cái này bên V.o..zzzz có bài viết về Vàng, trong đó có nội dung này em cop lại 1 đoạn hầu các cụ
Chung | Vàng 9999 | Vàng SJC |
Lượng lưu hành | Không rõ, có thể có khoảng 1,000 - 2,000 tấn và đang tăng(nhập xuất liên tục qua kênh không chính thức) | Khoảng 100 - 400 tấn (~3 - 10 triệu lượng) và đang giảm (đã ngưng sx mới từ 2012) |
Trọng lượng tiêu chuẩn | Nhẫn 0.1 ; 0.2 ; 0.5 ; 1 lượng ; vàng miếng 1kg ; trang sức các loại | 0.1 ; 0.2 ; 0.5 ; 1 lượng |
Nhu cầu hằng năm | Khoảng 60 tấn | Khoảng 5 tấn (không chắc) |
Chênh lệch mua/bán | 200k/lượng -> 900k/lượng | 600k/lượng -> 1tr2/lượng |
Giá hiện tại vs spot (6/4/2023) | Thấp hơn 1tr/lượng | Cao hơn 10tr/lượng |
Nơi mua/bán | Các tiệm vàng, các chành vàng | Các tiệm vàng, các chành vàng, các ngân hàng |
Ưu điểm | | |
Giá cả | Theo khá sát giá spot | |
Nơi mua bán | Dễ mua dễ bán (nhất là ở địa phương), hoặc vàng thương hiệu | Dễ mua dễ bán (khắp nơi ở VN), ít bị ép giá |
Giá đầu tư ban đầu | 5 phân, 1 chỉ, 5 chỉ 1 lượng phù hợp túi tiền | 5 phân, 1 chỉ, 5 chỉ 1 lượng phù hợp túi tiền |
Chênh lệch mua/bán | Thấp, chỉ từ 20k/chỉ | |
Tính thuận tiện | Dễ mang bên mình | Có thể cất két NH (tốn phí) |
Tính chính danh | Một vài thương hiệu mạnh như PNJ, DOJI bán giá cao hơn chút | Là thương hiệu vàng quốc gia |
Khả năng cầm cố ngân hàng | | Có thể cầm cố ngân hàng |
Khả năng hao mòn | | Không thể hao mòn, ngoại trừ bọc nhựa bị xì |
Nhược điểm | | |
Giá cả | | Giá theo cung cầu VN, rất khó đoán, cực dễ bị úp bô |
Nơi mua bán | Dễ bị ép giá khi bán ở địa phương khác | Mất giá trị "niềm tin" khi ra nước ngoài, vàng lẻ dễ bị ép giá |
Giá đầu tư ban đầu | | Tiêu chuẩn là SJC 1 lượng, giá cao |
Chênh lệch mua bán | | Khá cao, từ 600k/ lượng, đỉnh điểm lên tới 4tr/ lượng |
Tính thuận tiện | Dễ bị trộm, cướp | Không thể mang bên mình |
Tính chính danh | Phần lớn là các thương hiệu địa phương. Dễ bị sờ gáy nếu giao dịch vàng 1kg | |
Khả năng cầm cố ngân hàng | Không | |
Khả năng hao mòn | Cao (nếu mang thường xuyên) | Để lâu chắc chắn bị xì hơi, lúc này bán tốn phí làm lại vỏ. |
4.2.3.2 Lượng lưu hành
Ngay từ ngày đầu thành lập năm 1988, vàng miếng SJC đã được người dân tin dùng và được xem như tiêu chuẩn chung của vàng miếng Việt Nam. Người dân sử dụng SJC để vay nợ, để mua bán trao đổi các hàng hóa có giá trị lớn. Trải qua nhiều biến động kinh tế, kể từ năm 2012, nhà nước giành độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
Như thế mặc dù mang danh vàng miếng SJC, nhưng từ 2012 đến nay SJC không được phép tự đúc vàng mà các khuông đúc SJC bị niêm phong và giám sát bởi NHNN. Vì thế, về lý thuyết thì không còn lượng vàng SJC mới nào vào lưu thông từ 2012 đến nay. Chúng ta có thể ước lượng lượng lưu hành SJC qua các thông tin sau
+Từ ngày thành lập đến khi ngừng đúc mới. SJC đã cho ra thị trường khoảng 22 triệu lượng vàng, tương đương với 800 tấn.
+Tuy nhiên, trong một cuộc họp, CEO của SJC, Bà Lê Thúy Hằng cũng cho biết, số lượng vàng trên thị trường còn rất ít, bởi có những năm, những thời điểm, giá nguyên liệu và giá vàng SJC thấp hơn hoặc bằng, các thương hiệu trong nước nấu vàng miếng của SJC để sản xuất nhẫn và nữ trang. Đặc biệt, năm 2019, thị trường vàng xuất đi nước ngoài rất nhiều cho nên lượng vàng SJC trên thị trường hiện nay còn rất ít. Nguồn cung hiện tại không có trong khi nhu cầu thị trường có, do vậy tạo ra độ chênh về giá so với vàng thế giới.
