- Biển số
- OF-396956
- Ngày cấp bằng
- 15/12/15
- Số km
- 1
- Động cơ
- 233,310 Mã lực
- Tuổi
- 36
Các cụ ở HN cho em hỏi xe tải 5tạ có được đi vào đường hoàng cầu không ạ.mai em có việc ở đó ko biết có đi vào được không?
Theo QĐ số 06/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ngày 25/01/2013 về việc "BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI" thì: Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn "Cấm hoạt động trong giờ cao điểm"Các cụ ở HN cho em hỏi xe tải 5tạ có được đi vào đường hoàng cầu không ạ.mai em có việc ở đó ko biết có đi vào được không?
Theo đúng Luật thì tải 5tạ đi như xe con. Cụ xem các thớt về xe bán tải sẽ rõ hơn.Các cụ ở HN cho em hỏi xe tải 5tạ có được đi vào đường hoàng cầu không ạ.mai em có việc ở đó ko biết có đi vào được không?
Xe 5 tạ chạy ở đường khác (ngoài nội thành HN) thì cụ có thể chạy vào làn xe con vì nó là ôtô chở hàng với trọng tải không quá 1,5 tấn, nhưng theo QĐ số 06/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội thì xe 5 tạ là loại xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn nên "Cấm hoạt động trong giờ cao điểm"Theo đúng Luật thì tải 5tạ đi như xe con. Cụ xem các thớt về xe bán tải sẽ rõ hơn.
Trong QĐ số 06/2013/QĐ-UBND thì phần phân công trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải: "Tổ chức kiểm tra, lắp đặt biển báo giao thông theo quy định trên" nhưng mà làm sao mà cắm tất cả cả phố được; QĐ số 06/2013/QĐ-UBND cũng là một dạng văn bản Quy phạm pháp luật người tham gia gia thông phải có trách nhiệm thi hành;em hỏi ngu tý. em chả biết cái quyết định nào của thành phố cả, chỉ biết đi theo biển báo và vạch kẻ đường( nghĩa là đi theo LUẬT ấy ạ) thì chỗ nào có biển cấm xe tải là em hok đi vào. vậy thôi. chú sao em biết được QĐ của ai. vậy phạt em sao được. còn chắc chắn là xe tải khác xe bán tải rồi ạ. xe tải gọi là ô tô tải, xe bán tải gọi là ô tô con theo đúng luật GTĐB ạ
Cụ cắm hộ cái biển báo hiệu đúng quy chuẩn để cấm loại "xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn" này.Xe 5 tạ chạy ở đường khác (ngoài nội thành HN) thì cụ có thể chạy vào làn xe con vì nó là ôtô chở hàng với trọng tải không quá 1,5 tấn, nhưng theo QĐ số 06/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội thì xe 5 tạ là loại xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn nên "Cấm hoạt động trong giờ cao điểm"
QĐ số 06/2013/QĐ-UBND cũng nói rõ: "Trọng lượng toàn bộ của xe gồm trọng lượng bản thân xe cộng với trọng lượng hàng theo thiết kế" nhé, cụ mà cứ đi vào các giờ cao điểm trong HN là chắc chắn bị xử lý.
Xe Suzuki 500 kg thì thậm chí "Trọng lượng toàn bộ của xe gồm trọng lượng bản thân xe cộng với trọng lượng hàng theo thiết kế" của nó là 1,45 tấn thì còn "Chỉ được phép lưu hành từ 21h00 đến 6h00 sáng ngày hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền"
Xe bán tải là xe cabin kép còn xe 5 tạ là xe cabin đơn, nó sẽ khác nhau nhiều đấy không phải áp dụng toàn bộ theo xe bán tải được đâu.
Không cần biển cấm loại "xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn", cụ cứ ra các bến xe tải và đưa cho lx 500k bảo họ đi vào giờ cấm xem họ có dám đi không thì biết...Cụ cắm hộ cái biển báo hiệu đúng quy chuẩn để cấm loại "xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn" này.
