kiểm tra, nên có nhiều trường hợp đoàn tổ chức đi vào đêm khuya. Vì khi đi trinh sát, chị nắm được một số cách thức gian lận của doanh nghiệp, “có nơi họ không gian lận hết cả ngày mà chỉ diễn ra trong vài giờ hoặc chỉ gian lận vào ban đêm”, chị Phương nói.
Nhờ kết hợp giữa trinh sát và yếu tố bất ngờ nên từ tháng 3 đến tháng 7.2015, chi cục đã phát hiện 53 trạm xăng vi phạm đo lường và chất lượng, xử phạt trên 5 tỉ đồng, trong đó có trường hợp bị phạt đến 600 triệu đồng. Một hiệu quả lớn hơn là gần 350 cây xăng trên địa bàn (cả vi phạm và chưa vi phạm) lần lượt làm đơn xin sửa chữa và kiểm định lại các trụ bơm.
Ông Phạm Văn Sáng, Giám đốc Sở KH-CN Đồng Nai, cho biết: “Trên địa bàn có 400 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, để tạo không khí thi đua ban giám đốc đã quyết định bốc thăm chia đều giao cho Thanh tra sở và Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cùng song song tiến hành kiểm tra. Từ đầu năm đến nay, trong khi Thanh tra sở chỉ phạt được 1 tỉ đồng thì bên chi cục là hơn 5 tỉ đồng”.