[ATGT] Các cụ cho em hỏi Súng bắn tốc độ có chính xác hay không?? em hầu các cụ đây.

svdaihoc

Xe buýt
Biển số
OF-153800
Ngày cấp bằng
23/8/12
Số km
534
Động cơ
359,530 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Điều 2 và 3 của cụ sai. Vậy cụ nghĩ tốc độ hiện lên ở máy là tính toán từ yếu tố nào??? Tại sao cụ lại lấy V + x với V - y được??? Cụ cộng hay trừ như thế chỉ có ý nghĩa khi tính thời gian để xe và máy gặp nhau, chả liên quan gì đến cái ánh sáng từ máy đi ra (thực ra là có, khoảng cách từ xe đến máy trong quá trình tính toán phải trừ đi 1 khoảng bằng thời gian phép đo nhân với vận tốc máy + vận tốc xe, nhưng thời gian được tính theo đơn vị 10 mũ -9 giây), thế tức là cái máy chả có tác dụng gì :)) Vậy thì cụ đo bằng cách cho cái máy tiến đến gần xe, biết khoảng cách ban đầu từ máy đến xe, biết thời gian gặp nhau rồi tính ra vân tốc xe luôn cho giống vật lý lớp 8 =)) Còn cái vẩy tay cụ nói cụ nghĩ mất bao nhiêu thời gian? Cứ cho cụ là Songoku, trong 1s ra được 100 cái cắt kéo đi thì 1 cái cắt kéo cũng phải mất 0,01s rồi (mà cụ vẩy được bao nhiêu mét???), trong khi phép đo chỉ tính theo 0,00000000X s ;)

Tính toán vận tốc xe dựa trên đoạn đường xe đi được và thời gian để đi đoạn đường đó, 2 yếu tố này được đo thông qua trung gian là ánh sáng từ cái súng, còn bản thân cái súng là thiết bị đo. Nói chung trên cái trái đất này mà đo cái gì bằng ánh sáng thì đối với phép đo các cụ cứ yên chí là k có sai số, sai số đến từ máy đo mà thôi. Còn cụ nào k tin thì lập kèo cá cược: em đứng im cho cụ xxx cưỡi phản lực bắn xem vận tốc có ra được 1km/h không nhé. (có điều giờ em đang k ở VN). Thời gian thực chất của phép đo tính bằng nano giây, trong khoảng thời gian này các cụ coi như đang "dừng hình" :))
Thưa cụ!
Về cái câu hỏi nhỏ sau khi em suy nghĩ lại thì có thể đứng yên thì KQ = 0 thật, cho dùng dùng trực thăng bắn. Nhưng nếu di chuyển 1km/h thôi thì KQ sẽ khác ạ.

CÒn cụ nói về tốc độ ánh sáng ấy. Thì tốc độ ánh sáng chỉ là phương tiện, công cụ để tính toán. Chúng ta dùng ánh sáng để đo tốc độ xe. Cụ nói đem so sánh tốc độ của máy bắn với V a/s thì chênh lệch rất bé. Nhưng cái tốc độ xe bị bắn thì chênh lệch có cao so với cái tốc độ của A/S ko ạ ?

Về nguyên lí thì chắc cụ nào cũng biết nguyên lí bắn rồi. Nhưng em xin nhắc lại và để bảo vệ luận điểm của e.
Tại thời điểm t1 máy phát ra tia ánh ánh hay lazer gì đó. Tia phản xạ của xe này từ xe ta máy bắn tốc độ nhận được. Quãng thời gian nhỏ này máy đo được, tốc độ tia đó đã có thông số. ===> Máy đo được khoảng cách từ máy đến xe là x1.
Tương tự tại thời điểm t2 khoảng cách xe và máy bắn là x2.
t = t2 - t1 (thời gian xe chạy được ) và quãng đường xe đi được là S = x1 - x2.
Vậy suy ra V của xe.

Đấy là trường hợp máy đứng yên, bây giờ máy di chuyển ngược chiều xe ta.
Em giả sử máy di chuyển bằng với V của xe ta nhé.

