Theo một số vùng miền thì đều gọi là con Cắt, Ó hoặc Diều Hâu....Tất cả các cụ gọi nó là diều hâu, chim ó, cắt đều sai hết. Em có kiến thức vả kinh nghiệm cũng như huấn luyện dòng chim săn mồi này. Cụ nào muón hỏi dòng chim gì, nuôi, hay huấn luyện em chỉ cho. Hay search từ khóa falconry sẽ ra.
Kể cả không có sợi len thì sẻ có chạy đằng trời nhé cụ. Kệ đi!Ngày còn bé, khoảng 5,6 tuổi gì đấy em được cho một con sẻ non, nuôi được một thời gian thì nó biết tập chuyền. Sợ nó bay mất, bà em cho sợi len buộc chân nó, em cầm cho nó nhảy quanh sân.
Nhảy vài phát nó bay vù lên, loạng quạng trong vườn rồi bay mất, em không tìm được. Sáng hôm sau ra cổng đứng thế nào lại nhìn lên cây xoan... cảnh tượng kinh khủng nên em bị ám ảnh mãi và nhớ tới tận bây giờ.
Con sẻ non bị quấn sợi dây len buộc chân vào cành xoan nên không chạy được. Chính con cắt này đứng thản nhiên mổ đầu rồi rỉa bụng con sẻ. Con sẻ rơi xuống treo lủng lẳng, ruột lòng thòng
Mãi sau này lớn, em mới biết chuyện chuỗi thức ăn. Chỉ con con người không là thức ăn cho loài nào các cụ các mợ nhỉ
Em cũng nghĩ là Diều hâu cụ ạ, bọn này nó bắt gà con thì nhanh lắm.100% là chim Diều Hâu cụ nhé
nhìn quen wa, mà chưa nhớ raNhà em nuôi gà và bồ câu trên sân thượng, con chim này chuyên vào mổ trộm trứng. Các cụ cho em hỏi nó là chim j a
em chia sẻ ở trên rồi mà cụ, cụ đọc hết còm của em với. Nó là ưng Ấn độ ( tên khoa học Crested Goshawk), khác với cắt, cắt thì cánh dài và nhọn hơn (tên khoa học Kestrell). Hai con nhìn rất giống nhau nhưng đặc tính săn mồi khác nhau. Căn bản dòng chim săn mồi này sẽ chia thành các bộ ưng (hawk), cắt (Kestrell), diều hâu (Kite), đại bàng (Eagle)...Trong mỗi bộ lại có nhiều dòng khác nhau.Theo một số vùng miền thì đều gọi là con Cắt, Ó hoặc Diều Hâu....
Còn Cụ có kiến thức Uyên Thâm thì chia sẻ đi, làm ra vẻ màu mè chi vậy cụ ...