[Funland] Các cụ chọn cách nào

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Thực ra nó là quy ước. Cái nào phổ thông hơn thì dc thừa nhận.
Ko chỉ là quy ước, nó có tính khoa học của nó và cái đấy sẽ khiến việc thực hành hiệu quả hơn. Chữ viết là cách ghi lại tiếng nói.

Ví dụ chữ "thủy". Nếu viết là "thuỷ" thì kể cả là lần đầu tiên nhìn thấy chữ này, nhưng bằng cách nối liền 3 âm "th", "u", "ỷ" ta có thể tự suy và đọc đúng luôn kể cả trước đó chưa gặp bao giờ. Đây là thông lệ của đa số ngôn ngữ trên thế giới.

Nhưng nếu viết là "thủy" thì ko thể làm được điều tương tự, bắt buộc trước đó phải có người dạy mới có thể đọc đúng. Ko biết các cụ được dạy thế nào chứ em thì được dạy bằng cách tụng kinh học thuộc lòng. Cô giáo gõ lên bảng cái cách, lớp ở dưới tụng theo
U y uy
Th uy Thuy hỏi Thủy.

Ở góc nhìn của em thì cách mà em được dạy là dùng được, bằng chứng là em biết đọc biết viết. Thế nhưng nếu nói về hiệu quả, em khẳng định cách đầu tiên hiệu quả hơn. Có thể khác biệt ko nhiều, chỉ vài phút. Nhưng ăn thua ở số lượng, mỗi giờ làm việc bao nhiêu tiền, vài phút quy ra là bao nhiêu tiền, mỗi thế hệ 100tr người cứ thế mà nhân. Cho nên xét về lâu về dài nếu đập đi xây lại thì có lợi, đập sớm chừng nào xã hội có lợi chừng ấy. Còn tư duy kiểu chắp vá, giật gấu vá vai, thế là đủ dùng rồi thì thật lòng mà nói ko phát triển được đâu.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,337
Động cơ
899,645 Mã lực
Em thấy đặt kiểu B nhìn văn bản đẹp hơn và cũng quen dùng gần 40 năm nay.
Chẳng phải 40 năm đâu. Đó là thứ tiếng Việt tồn tại từ năm 1924 cho đến tận bây giờ (cái hồi nam bắt đầu cắt tóc ngắn ấy).
Em vẫn đang viết thế kỷ nguyên, chứ không dùng thể "cải cách" thế kỉ!
 

New ADV

Xe máy
Biển số
OF-794356
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
73
Động cơ
2,415 Mã lực
Chẳng phải 40 năm đâu. Đó là thứ tiếng Việt tồn tại từ năm 1924 cho đến tận bây giờ (cái hồi nam bắt đầu cắt tóc ngắn ấy).
Em vẫn đang viết thế kỷ nguyên, chứ không dùng thể "cải cách" thế kỉ!
Em biết gần 40 năm là từ hồi em bắt đầu được học vỡ lòng. Tiếng Việt có và viết kiểu này từ bao giờ thì em cũng chưa tìm hiểu nhưng em bảo thủ, không thích cải tiến hay cải lùi đâu. Giữ nguyên cách viết nhìn nó cân đối và để cho cảm giác cái văn hóa, cái hồn của chữ Việt nó ấm áp.
 

Bopmuoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-448924
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
1,489
Động cơ
-103,756 Mã lực
Tuổi
108
Đúng thế, vì cái chết ở đây là cái sai đã lan ra diện rộng và đã trở thành thói quen của cả 1 thế hệ. Và văn bản thì lại phải phục vụ người. Cho nên mấy cái phần mềm Unikey Vietkey ấy nó mới có thêm lựa chọn. Nguyên nhân cũng là tư duy phục vụ dù sai, và có thêm option chuẩn.

Nếu các cụ nhận định vấn đề đúng sai dưới góc độ logic, tức là có lý giải tại sao thế này là đúng, tại sao thế kia lại sai thì sẽ dễ dàng biết đúng sai nếu thử phát âm. Còn nếu nhận định đúng sai, hỏi tại sao đúng thì trả lời dựa trên cơ sở "thế là đúng vì bố tao bảo thế, cô giáo tao dạy thế, văn bản nó thế" thì sẽ ko cùng trường phái dẫn tới ko bao giờ có thể chấp nhận được nhau.
Em mời các cụ đọc tham khảo thêm cái này. Chưa chắc:
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Em mời các cụ đọc tham khảo thêm cái này. Chưa chắc:
Chưa chắc là cái nào chưa chắc hả cụ?