-> Như vậy, lượng vàng SJC đang lưu hành có thể thấp hơn nhiều so với con số 800 tấn, không rõ là bao nhiêu, có thể thấp 100 tấn hoặc cao 400 tấn.
Lưu ý: Những thông tin trên là những thông tin 1 chiều xuất phát từ báo chí, việc có thật là SJC không còn tham gia đúc mới vàng miếng hay không, hay chuyện còn rất ít SJC trên thì trường thì tôi không chắc chắn, vì không có cách nào kiểm chứng cả, tin hay không tùy bạn đọc.
4.2.3.3 Nơi mua bán SJC
SJC là thương hiệu vàng quốc gia, được nhà nước bảo trợ uy tín và chống gian lận, vì thế nó được chấp nhận rộng rãi khắp mọi nơi. Những nơi nào mà bạn có thể mua/bán SJC.
1) Chi nhánh của công ty SJC.
2) Các ngân hàng có để bảng "địa điểm mua bán vàng miếng".
3) Các công ty lớn như PNJ, DOJI, Ngọc Thẫm.
4) Các tiệm vàng.
Lưu ý: Các công ty lớn như PNJ hay DOJI chỉ mua lại vàng do chính họ bán ra.
Lưu ý: Không phải địa phương nào cũng có chi nhánh SJC, nếu bạn ở miền Bắc, hầu như sẽ không có chi nhánh SJC.
Lưu ý: Các tiệm vàng có thể mua vào/bán ra với giá chênh lệch cao.
4.2.3.4 Giá cả
Từ khi bị ngừng đúc mới, vàng SJC trở thành một thực thể tách rời với vàng thông thường. Và giá của nó cũng biến động một cách khó lường, bị ảnh hưởng bởi các tay chơi trong nước. Ở thời điểm hiện tại (6/4/2023) giá vàng SJC cao hơn giá thế giới đến 10tr/lượng.
Có 3 nhân tố quyết định giá của SJC:
a) Nhà nước với các chính sách về vàng miếng.
b) Các nhà buôn sỉ SJC bao gồm các công ty vàng lớn, các ngân hàng.
c) Người tiêu dùng cuối.
Nguyên tắc hình thành giá SJC:
1) Các nhà buôn sỉ dựa vào cung/cầu thị trường để đưa ra mức giá mua/bán trên nguyên tắc cạnh tranh. Tuy nhiên với trường hợp của SJC thì tổng cung không đổi, ngoại trừ có người bán lại. Nếu một ai đó thâu mua số lượng lớn sẽ rất dễ thao túng giá, bởi vì không có lượng bán ra cân bằng.
2) Người tiêu dùng cuối nhìn vào giá và quyết định mua/bán.
3) Nhà nước có lúc sẽ có chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới cung/cầu sjc.
4.2.3.5 Ai là người thao túng giá SJC?
Từ hơn chục năm nay, giá SJC luôn cao hơn giá vàng 9999 trong nước, và luôn cao hơn giá vàng quốc tế, tuy nhiên chênh lệch đó cũng không nhiều, vì thế SJC vẫn có thể nói là đi theo sát giá spot.
Tuy nhiên trong vòng 3 gần đây giá SJC bỗng tăng vượt bậc, và hiện tại đã cao hơn giá thế giới 10tr/lượng (lúc đỉnh là 17tr/lượng), Tại sao lại có chuyện như vậy?
Q
ại sao SJC lại cao giá như vậy?
A
rong một cuộc họp, CEO của SJC, Bà Lê Thúy Hằng cho biết:"....giá vàng do cung - cầu của thị trường quyết định. Tất cả các đơn vị kinh doanh vàng đều hiểu không có đơn vị nào thao túng giá vàng. ..."
Q: Giá SJC tăng cao là do doanh nghiệp vàng FOMO? Theo bài báo tuổi trẻ "Công ty SJC khẳng định "không hưởng lợi" từ chênh lệch vàng giá cao" thì một nguyên nhân là do các doanh nghiệp vàng nhận thấy giá vàng tăng cao đã FOMO mua vào SJC.
A: Nhưng tại sao các doanh nghiệp sản xuất vàng lại mua vàng miếng SJC lại không nói rõ. Các doanh nghiệp mua vàng nguyên liệu để sản xuất trang sức, tại sao lại phải mua vàng nguyên liệu là SJC vốn đã cao hơn giá spot? Và lúc giá chênh đến gần 10tr/lượng vẫn tiếp tục mua? Lời giải thích này có vẻ không hợp lý. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp danh nghiệp kinh doanh vàng sử dụng vàng để thế chấp vay ngắn hạn ở các ngân hàng, đó cũng là ưu điểm của SJC. Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này sao?
Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem những ai, tổ chức nào nắm giữ nhiều SJC nhất:
1) Công ty SJC: khá hiển nhiên, theo bctc công ty SJC tính tới năm 2022 giữ khoảng
1,000 tỷ SJC tương đương gần
20 ngàn lượng.
2) Các ngân hàng, có một vài ngân hàng có trữ vàng để thực hiện hoạt động mua bán vàng:
2a)Eximbank: chuyên mua bán SJC, giá lúc nào cũng tốt. Trữ khoảng
200 tỷ tương đương
4 ngàn lượng.
