[Funland] Các cụ các mợ ơi, mọi người có ai ở khu phố cổ không ạ ?

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,859
Động cơ
577,781 Mã lực
Nhà ông nội em sau 1954 thì hiến cho nhà nước hết. Con cháu mỗi người dạt một nơi quanh HN. Cái biệt thự số 5 Lê Hồng Phong (xưa là Tôn Thất Thuyết) và cả dãy nhà ở phố Ngọc Hà từ đầu Đội Cấn đến gần dốc Ngọc Hà cũng hiến sạch. Dãy nhà đó ông nội xây để cho dân lao động thuê ở. Ông già thì theo kháng chiến năm 1946 lên Việt bắc làm ở xưởng quân giới. Bị sốt rét gần chết thì anh em khiêng về HN. Ông bà nội lo thuốc men và cho đi học nghề chữa đồng hồ. Vậy mà sau này lý lịch nhà em vẫn là tiểu tư sản. Con các bác đều được học hành, có người học ở Pháp về nhưng nhà nước cũng ít sử dụng. Chỉ làm giáo viên là hết.
ôi nhà cụ tham gia kháng chiến mà còn bị cho là tiểu tư sản nhỉ? nhà e thì đương nhiên là tiểu tư sản rồi (ô bà trc cũng hoạt động cách mạng nhưng đường dây bị mất ko có ai chứng thực được), các cụ nhà e chỉ học để đi làm giáo viên thôi, còn ko thì đi học nghề xây dựng rồi sau có điều kiện học lên tại chức, nói chung cái mác dân phố cổ nhưng có dám nhận đâu, nhận rồi ng ta nhìn với con mắt khác...
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,094
Động cơ
1,486,780 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Dân khu phố cổ HN thường rất ít người thành đạt.
Nó liên quan đến văn hóa sống và môi trường sống.
Các cụ cứ để ý mà xem, phần lớn ( tôi nói phần lớn nhé, vẫn có cá biệt) là sống bằng kinh doanh nhỏ, trông vào các quán bán hàng hóa, bám vào phố mà sống. Do từ bao đời họ vẫn sống thế, và đúng là kiếm tiền kiểu đó cũng dễ. Cứ bám phố, ra phố bán cái gì đó là có tiền. Bán trà đá, bán đồ ăn vặt, bán bún, phở, xôi, quần áo....vv....ngồi bất cứ đâu : không có quán thì ngồi vỉa hè, góc phố.
Lâu dần, họ và con cái họ, các thế hệ sau không có nhu cầu học tập, trau dồi kiến thức để đi làm trong Doanh nghiệp hay mở Cty lập nghiệp, họ tự bằng lòng với cuộc sống buôn bán nhỏ....hết đời này sang đời khác.
Điều này lý giải đa phần dân phố cổ sống rất thiếu tiện nghi, chật trội...nhưng khi Chính quyền TP thuyết phục họ di rời sang nơi ở mới rộng rãi và tiện nghi hơn thì không ai muốn di rời, đơn giản vì đi định cư chỗ mới họ không buôn bán nhỏ được nữa, họ sẽ mất thu nhập.

