[Funland] Các cụ các mợ ơi, mọi người có ai ở khu phố cổ không ạ ?

Yaris_2009

Xe tăng
Biển số
OF-80287
Ngày cấp bằng
15/12/10
Số km
1,925
Động cơ
593,011 Mã lực
Tuổi
40
ngày xưa món cá chọi là thứ tiêu khiển số 1 của em dịp nghỉ hè đấy bác. Hà Nội thời kỳ thập niên 70, đầu 80 nhắc đến chơi cá chọi là phải nhớ đến chợ Đồng Xuân, Hàng Da, Châu Long, Trúc Bạch. Nếu cầu kỳ hơn nữa là xuống chợ Mơ, lên làng Nghi Tàm, làng Yên Phụ để mua cá tại đầu mối cho thoải mái lựa chọn. Chỉ có cái đi mua cá tận những chỗ xa như thế thì hay sợ bọn lưu manh nó trấn lột cá chọi và dép nhựa đi dưới chân.
Toàn tào lao hết ợ, em thật với các cụ, cá chọi phải vào làng Ngọc Khánh ạ.

Hầu như nhà nào cũng có bể nuôi cá chọi, cá cực to luôn, vào đó bắt xịn hơn.

Cụ nào từng vào làng Ngọc Khánh mua rồi sẽ biết.
 
Biển số
OF-603641
Ngày cấp bằng
18/12/18
Số km
174
Động cơ
125,377 Mã lực
Tuổi
39
Cụ chủ thớt hỏi 1 đằng dần dần các cụ op phơ trả lời 1 nẻo. Cụ chủ thớt chỉ hỏi các cụ ở phố cổ có thói quen hay có nề nếp sống thế nào chia sẻ thì lại thành các cụ nghĩ sao về phố cổ bla bla. Tổ lái là nghề của các óp phơ haha.
Dạ cụ ơi không cần phải chi li quá đâu ạ, em mở thớt, pha ấm trà, bóc hộp bánh mời cccm để mong mọi người vào cùng nói chuyện cho xôm thôi ạ, mọi thông tin đều là chia sẻ, đều thu hoạch được hữu ích chứ ạ, cám ơn cụ.
 

drchimnon

Xe tăng
Biển số
OF-386083
Ngày cấp bằng
8/10/15
Số km
1,099
Động cơ
247,468 Mã lực
Đọc mấy trang mà có mỗi 1 cụ "mất nhà" là có nhắc chim, cá, cây, chó...... Boi "Quận 1" mà ko có mấy món này thì vứt. Còn gái thì sao nhỉ he he. Vợ em dân Tràng Tiền, mẹ vợ thì dân Triệu Việt Vương. Tính cách thì sòng phẳng, sống được nhưng mỗi tội lười, ko thích đi làm.
 

alo123567

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832716
Ngày cấp bằng
22/4/23
Số km
2,248
Động cơ
62,057 Mã lực
Nơi ở
https://github.com/sonvirgo/4G-Circumvent
Website
github.com
e mới nghe cái này lần đầu tiên :D
khu e cũng có ông nuôi cá chọi cả khu nhà vườn cấp 4 thành dẫy bể, ko thích thì lên đầu Ô
e chưa nghe đi mua cá chọi ở Ngọc Khánh bào giờ hehe
Toàn tào lao hết ợ, em thật với các cụ, cá chọi phải vào làng Ngọc Khánh ạ.

Hầu như nhà nào cũng có bể nuôi cá chọi, cá cực to luôn, vào đó bắt xịn hơn.

Cụ nào từng vào làng Ngọc Khánh mua rồi sẽ biết.
 

Yaris_2009

Xe tăng
Biển số
OF-80287
Ngày cấp bằng
15/12/10
Số km
1,925
Động cơ
593,011 Mã lực
Tuổi
40
e mới nghe cái này lần đầu tiên :D
khu e cũng có ông nuôi cá chọi cả khu nhà vườn cấp 4 thành dẫy bể, ko thích thì lên đầu Ô
e chưa nghe đi mua cá chọi ở Ngọc Khánh bào giờ hehe
Cá chọi thường lên chợ kiểu ô chợ dừa mua trong chai, nhưng ở làng Ngọc Khánh hầu như nhà nào cũng có cái bể để nuôi cá chọi như thế này.