Tại thời điểm t1 khoảng cách máy bắn và xe vẫn là x1.
Sau cùng khoảng thời gian t = t2-t1. Tại thời điểm t2 xe và máy bắn đều di chuyển được quãng đg Sxe = Smáy = S (kết quả ỏư bài trên).
Nhưng cái máy nó làm theo nguyên lí nó đo khoảng cách của vị trí mới của máy bắn và vị trí mới của cái xe. Lúc này khoảng cách của xe và của máy không là x1 - x2 nữa mà là x1 - Sxe - Smáy. Vậy trong 1 khoảng thời gian t đó, xe ta chạy vượt 1 độ dài là Smáy suy ra tốc độ tăng lên theo Smáy. Và sau khi tính toán máy sẽ cho KQ hiển thị trên hình ảnh sẽ là 2 lần V của ta đi.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Haizz, thì em đã nói mấy lần là phép đo k có sai số, sai số đến từ máy đo rồi mà bác. Tại vì bác bảo sai số của máy 2 km/h (cái này em đồng ý), sai số phép đo thêm 2km/h nữa (cái này thì em k đồng ý). Hơn nữa ý em là phép đo k có sai số, cho dù xxx có cưỡi phản lực bay ngược chiều mà bắn thì vận tốc vẫn ra kết quả như vậy thôi, nhiều người hiểu sai vấn đề gây hoang mang dư luận :D
Chả hiểu cụ nói gì, trên thế giới này không có phép đo nào kô có sai số. Vận tốc ánh sáng cũng là một số thực, có nghĩa là có sai số.
Cụ chưa hiểu ý em rồi. Súng bắn có sai số 2km/h, cái odo cũng có sai số 2km/h, vậy khi đo bằng súng, sai số của kết quả in ra sẽ là 4km/h (coi như max), bởi vậy không ai có thể áp litmit 50 là phạt ngay được. Cái này ta học của nc' ngoài chứ ta cũng chẳng làm được những máy này. Nếu ta có thể SX được những máy đo có độ chính xác cao hơn (ví dụ 0.2km/h), em đồ rằng luật GT ở ta sẽ thay đổi đấy !
 

hakkinen

Xe tải
Biển số
OF-158486
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
370
Động cơ
354,400 Mã lực
Chả hiểu cụ nói gì, trên thế giới này không có phép đo nào kô có sai số. Vận tốc ánh sáng cũng là một số thực, có nghĩa là có sai số.
Cụ chưa hiểu ý em rồi. Súng bắn có sai số 2km/h, cái odo cũng có sai số 2km/h, vậy khi đo bằng súng, sai số của kết quả in ra sẽ là 4km/h (coi như max), bởi vậy không ai có thể áp litmit 50 là phạt ngay được. Cái này ta học của nc' ngoài chứ ta cũng chẳng làm được những máy này. Nếu ta có thể SX được những máy đo có độ chính xác cao hơn (ví dụ 0.2km/h), em đồ rằng luật GT ở ta sẽ thay đổi đấy !
Thế này nhé cụ, trong 1 phép đo thực nghiệm thì có 3 loại sai số: sai số từ phép đo (lý thuyết đo), sai số từ máy móc đo (máy đo thời gian, tốc độ,...) và sai số đến từ con người (đọc sai kết quả, tính toán sai,...). Cụ nói súng bắn có sai số 2km/h thì cái 2km/h là của cái gì? Cụ nói cái odo cũng có sai số 2km/h thì ok , cái này là sai số đến từ máy móc (máy đo). Với em phép đo (lý thuyết đo) gần như không có sai số do nó dựa trên ánh sáng, mà vận tốc ánh sáng trong các tính toán là vô cùng lớn, cụ có cộng thêm 1000m/s (vận tốc quá khủng) vận tốc ô tô hay súng vào nó cũng chỉ ra sai số vô cùng nhỏ (vận tốc ánh sáng là 300 triệu m/s). Ở đây sai số do con người là k có (trừ trường hợp bắn bằng mồm :D). Tóm lại nếu cụ nói sai số của cái máy là 4 km/h thì em đồng ý, còn cụ bảo 2 + 2km/h thì em mới là người k hiểu.


Thưa cụ!
Về cái câu hỏi nhỏ sau khi em suy nghĩ lại thì có thể đứng yên thì KQ = 0 thật, cho dùng dùng trực thăng bắn. Nhưng nếu di chuyển 1km/h thôi thì KQ sẽ khác ạ.