=))
Thành đạt về đường quan chức thì công nhận dân phố cổ khá hiếm, nhưng về kinh tế thì dân phố cổ HN chỉ thua dân 3 tàu ở trỏng. Giờ đi đâu khắp vùng miền, các chủ khách sạn, nhà hàng, khu du lịch sinh thái, trang trại nhà vườn hoành tá tràng, đa phần chủ có xuất xứ từ dân phố cổ. Góc nhìn của cụ nói chung vẫn phiến diện ở góc độ dân trong ngõ ngách, sống chật hẹp khó khăn. Giờ mật độ khu Hoàn Kiếm thưa thớt nhiều lần rồi, vì họ toàn có nhà nơi khác, chủ yếu đầu tư bên kia sông Hồng, nơi có môi trường sạch. Như phố nhà cháu ( tuyến phố đi bộ), thỉnh thoảng nhà cháu tạt về nhà thấy vắng tanh như thời covid.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,094
Động cơ
1,486,780 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
ôi nhà cụ tham gia kháng chiến mà còn bị cho là tiểu tư sản nhỉ? nhà e thì đương nhiên là tiểu tư sản rồi (ô bà trc cũng hoạt động cách mạng nhưng đường dây bị mất ko có ai chứng thực được), các cụ nhà e chỉ học để đi làm giáo viên thôi, còn ko thì đi học nghề xây dựng rồi sau có điều kiện học lên tại chức, nói chung cái mác dân phố cổ nhưng có dám nhận đâu, nhận rồi ng ta nhìn với con mắt khác...
Ngày xưa, trong hồ sơ lý lịch cá nhân có mục " Thành phần", mục này rất quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng đến con đường thăng tiến chính trị, thậm chí xét các danh hiệu khen thưởng cũng bị ảnh hưởng đến nếu thành phần là: tiểu tư sản. Đa số thời đó đều có thành phần là: làm ruộng- nông dân hoặc công nhân. Thành phần này được xét từ thời ông, bố chứ không phải trực tiếp cá nhân đương thời.
Như ông cụ nhà cháu là cán bộ tiền khởi nghĩa ( tiền khởi nghĩa là tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 19-8-1945, thậm chí ông cụ nhà cháu về sau còn thấy tiếc vì khi NN xét công trạng, ông cụ nhà cháu chỉ thiếu 1 tuần là nằm trong đội Lão thành cách mạng), cán bộ CM bị giam cầm trong nhà tù Hoả lò. Sau khi giải phóng tiếp quản Thủ đô năm 54, ông cụ đi làm công chức nhà nước. Thời gian này CQ ta tiến hành CCRĐ thì ông nội nhà cháu bị dính vào đấu tố với lí do nhiều đất quá ( toàn đất làm ruộng do tích luỹ từ đời trước nữa) và bị khép vào thành phần "địa chủ". Thế là ông cụ nhà cháu bị ảnh hưởng bởi 2 từ "Thành phần" này. Mặc dù làm việc rất nỗ lực hiệu quả, thành tích cao hơn rất nhiều đồng nghiệp khác nhưng cuối năm xét thành tích" chiến sũ thi đua" với lương bổng đến kỳ tăng vẫn ko được xét duyệt. Mãi phải mất 3-4 năm làm đơn khiếu nại mãi, tổ chức mới thay đổi cái gọi là "thành phần" này.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
552,109 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Ngày xưa, trong hồ sơ lý lịch cá nhân có mục " Thành phần", mục này rất quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng đến con đường thăng tiến chính trị, thậm chí xét các danh hiệu khen thưởng cũng bị ảnh hưởng đến nếu thành phần là: tiểu tư sản. Đa số thời đó đều có thành phần là: làm ruộng- nông dân hoặc công nhân. Thành phần này được xét từ thời ông, bố chứ không phải trực tiếp cá nhân đương thời.
Như ông cụ nhà cháu là cán bộ tiền khởi nghĩa ( tiền khởi nghĩa là tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 19-8-1945, thậm chí ông cụ nhà cháu về sau còn thấy tiếc vì khi NN xét công trạng, ông cụ nhà cháu chỉ thiếu 1 tuần là nằm trong đội Lão thành cách mạng), cán bộ CM bị giam cầm trong nhà tù Hoả lò. Sau khi giải phóng tiếp quản Thủ đô năm 54, ông cụ đi làm công chức nhà nước. Thời gian này CQ ta tiến hành CCRĐ thì ông nội nhà cháu bị dính vào đấu tố với lí do nhiều đất quá ( toàn đất làm ruộng do tích luỹ từ đời trước nữa) và bị khép vào thành phần "địa chủ". Thế là ông cụ nhà cháu bị ảnh hưởng bởi 2 từ "Thành phần" này. Mặc dù làm việc rất nỗ lực hiệu quả, thành tích cao hơn rất nhiều đồng nghiệp khác nhưng cuối năm xét thành tích" chiến sũ thi đua" với lương bổng đến kỳ tăng vẫn ko được xét duyệt. Mãi phải mất 3-4 năm làm đơn khiếu nại mãi, tổ chức mới thay đổi cái gọi là "thành phần" này.
Xưa trong lý lịch mà dính " địa chủ" hay "tư sản" thì khó tiến thân. Nhà nước ta cần người " vừa hồng, vừa chuyên" không có "hồng" thì vứt.
 