Đây chắc là bài cuối của em trong topic, vì nếu đã khác trường phái giáo dục thì ko bao giờ có thể đi đến kết luận chung. Viết chỉ là để mỗi người biết hơn về từng trường phái để có chọn lựa phù hợp.

Trường phái thứ nhất, là luôn tin vào những gì được dạy, ko cãi, nhẹ đầu, cô giáo luôn đúng. Tức là hỏi tại sao cái đấy là đúng thì câu trả lời sẽ là bởi vì cô giáo bảo thế. Hỏi đến cô giáo thì cô sẽ trả lời là vì cô giáo của cô bảo thế. Rồi đến cô giáo của cô giáo của cô giáo v.v...

Trường phái thứ 2 cũng là trường phái cá nhân em theo đuổi, đó là truy tìm căn nguyên dựa trên hệ thống câu hỏi như ai, ở đâu, như thế nào, tại sao. Kết luận thu được ko phụ thuộc vào chuyện cô giáo là ai.

Nếu theo trường phái này thì Wiki ko đảm bảo được về độ tin cậy, quan trọng là nội dung. Ví dụ ở trang Wiki kia nó chỉ nêu quy tắc, mà ko hề có bất kỳ lý giải cụ thể tại sao quy tắc nó lại như thế. Đối chiếu với kinh nghiệm cá nhân em, ví dụ chữ "thủy" chẳng hạn em đọc đúng là bởi vì được cô giáo dạy tụng

U y uy, th uy thuy hỏi thủy.

Ấy thế nhưng cái người đầu tiên nghĩ ra kiểu chữ này rõ ràng ko có cô giáo nào dạy, vậy người ta làm thế nào? Theo như em biết thì kiểu chữ này ko phải người Việt nghĩ ra mà do 1 giáo sĩ phương Tây phát minh, để giải quyết nhu cầu lúc đấy của ông ta là ghi lại những gì người Việt nói theo cách ông ta, để ko phải học chữ Nôm, vốn là loại chữ tượng hình mất rất nhiều công sức để học.

Nếu đứng ở góc độ đấy xem xét, thì cá nhân em tin tưởng vào "thuỷ" hơn, tức là âm đọc thế nào thì phải được ghi ra thế ấy, có nghĩa 3 âm "th", "u", "ỷ" thành thủy.

Bài Wiki bảo rằng những người ủng hộ phát âm kiểu "mới" là vì nó được ký hiệu theo ký hiệu ngữ âm quốc tế. Nhưng áp vào cá nhân em thấy sai tè le vì em ko hề biết ký hiệu ngữ âm quốc tế là cái khỉ gió gì. Đây chỉ đơn giản là chuyện "đọc thế nào thì ghi lại đúng như thế" vốn là 1 nhu cầu tự nhiên và ko ngạc nhiên khi cái đấy nó lại phổ biến.

Thứ nữa, "mới", nếu theo trường phái thứ 2 em đề cập thì ko bao giờ thỏa mãn với chữ "mới". Nó phải cụ thể, mới là bao nhiêu năm. Là 1 năm, 5 năm hay 10 năm? Có cụ đề cập đến Unikey, nhưng thực ra nó tồn tại còn lâu hơn thế. Lần đầu tiên em biết đến cách đặt dấu kiểu này, hỏi tại sao và được giải thích khi còn là học sinh, với phần mềm soạn thảo văn bản BKED chạy trên máy 286, đĩa mềm, hệ điều hành DOS cách đây tầm 30 năm. 30 năm liệu có được coi là "mới"? Với em thì không, vả lại, 30 năm mới chỉ là cái mốc cá nhân em biết, còn trước đó liệu nó có hay không em ko rõ, nhưng em tin là có. Bởi vậy, dùng từ "đa số" và "thiểu số" có lẽ đúng hơn là "mới" với "cũ" trong trường hợp này.

Test.png


Cuối cùng, nếu cụ mợ tin vào trường phái thứ 2 em nói ở trên, thì cứ các con học sách đấy ko phải lăn tăn. Trường nào, thầy nào ra cái sách đấy em tin nó là trường tốt thầy giỏi, cá nhân em sẵn sàng trả thêm tiền để con mình được học ở đấy. Và nói câu này là theo lương tâm, có nghĩa ko biết trường nào người viết sách là ai và con thì còn bé chưa đến tuổi đi học.
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,590
Động cơ
151,182 Mã lực
Chưa chắc là cái nào chưa chắc hả cụ?