Vào đó bắt nó nhiều, mà cá ở trong này nó to hơn bọn ngoài chợ nếu khéo chọn.

Ko biết là cá chọi hay cá trâu, đánh nhau hơn chục cối ( cối = bịt tay lên nắp lọ rồi xóc lọ rầm rầm cho cá bị va đập vào thành lọ, vào tay, vào đáy lọ ) chưa nhồng ( nhồng = nhợt nhạt màu da, chạy trốn )



Nhiều lúc phai lấy que đũa, chọc chúng nó mà chúng nó vẫn cứ lao vào bụp nhau chết bỏ ko thôi.
 

alo123567

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832716
Ngày cấp bằng
22/4/23
Số km
2,248
Động cơ
62,057 Mã lực
Nơi ở
https://github.com/sonvirgo/4G-Circumvent
Website
github.com
Cá chọi thường lên chợ kiểu ô chợ dừa mua trong chai, nhưng ở làng Ngọc Khánh hầu như nhà nào cũng có cái bể để nuôi cá chọi như thế này.



Vào đó bắt nó nhiều, mà cá ở trong này nó to hơn bọn ngoài chợ nếu khéo chọn.

Ko biết là cá chọi hay cá trâu, đánh nhau hơn chục cối ( cối = bịt tay lên nắp lọ rồi xóc lọ rầm rầm cho cá bị va đập vào thành lọ, vào tay, vào đáy lọ ) chưa nhồng ( nhồng = nhợt nhạt màu da, chạy trốn )



Nhiều lúc phai lấy que đũa, chọc chúng nó mà chúng nó vẫn cứ lao vào bụp nhau chết bỏ ko thôi.
xưa chán hết trò, bỏ cả cá săn sắt (cá cờ), với cá rô đồng vào xóc :D
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
6,923
Động cơ
476,417 Mã lực
làng nghề truyền thống nuôi cá cảnh của Hà Nội là làng Yên Phụ và làng Nghi Tàm đấy bác :D

Toàn tào lao hết ợ, em thật với các cụ, cá chọi phải vào làng Ngọc Khánh ạ.

Hầu như nhà nào cũng có bể nuôi cá chọi, cá cực to luôn, vào đó bắt xịn hơn.

Cụ nào từng vào làng Ngọc Khánh mua rồi sẽ biết.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,324
Động cơ
553,317 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Cụ chủ thớt hỏi 1 đằng dần dần các cụ op phơ trả lời 1 nẻo. Cụ chủ thớt chỉ hỏi các cụ ở phố cổ có thói quen hay có nề nếp sống thế nào chia sẻ thì lại thành các cụ nghĩ sao về phố cổ bla bla. Tổ lái là nghề của các óp phơ haha.
Toàn chuyện mấy Cụ nghe kể lại từ thời bao cấp, quen 1, 2 người rồi nói như đúng rồi !
Phố cổ, nhà mặt đường giờ người ta thâu tóm ghê lắm rồi !
Có người mua cả chục căn ở cùng dẫy phố, xây thành những Palace.
Có những người mua vài căn tổng diện tích vài trăm mét vuông. Có căn hơn 500m2 mặt bằng x 4 tầng để ở, đang sơn màu mặt tiền.
Có người vừa mua 3 căn liền, mặt tiền phố Nguyễn Thiệp......Nhiều lắm !
Nhà 23 Hàng Mã diện tích 49m2, mặt tiền 4,5m, 4 tầng, vuông vắn Họ đang bán. SĐT để Cụ nào cần thì liên hệ trực tiếp với Bác chủ nhà: 082 9150068. Phố này mấy căn toàn tầm 90m2 trở lên, mặt tiền từ 4,5m - 6,5m họ vừa bán rồi !
 