CÒn cụ nói về tốc độ ánh sáng ấy. Thì tốc độ ánh sáng chỉ là phương tiện, công cụ để tính toán. Chúng ta dùng ánh sáng để đo tốc độ xe. Cụ nói đem so sánh tốc độ của máy bắn với V a/s thì chênh lệch rất bé. Nhưng cái tốc độ xe bị bắn thì chênh lệch có cao so với cái tốc độ của A/S ko ạ ?

Về nguyên lí thì chắc cụ nào cũng biết nguyên lí bắn rồi. Nhưng em xin nhắc lại và để bảo vệ luận điểm của e.
Tại thời điểm t1 máy phát ra tia ánh ánh hay lazer gì đó. Tia phản xạ của xe này từ xe ta máy bắn tốc độ nhận được. Quãng thời gian nhỏ này máy đo được, tốc độ tia đó đã có thông số. ===> Máy đo được khoảng cách từ máy đến xe là x1.
Tương tự tại thời điểm t2 khoảng cách xe và máy bắn là x2.
t = t2 - t1 (thời gian xe chạy được ) và quãng đường xe đi được là S = x1 - x2.
Vậy suy ra V của xe.

Đấy là trường hợp máy đứng yên, bây giờ máy di chuyển ngược chiều xe ta.
Em giả sử máy di chuyển bằng với V của xe ta nhé.

Tại thời điểm t1 khoảng cách máy bắn và xe vẫn là x1.
Sau cùng khoảng thời gian t = t2-t1. Tại thời điểm t2 xe và máy bắn đều di chuyển được quãng đg Sxe = Smáy = S (kết quả ỏư bài trên).
Nhưng cái máy nó làm theo nguyên lí nó đo khoảng cách của vị trí mới của máy bắn và vị trí mới của cái xe. Lúc này khoảng cách của xe và của máy không là x1 - x2 nữa mà là x1 - Sxe - Smáy. Vậy trong 1 khoảng thời gian t đó, xe ta chạy vượt 1 độ dài là Smáy suy ra tốc độ tăng lên theo Smáy. Và sau khi tính toán máy sẽ cho KQ hiển thị trên hình ảnh sẽ là 2 lần V của ta đi.
Cụ ơi, vấn đề là sau 1 khoảng thời gian nano giây ấy thì Sxe với Smáy của cụ bằng bao nhiêu để có thể trừ vào phép tính???
 
Chỉnh sửa cuối:

svdaihoc

Xe buýt
Biển số
OF-153800
Ngày cấp bằng
23/8/12
Số km
534
Động cơ
359,530 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Cụ ơi, vấn đề là sau 1 khoảng thời gian nano giây ấy thì Sxe với Smáy của cụ bằng bao nhiêu để có thể trừ vào phép tính???
Đúng là 2 cái S đấy rất nhỏ, nhưng cái nano giây cực kì nhỏ thì chia ra vẫn ra 1 V rất to, đúng chưa cụ ?
 

tranphong79

Xe điện
Biển số
OF-91261
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
3,507
Động cơ
430,655 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ hỏi thì em xin thưa, với các bác xxx thì súng luôn chính xác, còn em thì em không biết
 

hakkinen

Xe tải
Biển số
OF-158486
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
370
Động cơ
354,400 Mã lực
Đúng là 2 cái S đấy rất nhỏ, nhưng cái nano giây cực kì nhỏ thì chia ra vẫn ra 1 V rất to, đúng chưa cụ ?
Thế này nhé cụ. Theo như tính toán của cụ cái đoạn: x1 - Sxe - Smáy: x1 = Vận tốc AS x t, Sxe = vận tốc xe x t, Smáy = vận tốc máy x t, vận tốc xe và máy <<<<<<< vận tốc AS --> x1 - Sxe - Smáy coi như bằng x1. OK? Còn thời gian vẫn k có gì thay đổi, như vậy vận tốc xe và vận tốc máy k ảnh hưởng tới phép đo, ok???
 