Đây chắc là bài cuối của em trong topic, vì nếu đã khác trường phái giáo dục thì ko bao giờ có thể đi đến kết luận chung. Viết chỉ là để mỗi người biết hơn về từng trường phái để có chọn lựa phù hợp.

Trường phái thứ nhất, là luôn tin vào những gì được dạy, ko cãi, nhẹ đầu, cô giáo luôn đúng. Tức là hỏi tại sao cái đấy là đúng thì câu trả lời sẽ là bởi vì cô giáo bảo thế. Hỏi đến cô giáo thì cô sẽ trả lời là vì cô giáo của cô bảo thế. Rồi đến cô giáo của cô giáo của cô giáo v.v...

Trường phái thứ 2 cũng là trường phái cá nhân em theo đuổi, đó là truy tìm căn nguyên dựa trên hệ thống câu hỏi như ai, ở đâu, như thế nào, tại sao. Kết luận thu được ko phụ thuộc vào chuyện cô giáo là ai.

Nếu theo trường phái này thì Wiki ko đảm bảo được về độ tin cậy, quan trọng là nội dung. Ví dụ ở trang Wiki kia nó chỉ nêu quy tắc, mà ko hề có bất kỳ lý giải cụ thể tại sao quy tắc nó lại như thế. Đối chiếu với kinh nghiệm cá nhân em, ví dụ chữ "thủy" chẳng hạn em đọc đúng là bởi vì được cô giáo dạy tụng

U y uy, th uy thuy hỏi thủy.

Ấy thế nhưng cái người đầu tiên nghĩ ra kiểu chữ này rõ ràng ko có cô giáo nào dạy, vậy người ta làm thế nào? Theo như em biết thì kiểu chữ này ko phải người Việt nghĩ ra mà do 1 giáo sĩ phương Tây phát minh, để giải quyết nhu cầu lúc đấy của ông ta là ghi lại những gì người Việt nói theo cách ông ta, để ko phải học chữ Nôm, vốn là loại chữ tượng hình mất rất nhiều công sức để học.

Nếu đứng ở góc độ đấy xem xét, thì cá nhân em tin tưởng vào "thuỷ" hơn, tức là âm đọc thế nào thì phải được ghi ra thế ấy, có nghĩa 3 âm "th", "u", "ỷ" thành thủy.

Bài Wiki bảo rằng những người ủng hộ phát âm kiểu "mới" là vì nó được ký hiệu theo ký hiệu ngữ âm quốc tế. Nhưng áp vào cá nhân em thấy sai tè le vì em ko hề biết ký hiệu ngữ âm quốc tế là cái khỉ gió gì. Đây chỉ đơn giản là chuyện "đọc thế nào thì ghi lại đúng như thế" vốn là 1 nhu cầu tự nhiên và ko ngạc nhiên khi cái đấy nó lại phổ biến.

Thứ nữa, "mới", nếu theo trường phái thứ 2 em đề cập thì ko bao giờ thỏa mãn với chữ "mới". Nó phải cụ thể, mới là bao nhiêu năm. Là 1 năm, 5 năm hay 10 năm? Có cụ đề cập đến Unikey, nhưng thực ra nó tồn tại còn lâu hơn thế. Lần đầu tiên em biết đến cách đặt dấu kiểu này, hỏi tại sao và được giải thích khi còn là học sinh, với phần mềm soạn thảo văn bản BKED chạy trên máy 286, đĩa mềm, hệ điều hành DOS cách đây tầm 30 năm. 30 năm liệu có được coi là "mới"? Với em thì không, vả lại, 30 năm mới chỉ là cái mốc cá nhân em biết, còn trước đó liệu nó có hay không em ko rõ, nhưng em tin là có. Bởi vậy, dùng từ "đa số" và "thiểu số" có lẽ đúng hơn là "mới" với "cũ" trong trường hợp này.

Test.png


Cuối cùng, nếu cụ mợ tin vào trường phái thứ 2 em nói ở trên, thì cứ các con học sách đấy ko phải lăn tăn. Trường nào, thầy nào ra cái sách đấy em tin nó là trường tốt thầy giỏi, cá nhân em sẵn sàng trả thêm tiền để con mình được học ở đấy. Và nói câu này là theo lương tâm, có nghĩa ko biết trường nào người viết sách là ai và con thì còn bé chưa đến tuổi đi học.
Okie cụ, may là cụ có bài cuối trong thớt này 😀
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top