Chỉnh sửa cuối:

enghoang

Xe tăng
Biển số
OF-99092
Ngày cấp bằng
8/6/11
Số km
1,026
Động cơ
408,137 Mã lực
Vấn đề là từ một nhà to, được phân cho nhiều hộ, nên buồng tắm, xí đều là chung.
Đấy là tình trạng sau năm 54, những người này khg phải gốc ở đó. Họ được nhà nước giao cho sử dụng những ngôi nhà vắng chủ. Một vài người còn là người làm thuê của chủ cũ đi Nam hoặc nước ngoài.
 
Biển số
OF-603641
Ngày cấp bằng
18/12/18
Số km
174
Động cơ
125,377 Mã lực
Tuổi
39
Ăn sáng đi ccccm ơi



Xôi xéo này hình như cũng là của Hà Nội thì phải, xôi thì miền nào vùng nào địa phuơng nào cũng có, gạo nêp nấu như nấu cơm thôi, nhưng xôi xéo thì có lẽ đúng là của người Hà Nội. Tiện đây cccm cho em hỏi xôi xéo mà ăn trên HN thì quán nào ngon ạ ?
 

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
20,074
Động cơ
2,446,028 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ăn sáng đi ccccm ơi



Xôi xéo này hình như cũng là của Hà Nội thì phải, xôi thì miền nào vùng nào địa phuơng nào cũng có, gạo nêp nấu như nấu cơm thôi, nhưng xôi xéo thì có lẽ đúng là của người Hà Nội. Tiện đây cccm cho em hỏi xôi xéo mà ăn trên HN thì quán nào ngon ạ ?
Cụ thử xôi Cát Lâm ở Đường Thành xem hợp k, quan trọng nhất là hành phi ở đây là hành chuẩn chứ k phải hành làm = vỏ và khoai tây phế phẩm đại trà như ở nhiều hàng xôi xéo khác
 

lai 4 fun

Xe tải
Biển số
OF-433507
Ngày cấp bằng
29/6/16
Số km
417
Động cơ
19,930 Mã lực
Tuổi
43
Cụ thử xôi Cát Lâm ở Đường Thành xem hợp k, quan trọng nhất là hành phi ở đây là hành chuẩn chứ k phải hành làm = vỏ và khoai tây phế phẩm đại trà như ở nhiều hàng xôi xéo khác
Em ăn thử Cát Lâm thấy lại bị nhạt nhạt ko hợp lắm. Em ăn xôi xéo Mây chỗ Hàng Bài thấy ngon .
 

lai 4 fun

Xe tải
Biển số
OF-433507
Ngày cấp bằng
29/6/16
Số km
417
Động cơ
19,930 Mã lực
Tuổi
43
Nguyễn Siêu thì cụ nên thử bún ốc nguội chấm, ngon và ấn tượng hơn bún chan nhiều
Bún ốc Phù Đổng Thiên Vương trước em ăn cũng ngon nhưng chị bán hàng khó chịu kênh kênh nên em ko ăn nữa. Mà giá cũng có rẻ gì đâu. Bún ốc chấm em chưa thử bao giờ có phải hàng cụ bảo là hàng gánh ko cụ.
 

alo123567

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832716
Ngày cấp bằng
22/4/23
Số km
2,248
Động cơ
62,057 Mã lực
Nơi ở
https://github.com/sonvirgo/4G-Circumvent
Website
github.com
Những thớt kiểu này dành cho mấy bạn thợ thuyền ngoại tỉnh hoặc Hà Nội nhảy dù sau 54 vào đấu tố, HN gốc đâu rảnh hơi vào vật nhau vs mấy bạn 🤭
ở ngoài đời cũng chả có ý chứ
thế mới bảo mò kim đáy bể :D
cả đời mình gặp chơi đc 1 2 người
 

lai 4 fun

Xe tải
Biển số
OF-433507
Ngày cấp bằng
29/6/16
Số km
417
Động cơ
19,930 Mã lực
Tuổi
43
Ăn sáng đi ccccm ơi



Xôi xéo này hình như cũng là của Hà Nội thì phải, xôi thì miền nào vùng nào địa phuơng nào cũng có, gạo nêp nấu như nấu cơm thôi, nhưng xôi xéo thì có lẽ đúng là của người Hà Nội. Tiện đây cccm cho em hỏi xôi xéo mà ăn trên HN thì quán nào ngon ạ ?
Nhà em hay ăn xôi Mây ở Hàng Bài. Có cả xôi ngô cũng rất ngon dẻo và hành phi giòn tan thơm. Em bị nghiện món này
 

