Em cũng làm trong ngành Giáo dục và đã từng ở nước ngoài một thời gian dài, ở bển họ không quá tôn sùng mấy phương pháp Montessori,Reggio Emilia, như ở mình... Căn nguyên của mọi nền giáo dục hiện đại là lấy người học làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò định hướng và cùng giải quyết vấn đề với người học, điều này đúng với mọi cấp độ và trình độ, không cứ riêng lứa tuổi mầm non hay tiểu học. Thế nên các phương Pháp Mon hay RE đều dựa trên nguyên tắc này và so với các nguyên tắc ở các nước hiện đại khác thì không có gì quá nổi bật.
Em không muốn nói 2 pp này không tốt , vấn đề nằm ở chỗ muốn phù hợp với VN cần phải cân nhắc thêm môi trường văn hóa. Ở các nước phát triển, việc tôn trọng mọi người là điều quan trọng nhất và được dạy từ rất bé, gần như là bài học đầu tiên, bố mẹ vì thế tôn trọng con cái, tôn trọng bữa ăn, giấc ngủ, sở thích...., ra ngoài cộng đồng thì nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất cũng là không làm ảnh hưởng đến người khác... vậy nên nguyên lý học lấy người học làm trung tâm của họ tự nó hình thành một cách rất tự nhiên.
Nhìn lại nước mình, khi các con đến lớp được học Mon và RE thì về nhà vẫn bị bố mẹ ép ăn, cầm bát chạy theo con xúc nhét vào mồm, khi bố mẹ biến con mình thành thử nghiệm bắt học theo những cái bố mẹ thích (mà chính bố mẹ lại thất bại không làm được), học múa học nhạc, mà không tôn trọng năng khiếu của con... Về người giáo viên thì dù có thấm nhuần nguyên lý Mont RE thê nào nhưng ra đường vẫn cãi nhau chảnh chọe ngoài chợ, đi xe ngoài đường thì chen hàng lấn làn để mong đến sớm về trước mà không tôn trọng những người khác... Giáo dục dù theo phương pháp nào cũng phải bắt nguồn từ văn hóa, và dù ở cấp độ nào thì em thấy câu nói của đạo học xứ Đông "Tiên học lễ, hậu học văn" là nguyên lý đầu tiên phải theo.