Tất cả con người đều có một lỗ hổng trong tư duy. Cho dù bạn là người thông minh hay ngu ngốc, bạn già hay trẻ, tất cả chúng ta đều gặp vấn đề về tư duy này, chỉ khác nhau ở cấp độ, và chúng ta hầu như không thể kiểm soát được chúng.
Để hiểu được điều này, hãy bắt đầu với chim bồ câu. Yeah, đúng rồi đó, chim bồ câu - Einstein của ngành hàng không.
Trong những năm 70, một nhà tâm lý học người Mỹ tên B. F. Skinner đã thiết kế một chiếc hộp có khả năng khóa các giác quan định vị của chim bồ câu, và trong chiếc hộp đó không có gì ngoài một nút bấm lẻ loi.
Khi chú chim bé nhỏ lấy mỏ nhấn vào nút ấy, cái nắp của một cái ống mở ra và thóc rớt xuống. Rất nhanh chóng, sinh vật có não bé bằng hạt đậu này hiểu được cơ chế hoạt động: cứ nhấn nút rồi mổ thóc. Nhấn nút rồi ăn thóc. Cứ lặp lại như thế.
Nhưng rồi Skinner có một ý tưởng: chuyện gì xảy ra nếu chúng ta bỏ đi cái nút bấm, và cứ thả thóc một cách ngẫu nhiên.
Kết quả ông thu được vượt qua tất cả những gì ông kì vọng.
Thay vì ngồi đó và đợi thóc rơi xuống, 3/4 số chim bồ câu bắt đầu có các hành động kì lạ. Vô cùng kì lạ. Một số thì cứ đập cánh liên tục không ngừng, số khác thì tự mổ đuôi chúng và cứ thế xoay vòng vòng, một số khác thì chạy trong chiếc hộp theo chiều ngược chiều kim đồng hồ không dứt.
Tại sao?
Ok, hãy cùng quan sát một chú chim trong số đó, hãy gọi chú ấy là Harry. Đôi lúc khi Harry đang vỗ cánh thì vô tình có các hạt thóc rơi xuống. Ngay lập tức, anh ấy tin rằng hành động vỗ cánh sẽ làm thóc rơi xuống, và lập tức lặp đi lặp lại điều đó.
Woa hãy nhìn xem, vài giây sau, thóc đã rớt xuống. Điều này càng củng cố niềm tin của Harry rằng đây là cách để có thóc ăn, và thế là anh ấy cứ đập cánh không ngừng, không ngừng và không ngừng.
Trong khi đó ở chuồng khác, một chú chim khác là Brian cũng đang làm điều tương tự, nhưng khác với Harry, Brian cứ xoay vòng vòng để thóc rơi xuống.
"Hahaha, lũ bồ câu ngu ngốc đáng thương", bạn hẳn đang nghĩ vậy, 'Chẳng lẽ chúng không hiểu rằng chúng không làm gì thì cũng có thóc để ăn?'
Nhưng rồi bạn sẽ ngồi ngẫm nghĩ và chợt nhớ đến anh chàng cùng lớp, một người luôn mặc độc nhất đúng chiếc quần đùi bóng rổ đó mỗi khi thi đấu một trận lớn. Hay là cô bạn luôn đi thi với cùng một chiếc bút, bởi vì đó là cây bút cô ấy đã dùng để có điểm A trong kì kiểm tra đầu tiên.
Rộng hơn, hãy nghĩ đến khái niệm "nhân quả" - nếu bạn làm điều tốt, trời sẽ không phụ lòng bạn và ban phát cho bạn những điều tốt đẹp và ngược lại. Nhưng sao ta không nghĩ rằng dù mình có làm điều tốt/xấu hay không thì chuyện tốt/xấu đó cũng sẽ xảy ra?
Tất cả những điều này là ví dụ của việc suy diễn những vật xảy ra tương quan với nhau tác động lên nhau. Con người luôn muốn liên kết các sự việc với nhau, do đó họ cố tìm một lý do ngẫu nhiên để gán cho một sự việc không liên quan.
Do đó thủ thuật tâm lý gì mà tôi nghĩ là đáng kinh ngạc nhất?
Đó là việc trí não chúng ta tự lừa dối chúng ta.
Poka poka,
Julia