Không có biển báo hiệu căn cứ vào đâu để thực hiện
Việc các lái xe không dám đi không đồng nghĩa với đúng hay sai luật. Như cái biển phân làn không đúng quy chuẩn không ai cố tình không chấp hành để cãi nhau với cảnh sát.Không cần biển cấm loại "xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn", cụ cứ ra các bến xe tải và đưa cho lx 500k bảo họ đi vào giờ cấm xem họ có dám đi không thì biết...
Biển báo hiệu chỉ là một trong những loại hướng dẫn thi hành Luật GTĐB thôi (không thể đầy đủ được), nếu cụ chỉ căn cứ vào mỗi biển báo hiệu thôi là không đủ đâu...
Việc các lx tải không dám đi xe vào nội thành HN trong giờ cấm vì họ không muốn mất tiền và bị giữ GPLX vì vi phạm qui định chứ bao nhiêu hợp đồng ra tiền mà tự dưng lại bỏ?! (họ tự biết việc nào đúng, việc nào sai); Kiểm tra, xử lý thì ngoài lực lượng CSGT ra còn có thêm cả lực lượng Thanh tra Giao thông nữa (khó thoát lắm);Việc các lái xe không dám đi không đồng nghĩa với đúng hay sai luật. Như cái biển phân làn không đúng quy chuẩn không ai cố tình không chấp hành để cãi nhau với cảnh sát.
Cụ đọc kỹ Chương IV của Quy định xem ai là người phải thực hiện và thực hiện như thế nào. Ví dụ như quy định các tuyến phố không được dừng đỗ nếu không có biển báo thì cụ có chấp hành không, mà có muốn chấp hành cũng không được vì chẳng cụ nào nhớ được hết các phố đó.
Thêm nữa Chương III của quy định ghi rõ vi phạm sẽ bị xử lý theo Pháp luật hiện hành. Cụ thử chỉ ra xem Pháp luât hiện hành nào để có thể xử phạt những vi phạm mà không được báo hiệu hay "xe con" (bao gồm xe chở hàng 5tạ) đi vào đường cấm xe tải.
Cái QĐ có chỗ sai nhưng không được sửa cũng vì cái lái xe "ngại" không kiện.
- Cụ áp dụng chế tài nao trong 171 để phạt xe con đi vào đường cấm xe tải.Xử lý theo Pháp luật hiện hành là nếu lx vi phạm theo QĐ số 06/2013/QĐ-UBND thì tủy theo mức độ mà áp dụng chế tài theo NĐ 171/2013/NĐ-CP;
Xe 5 tạ chỉ được coi là xe con khi chạy ngoài HN thôi, khi chạy trong nội thành HN thì nó được coi là "Ô tô vận tải" nhé, nó phải chịu theo "Quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội” cụ nhé.
Đúng rồi, đúng luật là như thếTheo đúng Luật thì tải 5tạ đi như xe con. Cụ xem các thớt về xe bán tải sẽ rõ hơn.
Muốn lái 3 bánh lại phải thương tật. cụ có đánh đổi k.Nếu chở hàng chỉ tầm 5 tạ thì vứt mịa con xe tải đi sắm con xe 3 bánh chấp hết các thể loại cấm
Xe tải 5 tạ thì trong QCVN 41:2012/BGTVT nó được coi là xe Ôtô con vì nó là "ôtô chở hàng với trọng tải không quá 1,5 tấn", nhưng theo QĐ số 06/2013/QĐ-UBND thì xe tải 5 tạ nó xếp vào "xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn" và phải theo "Quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội” nếu như chạy trong địa bàn HN; Cả QCVN 41:2012/BGTVT và QĐ số 06/2013/QĐ-UBND đều là văn bản Quy phạm pháp luật để hướng dẫn Luật GTĐB, một cái thì hướng dẫn (Luật GTĐB) chung cho cả nước, một cái thì hướng dẫn (Luật GTĐB) cho Tỉnh/Thành phố, cũng giống như "Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng đường phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời" ý; nếu cụ chạy xe ở địa bàn HN thì cụ phải theo QĐ số 06/2013/QĐ-UBND chứ không thể nói là tôi theo QCVN 41:2012/BGTVT và xe tôi là xe Ôtô con được (chưa kể xe tải chạy trong HN còn phải mua giấy phép ngày/đêm nữa)- Cụ áp dụng chế tài nao trong 171 để phạt xe con đi vào đường cấm xe tải.