corolla antils

Xe buýt
Biển số
OF-153548
Ngày cấp bằng
22/8/12
Số km
959
Động cơ
877,087 Mã lực
Nơi ở
Ecopark
Sinh ra ở phố cổ thời những năm vẫn còn tầu điện 2 ray chạy qua nhà, tập xe đạp Thống nhất mà không cẩn thận đi vào ray là ngã...Phố cổ nhìn chung thời điểm đó mọi người sống vui vẻ, chan hoà, hàng xóm khu phố vui nhất là những lúc mất điện và đang chơi thì có nhạc phim...nói về món ăn thì phố cổ nhiều đặc sản với Phở Chiêu, phở Bắc Hải, phở Đính...xôi Bà Thảo, hủ tiếu Hàng Điếu, cháo gà Hàng Điếu, ngan ngỗng quay Hàng Buồm, chim quay đặc sản Tạ Hiện, cafe thời đó là Giảng nổi tiếng cafe trứng...trường học của tôi nằm ở phố Lãn Ông suốt ngày ngửi mùi thuốc bắc...bạn bè phố cổ nhiều nhưng chết cũng khá khi còn trẻ do sau khi đất nước bỏ bao cấp, nhà cửa bán đuọc giá thì nhà nhà bạn bè tôi bán rất tiền, quy ra hàng trăm cây vàng...nên sinh ra hút hít đua đòi...nhũng đứa bạn cách ly và có bản lĩnh lại nên người và chuyển nơi khác sống. Nhìn chung cuộc sống phố cổ lúc đó với tôi nhiều kỷ niệm, tôi may mắn được dạy dỗ và giáo dục tốt nên giờ ngẫm thấy mình may mắn...nhưng nói gì thì nói Phố cổ với những dẫy nhà phố, đường ô bàn cờ không bao giờ tắc. Với những khu phố bán hàng đặc trưng riêng không đâu có và có những con người gốc quê lên lập nghiệp buôn bán vẫn giữ vẻ đôn hậu nhưng lịch sự và phóng khoáng...lại khó tính trong ăn ngon và mặc đẹp ;))
 

ncs

Xe tăng
Biển số
OF-824375
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,126
Động cơ
47,241 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em dân tỉnh nhưng cũng sống rất lâu ở HN rồi. Có 5 năm sống ở phố Hàng Bún và có 1 số bạn cũng như người quen ở khu vực phố cổ thấy như này: ngoài những chuyện như các cụ hay nói, ăn ngon, nhiều món, giá cả phải chăng,nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, mất vệ sinh...Ngoài 1 số ít người giàu có còn lại nghèo lắm chỉ đủ ăn hàng ngày thôi. Đặc biệt nhìn thấy mấy cô gái trẻ xinh ăn mặc, tóc tai sành điệu tưởng con nhà giàu có nhưng không phải. Thật ra nhà bé tí chung đụng trong ngõ sâu, trai gái bố mẹ ngủ chỉ cách nhau tấm màn...và bố mẹ những cô này thường làm nghề bán nước hay mẹt hoa quả đầu ngõ, 1 số làm nghề xe ôm, gia công thuê hoặc bánh nhỏ lẻ...Không phải ít đâu mà em gặp rất nhiều nhé. Bố mẹ ăn mặc tuềnh toàng, trông khắc khổ mà con thì sành điệu, thậm chí có xe máy ngon.Thường các cô này giỏi lắm học hết cấp 3(dân lập) nhưng thường lân la những chỗ chơi để được các anh làm quen, mời ăn uống, xa hơn là tặng quà, bao.Một số hy vọng quen và lấy được chồng nhà khá giả nhưng số này không nhiều vì một là phải xinh, hai là khôn khéo, nghệ thuật, không bộc lộ thô thiển quá.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Cô dâu phổ cổ xinh như này mà đêm không có chỗ động phòng, phải ngậm tăm vào để khỏi kêu rên nếu ko cả xóm nghe thấy =))

Chẳng qua thời bao cấp các bố tạo chính sách để hội quê lên rúc vào làm nát phố cổ thôi.
Cụ Tô Hoài cũng nói đấy, thời CCRĐ mấy ông địa chủ chạy chết cũng lên phố cổ dựng cái bạt, cái túp úp vào rồi bán chè chén, đạp xích lô, ông nào khôn thì chỉ trỏ nọ kia lâu ngày cũng thành người phố cổ giỏi các trò ma ăn cỗ.
Những con người phố cổ biết buôn hàng xuyên biên giới thì lại chả bao giờ vào đây.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,290
Động cơ
755,585 Mã lực
Khâm Thiên có được coi là khu phố cổ không các cụ ?