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
20,074
Động cơ
2,446,028 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ăn thử Cát Lâm thấy lại bị nhạt nhạt ko hợp lắm. Em ăn xôi xéo Mây chỗ Hàng Bài thấy ngon .
Nhạt là vì hàng này nó bán cả nhiều đồ ăn kèm nó mặn rồi mà cụ :D
Bún ốc Phù Đổng Thiên Vương trước em ăn cũng ngon nhưng chị bán hàng khó chịu kênh kênh nên em ko ăn nữa. Mà giá cũng có rẻ gì đâu. Bún ốc chấm em chưa thử bao giờ có phải hàng cụ bảo là hàng gánh ko cụ.
Bún ốc cô Huệ 43 NS cửa hàng bé bé, e đi qua thôi chứ chưa ngồi ăn tại chỗ, mấy đứa e ở cơ quan nó hay đặt ship về cơ quan ăn cho mát
 
Biển số
OF-603641
Ngày cấp bằng
18/12/18
Số km
174
Động cơ
125,377 Mã lực
Tuổi
39
Nhiều món có xuất xứ từ HN nhỉ ? Sáng nên em không muốn up thêm, món bún đậu mắm tôm cũng thấy bảo xuất xứ từ HN nhưng em không thấy xuôi lắm. Bún, mắm tôm, đậu phụ thì ở đâu chả có, sơ khai của món này chưa chắc đã là từ HN.
 

fsipraha

Xe hơi
Biển số
OF-585148
Ngày cấp bằng
15/8/18
Số km
114
Động cơ
137,374 Mã lực
Dân “phố cổ” ở Hà Nội cũng dăm bảy loại. Giang hồ hay phân định là Hà Nội “54”, “Hà Nội 75” và “Hà Nội 00”

”Hà Nội 54” là những người tuy có thể xuất thân từ các tỉnh lân cận nhưng họ đã sinh sống ở Hà Nội, có nhà riêng (nhà riêng có giấy tờ chính chủ do nhà nước VN thời đó cấp) từ năm 1954 trở về trước. Ở khu phố cổ, những người Hà Nội sống trong những căn nhà đa phần tuy hẹp về chiều ngang nhưng sâu vào phía trong. Nhà thường có các phòng ốc riêng biệt, tiện nghi đủ dùng, không chung đụng bất cứ “tiện ích” gì với hàng xóm. Mỗi gia đinh một số nhà. Những người “sang chảnh“ hay có tý Tây hoá thì chọn khu phố Tây (Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Gia Thiều, Trần Quốc Toản, Bà Triệu, Hàng Bài, Quán Thánh…). Mỗi gia đình một biệt thự riêng và họ không dùng chung toa-let với hàng xóm :).

Năm 54 rất nhiều gia đình vào Nam. Rồi tản cư, nhiều người Hà Nội thời đó khi về bị chiếm mất nhà. Đòi chỉ được 1 phần, phải chấp nhận cho những người ở nơi khác đến ngang nhiên vào ở trong nhà mình. Số lượng người “Hà Nội 54” thực sự bây giờ còn ở lại khu phố cổ hay khu phố Tây của Hà Nội cực kỳ hiếm. Họ có thể vẫn đang cự ngụ ngay khu phố cổ, khu phố Tây của Hà Nội. Họ cũng có thể hiện đang là cư dân quận 13 ở Paris, hay họ đang sống ở một hẻm yên tĩnh nào đó trong Sài Gòn. Phải có duyên lắm mới gặp được họ, nói chuyện với họ rất thú vị. Họ xuất thân từ những gia đình và môi trường có chút học hành, nề nếp, có truyền thống và họ đã sống qua nhiều thăng trầm nên nhân sinh quan của họ rất tinh tế, nhân văn.

