- Biển số
- OF-57976
- Ngày cấp bằng
- 28/2/10
- Số km
- 2,657
- Động cơ
- 471,450 Mã lực
Em đọc đc và đưa về đây cho các cụ/mợ xem và ném đá, ko biết đưa vào đây có đúng box ko? nếu chưa thì nhờ mod di chuyển giúp em.
Súng bắn tốc độ có chính xác?
Loạt bài phóng sự về việc hạn chế tốc độ trên các quốc lộ của TT có đề cập đến một thiết bị rất hiện đại: súng bắn tốc độ. Tuy nhiên qua loạt bài này, tôi nhận thấy người sử dụng thiết bị dường như đã sử dụng không đúng qui cách, và vì vậy có thể súng bắn tốc độ nhưng tốc độ hiển thị lại không chính xác!
Súng bắn ra sao?
Súng bắn tốc độ căn cứ vào một đoạn đường nhất định và thời gian xe đi qua đoạn đường đó để tính tốc độ. Tuy nhiên để thấy được toàn bộ nguyên lý của súng bắn tốc độ, trước hết chúng ta xét qua nguyên lý đo khoảng cách bằng tia laser.
Ánh sáng nói chung khi gặp một vật cản nó sẽ phản xạ trở lại. Mức độ phản xạ trở lại ít hay nhiều tùy thuộc loại ánh sáng và vật cản nó. Ánh sáng thuộc dải hồng ngoại có tính chất là phần năng lượng phản xạ lại rất lớn khi gặp vật cản ở thể rắn. Các máy đo khoảng cách “không dây” sử dụng tính năng phản xạ của tia hồng ngoại để đo khoảng cách.
Vận tốc của ánh sáng (kể cả hồng ngoại) di chuyển trong không khí luôn xấp xỉ 300.000.000m/giây, tức mỗi 1 phần triệu giây (1 nano giây) ánh sáng đi được 30cm. Biết trước được điều này, vấn đề trở nên khá đơn giản.
Nguyên lý đo vận tốc bằng ánh sáng (tia hồng ngoại) Để đo khoảng cách từ máy đo đến một vật nào đó, máy sẽ phát một xung laser hồng ngoại, tia này đến vật cản sẽ phản xạ trở về, máy đo đã trang bị bộ thu sẽ nhận lại xung này. Từ đó máy kiểm tra từ lúc phát đến lúc nhận mất bao lâu và suy ra đoạn đường đi và về của tia sáng, sau đó chia hai để xác định được khoảng cách thật. Tất nhiên máy sẽ lập trình để tính toán tất cả. Người đo chỉ việc bấm nút và đọc kết quả trên màn hình là biết được khoảng cách cần đo. Trở lại súng bắn tốc độ. Đây là một bộ đo khoảng cách “không dây” phức tạp hơn. Tức là súng sẽ đo khoảng cách từ súng đến xe tại hai thời điểm khác nhau. Ta thấy:
- Súng đã “biết” khoảng thời gian giữa hai lần đo (do nhà chế tạo đã định).
Nguyên lý hoạt động của súng bắn tốc độ - Súng sẽ xác định được quãng đường trong khoảng thời gian giữa hai lần đo bằng cách lấy khoảng cách đo được lần một trừ cho khoảng cách đo được lần hai. Như vậy đã có đủ cơ sở để tính tốc độ. Khoảng thời gian giữa hai lần đo (t) là rất ngắn, chỉ vài phần trăm của giây. Do đó, thực tế, không phải một cú bóp cò là máy chỉ đo tại hai thời điểm như trình bày ở trên mà là lặp lại qui trình “hai thời điểm” rất nhiều lần, tức liên tục cho ra các vận tốc. Cụ thể cứ mỗi giây giữ cò, súng đo đến vài trăm lần. Sau đó máy mới lấy trung bình để báo cáo lên màn hình. Có như vậy kết quả mới chính xác được.
Tuy nhiên thực tế kết quả có đúng hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào cách thức sử dụng nó.
“Vừa chạy vừa bắn”, “bắn từ cây trứng cá” có chính xác?
Một nguyên tắc cơ bản nhất của súng bắn tốc độ là súng phải được giữ cố định. Do đó, vừa chạy vừa bắn sẽ cho ra kết quả hoàn toàn sai với thực tế.
Từ nguyên lý trên ta thấy nếu xe cảnh sát chạy cùng chiều “bắn” xe trước thì vận tốc hiển thị sẽ là vận tốc xe bị bắn trừ cho vận tốc xe cảnh sát. Tức là vận tốc hiển thị sẽ nhỏ hơn vận tốc thực tế. Ví dụ: xe trước chạy 90km/g (quá tốc độ), xe sau chạy 60km/g. Kết quả hiển thị sẽ là 90-60 = 30km/g.
Trường hợp khác là xe cảnh sát chạy ngược chiều với xe kia. Đây mới là thảm họa cho tài xế vì kết quả hiển thị sẽ là vận tốc của hai xe cộng lại. Ví dụ: xe bị bắn chạy 60km/g (đúng luật), xe cảnh sát chỉ cần 30km/g thì kết quả sẽ là 90km/g (!).
Ở đây còn một vấn đề nữa là có thể cảnh sát giao thông đứng cố định bắn tốc độ, nhưng chỉ cần vừa bắn vừa di chuyển tay ngược với hướng xe chạy tới là cũng đủ tăng thêm vài chục km/g cho xe bị bắn!