svdaihoc

Xe buýt
Biển số
OF-153800
Ngày cấp bằng
23/8/12
Số km
534
Động cơ
359,530 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Thế này nhé cụ. Theo như tính toán của cụ cái đoạn: x1 - Sxe - Smáy: x1 = Vận tốc AS x t, Sxe = vận tốc xe x t, Smáy = vận tốc máy x t, vận tốc xe và máy <<<<<<< vận tốc AS --> x1 - Sxe - Smáy coi như bằng x1. OK? Còn thời gian vẫn k có gì thay đổi, như vậy vận tốc xe và vận tốc máy k ảnh hưởng tới phép đo, ok???
Cái này
x1 - Sxe - Smáy: x1 = Vận tốc AS x t,
thì t này là cái t rất nhỏ. Nano mà cụ thường nói ấy ạ. Là t nhận là tia phản xạ tại lần đo đó. Còn t cụ ghi sau là t giữa 2 lần đo. t này lơn hơn t kia nhiều lần
 

hakkinen

Xe tải
Biển số
OF-158486
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
370
Động cơ
354,400 Mã lực
Cái này
x1 - Sxe - Smáy: x1 = Vận tốc AS x t,
thì t này là cái t rất nhỏ. Nano mà cụ thường nói ấy ạ. Là t nhận là tia phản xạ tại lần đo đó. Còn t cụ ghi sau là t giữa 2 lần đo. t này lơn hơn t kia nhiều lần
Ok, 2 cái t đó khác nhau, nhưng t giữa 2 lần đo cũng là cực kì nhỏ do trong 1s máy thực hiện rất nhiều lần đo chứ k phải cách quãng vài s 1 lần (1 phép đo chỉ mất nano s cho nên trong 1s có thể thực hiện rất rất nhiều lần đo). Thực tế máy k chỉ đo 1, 2 lần mà là đo rất rất nhiều lần, kết quả xử lý dựa trên số liệu từ nhiều lần đo ấy
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,898
Động cơ
-161,818 Mã lực
Cụ hakkinen, đọc tên là biết đua ác nhưng vẫn phải thua MS nhể.

Giờ em lấy ví dụ thế này. Cụ đang phi 100 kmph. Xxx ngồi trong xe đuổi theo xe cụ, vận tốc y như vậy thì đo được bao nhiêu? Cụ nhớ là khoảng cách không đổi nhá.
 
Chỉnh sửa cuối:

FujiS5200

Xe container
Biển số
OF-33063
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
5,001
Động cơ
526,175 Mã lực
Cụ hakkinen, đọc tên là biết đua ác nhưng vẫn phải thua MS nhể.

Giờ em lấy ví dụ thế này. Cụ đang phi 100 kmph. Xxx ngồi trong xe đuổi theo xe cụ, vận tốc y như vậy thì đo được bao nhiêu? Cụ nhớ là khoảng cách không đổi nhá.
Bắn phát thứ nhất, khoảng cách 2 xe 200m
Sau 0,0000000000001s, phát thứ 2 được bắn, khoảng cách đo được là 200m
Sau vài s nữa, bắn lại, khoảng cách vẫn là 200m
Sau vài phút bắn lại, khoảng cách sao cũng vẫn là 200m?! :))

Trong 1 thời gian mà khoảng cách súng nhận được là không đổi thì các cụ suy ra được là máy bắn sẽ cho kết quả tốc độ là bao nhiêu rồi nhé.
 

giamsat24h

Xe hơi
Biển số
OF-102898
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
176
Động cơ
399,100 Mã lực
Nơi ở
Gần Ngã Tư Khổ
Website
www.giamsat24h.com
Nếu có tem kiểm định, tức là đã qua các thí nghiệm, kiểm tra rồi cụ ợ. Thiết bị nào cũng có sai số, vấn đề là sai số đến bao nhiêu thôi ợ
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,898
Động cơ
-161,818 Mã lực
Bắn phát thứ nhất, khoảng cách 2 xe 200m
Sau 0,0000000000001s, phát thứ 2 được bắn, khoảng cách đo được là 200m
Sau vài s nữa, bắn lại, khoảng cách vẫn là 200m
Sau vài phút bắn lại, khoảng cách sao cũng vẫn là 200m?! :))

Trong 1 thời gian mà khoảng cách súng nhận được là không đổi thì các cụ suy ra được là máy bắn sẽ cho kết quả tốc độ là bao nhiêu rồi nhé.
Biết đâu cụ Hakkinen có đáp án khác. Hehe.
 

svdaihoc

Xe buýt
Biển số
OF-153800
Ngày cấp bằng
23/8/12
Số km
534
Động cơ
359,530 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Cụ hakkinen, đọc tên là biết đua ác nhưng vẫn phải thua MS nhể.

