Có thể e viết chưa hết nên cụ hiểu như vậy. Về tình hình covid19 tại VN hiện nay thì e thấy sẽ diễn biến theo hướng sau:
- Với cách ly ngay sau khi nhập cảnh và cách ly tại nguồn (như BM, HL...) hiện nay thì chắc chắn tối đa trong 10-15 ngày nữa VN sẽ cơ bản khống chế được ca nhiễm trong cộng đồng. Khi đó cần bỏ cách ly, chỉ cách ly đội nhập cảnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường vào sau 1/5 này.
- Tuy nhiên TG những nước như Âu, Mỹ, Nhật sẽ còn lâu mới hết, nó sẽ chỉ hết khi có vacxin thôi. Đây là các nước theo thể chế dân chủ và KTTT nên vì lợi ích kinh tế cũng như quan điểm nhiễm dịch cộng đồng sẽ không thể chịu đựng được sự cách ly kéo dài quá lâu. Do vậy, nếu không xóa sổ được dịch hoàn toàn, họ sẽ duy trì sống chung với dịch ở mức hệ thống y tế có thể đáp ứng được - vì covid không phải là loại bệnh vô phương cứu chữa, chỉ gây chết người số lượng lớn khi hệ thống y tế (cụ thể là máy thở) không đủ để đáp ứng số lượng lớn bệnh nhân. Còn nếu duy trì số lượng bệnh nhân ở mức độ chịu đựng thì hoàn toàn có cơ hội chữa trị.
Để sống chung mà lại ko để xảy ra lây lan theo cấp số nhân chết chóc như thời gian vừa qua, Khả năng họ sẽ ngắt quãng việc lây lan dịch, đó là kết hợp mở rồi lại cách ly, có thể mở cửa lại kinh tế 2 tháng rồi lại cách ly 2 tuần và lặp lại để duy trì số người mắc bệnh trong mức kiểm soát, với cách làm này, thậm chí khi có vac-xin rồi thì có lẽ 1/2 dân số phương Tây đã được nhiễm dịch cộng đồng trong khi số người chết ở mức có thể chấp nhận được
nếu phương tây cứ để dai dẳng 1-2 năm, thuốc chữa thì chưa có thì có thể Việt Nam cũng phải chuẩn bị tinh thần làm như thế. Do vậy ngay từ bây giờ nên có p/a dự phòng cho làn sóng dịch thứ 3 bằng việc tận dụng thời gian này để sx thật nhiều máy thở để sẵn sàng sống chung với dịch lâu dài đi
VN nên xác định ngưỡng giới hạn cho phép số nguoi nhiem dich có thể kiểm soát được trong cộng đồng và sống chung với nó
Vâng, nếu ý cụ là giả sử tinh hình tiến triển tốt đẹp và chúng ta kiểm soát được dịch trong nước thì sẽ giảm dẫn các biện pháp giãn cách xã hội thì em đồng ý. Đúng là nếu kiểm soát được rồi thì cần gì giãn cách nữa, vì thực chất giãn cách xã hội cũng chỉ là để giảm thiểu lây lan xã hội (hoàn hảo nhất là không lây) và giành lại kiểm soát thôi mà (vd như ở VN mình mới chỉ làm hơi chặt từ hồi giữa tháng 3, đầu tháng 4, khi các bác ở trên lo rằng có F0 đi lang thang trong xã hội mà ta không biết). Còn trong khi chưa kiểm soát được thì việc giãn cách, kể cả không áp đặt mạnh như Ý, như TBN (vì hai bạn lúc trước toang quá), thì cũng có tác dụng ít nhiều mà cụ, vd như Mỹ số người chết theo dự định giảm từ hơn 500,000 (lúc Trump còn đang "chỉ như cúm mùa") đến hơn 100,000 - hơn 200,000 khi một số bang bắt đầu giãn cách, hiện giờ giãn cách nhiều bang nước Mỹ (nhưng không phải ai cũng tuân thủ) thì số này đã tụt được xuống chỉ còn 60,000.
Em chỉ không đồng ý một số cụ muốn gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách ly / giãn cách xã hội, điều này về lâu dài hại hiều hơn lợi, vì khi covid lan tràn thì nền kinh tế cũng sẽ tan tác thôi (thậm chí còn tan tác hơn bây giờ). Như những nước châu Âu trong các bài báo của cụ cũng vậy, họ nới lỏng giãn cách xã hội, nhưng họ làm rất từ từ trong thời gian 1-2 tháng, vừa làm vừa quan sát, chứ không phải 1 phát thả ngay cả xã hội về bình thường. Thậm chí hết 1-2 tháng họ cũng chưa về bình thường, họ chỉ nới lỏng những ngành nghề ít nguy hiểm trước thôi, chứ nhiều biện pháp giãn cách của họ vẫn nằm đó đến tận cuối năm - như em nói chẳng hạn, TBN sau khi nới lỏng vẫn chỉ bằng VN hiện giờ thôi, không phải họ thoải mái hơn mình. Em nghĩ VN mình (và hầu hết các nước) cũng sẽ như vậy, khi kiểm soát được tình hình thì sẽ từ từ nới lỏng (nhưng không buông tay) và quan sát tiếp. Chẳng nước nào muốn kinh tế chết cả, nhưng rơi vào tình hình bất khả kháng nên phải vậy thôi. Còn muốn "công bằng" để tất cả các ngành nghề đều nghẻo, hoặc đều hoạt động như thường, như cụ nào nói trước đây thì không thể.
Thế nên túm lại giãn cách xã hội là không thể tránh, và còn giãn cách lâu
Câu hỏi chỉ là giãn cách đến mức nào, tại thời điểm nào ta có thể nới lỏng, và thời điểm nào xiết chặt thôi. Em đồng ý với cụ là nếu kiểm soát được tình hình thì hoàn toàn có thể nới lỏng nhiều biện pháp (nhưng vẫn phải giữ một số biện pháp như cách ly cho người nhập cảnh, có thể hạn chế tụ tập nơi đông người với các sự kiện như thể thao, ca nhạc chẳng hạn, v..v...), nhưng hiện giờ ta đã kiểm soát được hay chưa thì hồi sau sẽ rõ
Nhưng mà không bao giờ có chuyện 1/2 cộng đồng của Tây miễn dịch khi có vaccine đâu cụ, điều đó không lo các bạn Tây đi trước mình. Theo mô hình thì nước Anh sẽ cần ... hơn 15 năm để toàn bộ dân số nhiễm bệnh nếu thả tay, giảm đi 1/2 mà còn muốn kiểm soát để không chết quá nhiều thì chắc cũng phải khoảng 10 năm. Bệnh lây khỏe nhưng không lây khỏe vậy đâu, trừ khi vaccine tốn lâu hơn vài lần so với mức dự kiến 1.5 năm hiện giờ