- Vấn đề là để người lái xe biết được QD đó chỉ có mỗi cách xxx đứng đường vẫy xe lại để thông báo.
HN ban hành QD06, nhưng không ban hành hay điều chỉnh đươọc QC báo hiệu đường bộ. Vấn đề không phải là có chấp hành hay không mà là làm sao biết để mà chấp hành. Nếu dùng cái biển cấm xe tải của QC 41 thì có tác dụng với xe con theo QC này hay không.Xe tải 5 tạ thì trong QCVN 41:2012/BGTVT nó được coi là xe Ôtô con vì nó là "ôtô chở hàng với trọng tải không quá 1,5 tấn", nhưng theo QĐ số 06/2013/QĐ-UBND thì xe tải 5 tạ nó xếp vào "xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn" và phải theo "Quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội” nếu như chạy trong địa bàn HN; Cả QCVN 41:2012/BGTVT và QĐ số 06/2013/QĐ-UBND đều là văn bản Qui phạm pháp luật để hướng dẫn Luật GTĐB, một cái thì hướng dẫn (Luật GTĐB) chung cho cả nước, một cái thì hướng dẫn (Luật GTĐB) cho Tỉnh/Thành phố, cũng giống như "Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng đường phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời" ý; nếu cụ chạy xe ở địa bàn HN thì cụ phải theo QĐ số 06/2013/QĐ-UBND chứ không thể nói là tôi theo QCVN 41:2012/BGTVT và xe tôi là xe Ôtô con được (chưa kể xe tải chạy trong HN còn phải mua giấy phép ngày/đêm nữa)
Khi HN đã ban hành "Phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông được giới hạn bởi các tuyến đường" cấm các loại/từng loại xe tải theo giờ quy định rồi mà vẫn vi phạm thì lx sẽ mắc vào lỗi đi vào đường cấm, nếu áp dụng chế tài theo NĐ 171/2013/NĐ-CP sẽ vào lỗi "Đi vào đường cấm" với mức phạt từ 800k - 1.200k và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng; "Không ai đùa với tiền bạc" cả và lx tải tự biết mà thực hiện nếu không nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nồi cơm nhà họ (chứ chẳng phải như mọi người chỉ "chém gió" trên bàn phím)
QĐ số 06/2013/QĐ-UBND ban hành thì cũng như Luật GTĐB hoặc các văn bản Qui phạm pháp luật khác, mọi người tham gia gia thông phải tự biết mà thực hiện theo...
P/s: Mà xe tải 5 tạ thì theo QCVN 41:2012/BGTVT nó được coi là xe Ôtô con, còn xe tải từ 7 tạ trở lên nó là xe Ôtô tải nhé.
Hay nhỉ, vậy là cái UBND xã nhà em chỉ cần kí một cái văn bản CẤM CÁC LOẠI Ô TÔ ĐI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ, thế là tất tần tật các loại ô tô (cả của người trong và ngoài xã) bị cấm bác nhẩy.QĐ số 06/2013/QĐ-UBND ban hành thì cũng như Luật GTĐB hoặc các văn bản Qui phạm pháp luật khác, mọi người tham gia gia thông phải tự biết mà thực hiện theo...
P/s: Mà xe tải 5 tạ thì theo QCVN 41:2012/BGTVT nó được coi là xe Ôtô con, còn xe tải từ 7 tạ trở lên nó là xe Ôtô tải nhé.
Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương thì UBND cấp xã có thể ra Quyết định quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn của xã nhưng phải đúng Luật "Ban hành văn bản quy phạm pháp luật" và Luật "Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân", được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật; Đấy cũng là Văn bản quy phạm pháp luật, người tham gia gia thông cũng phải có trách nhiệm thực hiện.Hay nhỉ, vậy là cái UBND xã nhà em chỉ cần kí một cái văn bản CẤM CÁC LOẠI Ô TÔ ĐI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ, thế là tất tần tật các loại ô tô (cả của người trong và ngoài xã) bị cấm bác nhẩy.