Vì súng sử dụng ánh sáng hồng ngoại nên yêu cầu là trên suốt đường đi của nó không được có một chướng ngại nào dù nhỏ. Do đó, nếu bắn từ trong lùm cây hoặc trên cây trứng cá thì có thể sẽ bị lá cây che khuất một phần.
Góc bắn cũng ảnh hưởng đến kết quả hiển thị trên súng bắn tốc độ Như ta đã thấy, đúng ra súng phải trực diện với xe, tức góc bắn bằng 0o. Tuy nhiên nhà sản xuất đã dự trù việc này vì cảnh sát giao thông không thể đứng đối diện với xe đang chạy để bắn được mà phải bắn từ trong lề đường. Do đó, nhà sản xuất sẽ định trước góc bắn và lập trình cho máy để khi tính toán máy sẽ “bù” lại nhằm cho ra kết quả chính xác. Một số súng hiện đại sẽ cho người dùng nhập góc bắn tùy tình hình thực tế. Như vậy góc bắn cũng góp phần làm ảnh hưởng đến kết quả. Khi đã định góc bắn bao nhiêu (nhà sản xuất khuyến cáo hoặc người dùng nhập vào) thì phải tuân thủ như thế. Cụ thể nếu góc bắn nhỏ hơn góc bắn đã định thì tốc độ hiển thị sẽ lớn hơn tốc độ thực tế và ngược lại.
KS NGUYỄN THƯỢNG QUÂN
( sưu tầm )
Ặc theo ý em nếu mà như này xxx nó mà chí pháng thì chỉ cần một di tay ngược chiều mình là ăn đòn hả các cụ ????
Súng bắn tốc độ có chính xác?
Loạt bài phóng sự về việc hạn chế tốc độ trên các quốc lộ của TT có đề cập đến một thiết bị rất hiện đại: súng bắn tốc độ. Tuy nhiên qua loạt bài này, tôi nhận thấy người sử dụng thiết bị dường như đã sử dụng không đúng qui cách, và vì vậy có thể súng bắn tốc độ nhưng tốc độ hiển thị lại không chính xác!
Súng bắn ra sao?
Súng bắn tốc độ căn cứ vào một đoạn đường nhất định và thời gian xe đi qua đoạn đường đó để tính tốc độ. Tuy nhiên để thấy được toàn bộ nguyên lý của súng bắn tốc độ, trước hết chúng ta xét qua nguyên lý đo khoảng cách bằng tia laser.
Ánh sáng nói chung khi gặp một vật cản nó sẽ phản xạ trở lại. Mức độ phản xạ trở lại ít hay nhiều tùy thuộc loại ánh sáng và vật cản nó. Ánh sáng thuộc dải hồng ngoại có tính chất là phần năng lượng phản xạ lại rất lớn khi gặp vật cản ở thể rắn. Các máy đo khoảng cách “không dây” sử dụng tính năng phản xạ của tia hồng ngoại để đo khoảng cách.
Vận tốc của ánh sáng (kể cả hồng ngoại) di chuyển trong không khí luôn xấp xỉ 300.000.000m/giây, tức mỗi 1 phần triệu giây (1 nano giây) ánh sáng đi được 30cm. Biết trước được điều này, vấn đề trở nên khá đơn giản.
- Súng đã “biết” khoảng thời gian giữa hai lần đo (do nhà chế tạo đã định).
Tuy nhiên thực tế kết quả có đúng hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào cách thức sử dụng nó.
“Vừa chạy vừa bắn”, “bắn từ cây trứng cá” có chính xác?
Một nguyên tắc cơ bản nhất của súng bắn tốc độ là súng phải được giữ cố định. Do đó, vừa chạy vừa bắn sẽ cho ra kết quả hoàn toàn sai với thực tế.
Từ nguyên lý trên ta thấy nếu xe cảnh sát chạy cùng chiều “bắn” xe trước thì vận tốc hiển thị sẽ là vận tốc xe bị bắn trừ cho vận tốc xe cảnh sát. Tức là vận tốc hiển thị sẽ nhỏ hơn vận tốc thực tế. Ví dụ: xe trước chạy 90km/g (quá tốc độ), xe sau chạy 60km/g. Kết quả hiển thị sẽ là 90-60 = 30km/g.
Trường hợp khác là xe cảnh sát chạy ngược chiều với xe kia. Đây mới là thảm họa cho tài xế vì kết quả hiển thị sẽ là vận tốc của hai xe cộng lại. Ví dụ: xe bị bắn chạy 60km/g (đúng luật), xe cảnh sát chỉ cần 30km/g thì kết quả sẽ là 90km/g (!).
Ở đây còn một vấn đề nữa là có thể cảnh sát giao thông đứng cố định bắn tốc độ, nhưng chỉ cần vừa bắn vừa di chuyển tay ngược với hướng xe chạy tới là cũng đủ tăng thêm vài chục km/g cho xe bị bắn!
Vì súng sử dụng ánh sáng hồng ngoại nên yêu cầu là trên suốt đường đi của nó không được có một chướng ngại nào dù nhỏ. Do đó, nếu bắn từ trong lùm cây hoặc trên cây trứng cá thì có thể sẽ bị lá cây che khuất một phần.
KS NGUYỄN THƯỢNG QUÂN
( sưu tầm )
Ặc theo ý em nếu mà như này xxx nó mà chí pháng thì chỉ cần một di tay ngược chiều mình là ăn đòn hả các cụ ????