Giờ em lấy ví dụ thế này. Cụ đang phi 100 kmph. Xxx ngồi trong xe đuổi theo xe cụ, vận tốc y như vậy thì đo được bao nhiêu? Cụ nhớ là khoảng cách không đổi nhá.
Em đồng ý vợi cụ về ý kiến này. Cụ làm 1 ly đi
 

svdaihoc

Xe buýt
Biển số
OF-153800
Ngày cấp bằng
23/8/12
Số km
534
Động cơ
359,530 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Ok, 2 cái t đó khác nhau, nhưng t giữa 2 lần đo cũng là cực kì nhỏ do trong 1s máy thực hiện rất nhiều lần đo chứ k phải cách quãng vài s 1 lần (1 phép đo chỉ mất nano s cho nên trong 1s có thể thực hiện rất rất nhiều lần đo). Thực tế máy k chỉ đo 1, 2 lần mà là đo rất rất nhiều lần, kết quả xử lý dựa trên số liệu từ nhiều lần đo ấy
Đo nhiều lần và chia trung bình đúng chưa ạ???

Nhưng cái tốc độ ánh sáng là ta lợi dụng nó để đo Vxe. Chứ ta ko đem so sánh 2 cái đó với nhau.
 

svdaihoc

Xe buýt
Biển số
OF-153800
Ngày cấp bằng
23/8/12
Số km
534
Động cơ
359,530 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Bắn phát thứ nhất, khoảng cách 2 xe 200m
Sau 0,0000000000001s, phát thứ 2 được bắn, khoảng cách đo được là 200m
Sau vài s nữa, bắn lại, khoảng cách vẫn là 200m
Sau vài phút bắn lại, khoảng cách sao cũng vẫn là 200m?! :))

Trong 1 thời gian mà khoảng cách súng nhận được là không đổi thì các cụ suy ra được là máy bắn sẽ cho kết quả tốc độ là bao nhiêu rồi nhé.
Cụ Hakkinen vào giải quyết câu này đi ?
 

hakkinen

Xe tải
Biển số
OF-158486
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
370
Động cơ
354,400 Mã lực
Ok, có vẻ mình đã nhầm, đúng là tốc độ di chuyển của máy có ảnh hưởng đến phép đo và áp dụng cộng vận tốc như thông thường. Ngoài ra còn 1 yếu tố nữa ảnh hưởng tới phép đo là góc đo giữa máy bắn và xe. Tuy nhiên nếu cho máy chạy ngược chiều xe để đo sẽ k khả thi do 1 là không thể xác định được xe để bắn vì máy chỉ đo được xe ở trong vùng mà ánh sáng đi tới, mà góc của vùng ánh sáng phát ra rất hẹp (có lẽ máy có cơ chế k xác định vận tốc khi bị dịch chuyển), 2 là khả năng chụp ảnh sẽ bị ảnh hưởng.
 
Chỉnh sửa cuối:

svdaihoc

Xe buýt
Biển số
OF-153800
Ngày cấp bằng
23/8/12
Số km
534
Động cơ
359,530 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Ok, có vẻ mình đã nhầm, đúng là tốc độ di chuyển của máy có ảnh hưởng đến phép đo và áp dụng cộng vận tốc như thông thường. Ngoài ra còn 1 yếu tố nữa ảnh hưởng tới phép đo là góc đo giữa máy bắn và xe. Tuy nhiên nếu cho máy chạy ngược chiều xe để đo sẽ k khả thi do 1 là không thể xác định được xe để bắn vì máy chỉ đo được xe ở trong vùng mà ánh sáng đi tới, mà góc của vùng ánh sáng phát ra rất hẹp (có lẽ máy có cơ chế k xác định vận tốc khi bị dịch chuyển), 2 là khả năng chụp ảnh sẽ bị ảnh hưởng.
Em rót cụ 1 ly vì dòng chữ đỏ rồi, còn những chỗ khác e không bàn luận :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top