“Hà Nội 75” là để nói về những người “Hà Nội” đến ở khu phố cổ sau năm 1954 cho đến thời gian quanh năm 1975. Rất nhiều người trong số họ là dân chạy loạn từ ngoại tỉnh vào. Nhiều gia đình sau năm 54 và sau 75 được NN chia cho một căn phòng be bé trong cả toà nhà mà ngày xưa chỉ có 1 gia đình ở. Mười mấy gia đình chen nhau trong một số nhà, chia nhau 1 cái nhà vệ sinh (ngày xưa là nhà vệ sinh riêng, sau khi các gia đình vào ở thì thành nhà vệ sinh công cộng). Mấy chục năm ròng cha chung không ai khóc, không ai sửa sang duy tu các “tiện ích” chung này, lâu dần xuống cấp. Rồi chia nhà người ta ra làm mấy phần, lập lối đi vào sâu bên trong, rồi ngăn ra làm lối đi riêng lên gác, đều là tự làm, không theo quy hoạch, đa phần là chiếm được chút nào thì chiếm. Rồi “chạy” được sổ đỏ, rồi người mới mua lại của người cũ, nhưng kể cả khi họ không nhảy dù, không lấn chiếm thì họ không phải người Hà Nội gốc theo tiêu chí “54” của giới giang hồ.

Những người ”Hà Nội” này nhiều người thường có thái độ khá chảnh, hay coi thường dân từ nơi khác đến và đi đâu cũng tự nhận mình là “người Hà Nội”, dân “phố cổ”. Cách nói chuyện của họ nhiều khi không hề “Hà Nội” chút nào.

”Hà Nội 00” là nói về những người Hà Nội đến khu phố cổ tầm từ năm 2000 trở về sau, có tiền, mua nhà khu phố cổ, sửa sang lại. Những người này tuy đến sau nhưng họ có tiền, có thế, nên nhiều người trong số họ lại thành ra “có công” sửa sang phố cổ và cũng nhờ đó mà bộ mặt phố cổ cũng được chỉnh trang tốt hơn. Dân có tiền mua lại nhà phố cổ để kinh doanh (như mở khách sạn) khá nhiều.

Vì thế các cụ khi nói về “người Hà Nội” nói chung và “dân phố cổ” nói riêng cũng như thầy bói xem voi. Gặp được người 54 thì khen “Ôi sao hoa nhài thế”. Đến thăm nhà “dân phố cổ” Hà Nội 75 thì chê ỏng eo cái toa-let kinh dị, ở chen chúc, tối tăm... Đến khi gặp được người Hà Nội 00 thì lại bảo người Hà Nội giờ sao lắm người giàu thế!!! :)

Vật đổi sao rời. Hà Nội trải qua bao nhiêu thăng trầm. Cùng với thời gian, những thanh lịch, lãng mạn, những tối tăm, những xưa cũ, những đổi thay, hạnh phúc và khổ đau, những bon chen và những toan tính cơm áo gạo tiền… tất cả đã góp phần tạo nên một Hà Nội hiện đại mà vẫn phảng phất nét đẹp “ngàn năm văn hiến” rất riêng.
Dân “phố cổ” ở Hà Nội cũng dăm bảy loại. Giang hồ hay phân định là Hà Nội “54”, “Hà Nội 75” và “Hà Nội 00”

”Hà Nội 54” là những người tuy có thể xuất thân từ các tỉnh lân cận nhưng họ đã sinh sống ở Hà Nội, có nhà riêng (nhà riêng có giấy tờ chính chủ do nhà nước VN thời đó cấp) từ năm 1954 trở về trước. Ở khu phố cổ, những người Hà Nội sống trong những căn nhà đa phần tuy hẹp về chiều ngang nhưng sâu vào phía trong. Nhà thường có các phòng ốc riêng biệt, tiện nghi đủ dùng, không chung đụng bất cứ “tiện ích” gì với hàng xóm. Mỗi gia đinh một số nhà. Những người “sang chảnh“ hay có tý Tây hoá thì chọn khu phố Tây (Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Gia Thiều, Trần Quốc Toản, Bà Triệu, Hàng Bài, Quán Thánh…). Mỗi gia đình một biệt thự riêng và họ không dùng chung toa-let với hàng xóm :).

