Khác ở chỗ bây giờ cho ai ở nhờ, ai có tên trong hộ khẩu nhà mình không quan trọng nữa. Trước năm 1991 thì pháp luật về nhà ở coi như là bỏ trắng, nên các tranh chấp rất khó xử lý. Đến năm 1998 Quốc hội còn phải ban hành Nghị quyết 58 về giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhà ở, với các nguyên tắc mang nặng "tình cảm":
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; trong quá trình giải quyết cần quan tâm thích đáng đối với bên tham
gia giao dịch dân sự là người có công với cách mạng, người thuộc diện được hưởng chính sách xã hội, người nghèo đang phải thuê nhà ở, mượn nhà ở. [Khoản 2 điều 1]
Chính vì vậy, trong giai đoạn đó, người có tên trong hộ khẩu là những người ở nhờ chính thức có quyền lợi rất lớn khi xảy ra tranh chấp.
Từ 2005, Luật Nhà ở mới xác định: Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà ở của chủ sở hữu.
Thủ tục bán nhà là hệ quả của luật. Trước 2005, muốn chắc chắn được nhận nhà sau khi mua bán xong, người mua sẽ phải yêu cầu cả hộ ký tên, thậm chí cả người không có tên trong hộ khẩu mà thường xuyên ở đấy cũng phải gọi vào ký giấy tay cho yên tâm. Bây giờ thì giấy tờ đầy đủ hơn, ai chủ nhà thì ký, các vị kia thì thôi.