2b)Sacombank: cũng có bán vàng. Trữ khoảng
150 tỷ (3 ngàn lượng) (nhưng chắc là vàng thương hiệu riêng của họ).
2c)TP Bank: hơi ngạc nhiên cho những ai không tìm hiểu sâu là TP Bank lại trữ hơn
1,500 tỷ giá trị vàng, tương đương gần
30 ngàn lượng. Bớt ngạc nhiên một chút khi tìm hiểu ai là người đứng sai TP Bank ,đó là ông chủ DOJI. Chưa hết, ngân hàng ngày còn lấy số tài sản thế chấp là "
tài sản khác" có định giá lên đến
3 trăm ngàn tỷ, mức này thậm chí còn cao hơn các NH trong nhóm Big4.
2d)Các ngân hàng khác sở hữu loanh quanh đâu đó
vài tỷ đên
vài chục tỷ giá trị vàng.
3) Các công ty vàng: Không hiểu lắm khi các công ty vàng lại trữ SJC trong khi SJC không phải là vàng nguyên liệu (SJC bán giá cao hơn vàng nguyên liệu). Nhưng cũng dễ hiểu hơn một chút khi ta biết có thể sử dụng SJC để thế chấp ngân hàng. Số lượng các công ty, các nhà kim hoàn lớn không nhiều. Điểm mặt một vài nhân tố lớn:
+PNJ: PNJ có 7 ngàn tỷ hàng thành phẩm và 2 ngàn tỷ hàng hóa, họ sử dụng hàng tồn kho để thế chấp ngân hàng. Chúng ta không biết rõ liệu số "hàng hóa" trong bctc có liên quan gì đến SJC hay không, vì nhắc lại là ngân hàng thường chỉ sử dụng SJC để thế chấp.
+DOJI: DOJI không có trên sàng, và hoạt động của họ khó có thể nắm rõ, tổng tài sản của họ (theo họ công bố) cũng chỉ ngang PNJ. Nhưng doanh thu thuần của họ lên đến hơn
100 ngàn tỷ, lạ hơn nữa là lợi nhuận gộp chỉ
1 ngàn tỷ, tức là có thể
chưa đến 1% (Với PNJ là 17%). Thực tế là sao? thực tế là DOJI phần lớn doanh thu của họ là từ buôn bán vàng miếng. Quy mô tài sản của họ gấp 10 lần SJC, doanh thu của họ gấp 6 lần SJC.
4) Đại gia: Có thể có đại gia nào đó sở hữu rất nhiều SJC mà chúng ta không biết. Nhưng nếu họ có quá nhiều vàng, họ nên cất ngân hàng cho an toàn. Dạo quanh BCTC các ngân hàng thì có vẻ như các ngân hàng không giữ hộ quá nhiều vàng, có Eximbank giữ hộ khoảng
200 tỷ tương đương
4 ngàn lượng.
5) Dân: Vậy số vàng còn lại, đi đâu? Có thể là trong két nhà dân: người ít thì 1 2 lượng, người nhiều thì vài chục cả trăm lượng. Giả sử có 5 triệu người có sở hữu SJC, trung bình mỗi người 1 lượng, ta đã có
5 triệu lượng ( hơn 100 tấn)
Lưu ý: Các số liệu ở bctc chỉ có số đầu năm và cuối năm, không thể nào biết trong năm các tổ chức trên tăng thêm hay giảm bớt lượng nào.
Sau khi ước lượng tổng quát, chúng ta có thể ngờ ngợ được vai trò các bên trong việc làm SJC tăng kỷ lục:
Có một nguyên tắc chúng ta nên biết về cung cầu và giá lên giá xuống của vàng hay thậm chí bất kì sản phẩm nào:"vàng cất trong két thì không đem ra mua bán, không đem ra mua bán thì không ảnh hưởng đến giá". Như chúng ta đã ước lượng, số vàng SJC trong dân có thể dao động từ 100 tấn đến 400 tấn, tức là dao động từ 150 ngàn tỷ đến 600 ngàn tỷ. Nhưng dân thì thích để nó nằm yên trong két. Vàng trong két thì không thể tự nó lái giá được.
Ví dụ: Như đã trình bày từ bài số 1, vàng chứng khoán vốn chỉ chiếm 1 phần nhỏ của tổng lượng vàng hiện hữu 2 ngàn tấn/200 ngàn tấn (1%) . Nếu cộng luôn số lượng các ngân hàng TW nắm thì có thể lên đến 20% tổng lượng vàng hiện hữu. Như vậy là đủ để lái giá vàng.
->Quay lại Việt Nam, số lượng vàng SJC mà các tổ chức dưới đây sở hữu tuy nhỏ, khoảng dưới 10 tấn, nhưng đã đủ để lái cả thị trường SJC rồi. Cụ thể thật sự là ai thì các bạn đọc có thể cho ý kiến. Đối với tôi, có vẻ là Team TP Bank + Doji là bên có ảnh hưởng tới giá SJC nhất, kế đến là SJC, Eximbank và các ngân hàng.