Năm 54 rất nhiều gia đình vào Nam. Rồi tản cư, nhiều người Hà Nội thời đó khi về bị chiếm mất nhà. Đòi chỉ được 1 phần, phải chấp nhận cho những người ở nơi khác đến ngang nhiên vào ở trong nhà mình. Số lượng người “Hà Nội 54” thực sự bây giờ còn ở lại khu phố cổ hay khu phố Tây của Hà Nội cực kỳ hiếm. Họ có thể vẫn đang cự ngụ ngay khu phố cổ, khu phố Tây của Hà Nội. Họ cũng có thể hiện đang là cư dân quận 13 ở Paris, hay họ đang sống ở một hẻm yên tĩnh nào đó trong Sài Gòn. Phải có duyên lắm mới gặp được họ, nói chuyện với họ rất thú vị. Họ xuất thân từ những gia đình và môi trường có chút học hành, nề nếp, có truyền thống và họ đã sống qua nhiều thăng trầm nên nhân sinh quan của họ rất tinh tế, nhân văn.

“Hà Nội 75” là để nói về những người “Hà Nội” đến ở khu phố cổ sau năm 1954 cho đến thời gian quanh năm 1975. Rất nhiều người trong số họ là dân chạy loạn từ ngoại tỉnh vào. Nhiều gia đình sau năm 54 và sau 75 được NN chia cho một căn phòng be bé trong cả toà nhà mà ngày xưa chỉ có 1 gia đình ở. Mười mấy gia đình chen nhau trong một số nhà, chia nhau 1 cái nhà vệ sinh (ngày xưa là nhà vệ sinh riêng, sau khi các gia đình vào ở thì thành nhà vệ sinh công cộng). Mấy chục năm ròng cha chung không ai khóc, không ai sửa sang duy tu các “tiện ích” chung này, lâu dần xuống cấp. Rồi chia nhà người ta ra làm mấy phần, lập lối đi vào sâu bên trong, rồi ngăn ra làm lối đi riêng lên gác, đều là tự làm, không theo quy hoạch, đa phần là chiếm được chút nào thì chiếm. Rồi “chạy” được sổ đỏ, rồi người mới mua lại của người cũ, nhưng kể cả khi họ không nhảy dù, không lấn chiếm thì họ không phải người Hà Nội gốc theo tiêu chí “54” của giới giang hồ.

Những người ”Hà Nội” này nhiều người thường có thái độ khá chảnh, hay coi thường dân từ nơi khác đến và đi đâu cũng tự nhận mình là “người Hà Nội”, dân “phố cổ”. Cách nói chuyện của họ nhiều khi không hề “Hà Nội” chút nào.

”Hà Nội 00” là nói về những người Hà Nội đến khu phố cổ tầm từ năm 2000 trở về sau, có tiền, mua nhà khu phố cổ, sửa sang lại. Những người này tuy đến sau nhưng họ có tiền, có thế, nên nhiều người trong số họ lại thành ra “có công” sửa sang phố cổ và cũng nhờ đó mà bộ mặt phố cổ cũng được chỉnh trang tốt hơn. Dân có tiền mua lại nhà phố cổ để kinh doanh (như mở khách sạn) khá nhiều.

Vì thế các cụ khi nói về “người Hà Nội” nói chung và “dân phố cổ” nói riêng cũng như thầy bói xem voi. Gặp được người 54 thì khen “Ôi sao hoa nhài thế”. Đến thăm nhà “dân phố cổ” Hà Nội 75 thì chê ỏng eo cái toa-let kinh dị, ở chen chúc, tối tăm... Đến khi gặp được người Hà Nội 00 thì lại bảo người Hà Nội giờ sao lắm người giàu thế!!! :)

Vật đổi sao rời. Hà Nội trải qua bao nhiêu thăng trầm. Cùng với thời gian, những thanh lịch, lãng mạn, những tối tăm, những xưa cũ, những đổi thay, hạnh phúc và khổ đau, những bon chen và những toan tính cơm áo gạo tiền… tất cả đã góp phần tạo nên một Hà Nội hiện đại mà vẫn phảng phất nét đẹp “ngàn năm văn hiến” rất riêng.
Rất chính xác về con người ở Hà Nội qua các thời kỳ. Chắc cụ là dân hà nội "54"??
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top