Nhìn ảnh vệ tinh dường như ... không lối thoát....:))
1717751322690.png


Còn mạn Đồng Xuân....nhìn từ vệ tinh cũng thấy sự đậm đặc mật độ cao rồi nhỉ...:))
1717751449286.png
 

cptu176

Xe điện
Biển số
OF-3628
Ngày cấp bằng
4/3/07
Số km
3,385
Động cơ
579,598 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Thái Bình
Dân phố cổ đó là dân sau 1954. Còn dân trước 1954 họ phần đa là tiểu thương, tư sản dân tộc. Con cái họ được học hành đàng hoàng, có kiến thức và hiểu biết. Sau toàn quốc kháng chiến 1946 phần nhiều họ đã lên chiến khu Việt Bắc phụ vụ cuộc kháng chiến trường kỳ. Sau này họ vẫn có truyền thống gia đình học hành tử tế.
Vâng, em buồn cười là chỗ ấy. Em đã thêm còm là 2 ông bạn ấy về quê giỗ tổ tận Quảng Nam với Bình Định =)) =))
 

Hasu

Xe tải
Biển số
OF-802141
Ngày cấp bằng
6/1/22
Số km
480
Động cơ
130,010 Mã lực
Nhà em ở ngõ Hành Hành đây, hồi bé toàn ra Thủy Tạ xin kem vụn vào cuối ngày, có lúc thì đi rình các đôi yêu nhau ngồi tâm sự quanh bồ hồ buổi tối, hồi đấy thấy ngồi cạnh cầm tay nhau là thấy ghê gớm lắm rồi. E nhớ hồi học cấp 1 ở trường Trần Quốc Toản thì trong cặp lúc nào cũng nhét đầy thuốc lá ngoại để đi giao hàng cho bà. Thỉnh thoảng bà cho vài đồng ăn quà vặt ở cổng trường. Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoát mà em đã chuyển đi khỏi đó mấy chục năm rồi.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,901
Động cơ
1,062,069 Mã lực
Em ấn tượng mấy lần:
Lần 1 ngủ trong nhà nếu không xem đồng hồ sẽ chẳng biết bên ngoài là ban ngày hay ban sáng.
Lần 2 một bạn trai phố cổ, ban ngày đi ship trứng, tối cưỡi SH lượn phố, tối về ngủ trên cái tấm phản kê bên trên cái lối đi vào cái nhà cũ bên trong vài hộ cùng chung sống.
Lần 3 gọi cho đứa em họ để đến thăm vì nó vứa sinh em bé (chồng người phố cổ), nó bảo nao em cho cháu về ngoại thì sang, chứ nhà bé vào không có chỗ tiếp khách.
Vs người tỉnh lẻ như em thì thấy tại sao họ có thể sống được như vậy, dù có thể xung quanh đó có nh hàng quán ngon hay ở trung tâm của thủ đô.
 

baba77

Xe tăng
Biển số
OF-825566
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
1,538
Động cơ
650,445 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ gặp người ntn em ko biết, chứ em gặp biết dân phố cổ rất khinh khi và nhìn người khác = 1/2 con mắt.
 

nguyenkhanghanoi

Xe đạp
Biển số
OF-795041
Ngày cấp bằng
28/10/21
Số km
45
Động cơ
19,541 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
119 đường K1 cầu diễn Nam Từ Liêm Hà Nội
Website
thietbibepnguyenkhang.com
Em cũng lượn phố cổ suốt , ngon thì có nhưng đắt , rõ ràng là vậy, ăn ngon thì phải chịu đắt . Nhưng đa phần lên đó em chỉ thích lượn thôi , chứ nó đông đúc chặt chội chả có tâm lý ăn uống
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,859
Động cơ
577,781 Mã lực
Em ấn tượng mấy lần:
Lần 1 ngủ trong nhà nếu không xem đồng hồ sẽ chẳng biết bên ngoài là ban ngày hay ban sáng.
Lần 2 một bạn trai phố cổ, ban ngày đi ship trứng, tối cưỡi SH lượn phố, tối về ngủ trên cái tấm phản kê bên trên cái lối đi vào cái nhà cũ bên trong vài hộ cùng chung sống.
Lần 3 gọi cho đứa em họ để đến thăm vì nó vứa sinh em bé (chồng người phố cổ), nó bảo nao em cho cháu về ngoại thì sang, chứ nhà bé vào không có chỗ tiếp khách.
Vs người tỉnh lẻ như em thì thấy tại sao họ có thể sống được như vậy, dù có thể xung quanh đó có nh hàng quán ngon hay ở trung tâm của thủ đô.
chỉ có thể là khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
 
Biển số
OF-603641
Ngày cấp bằng
18/12/18
Số km
175
Động cơ
125,377 Mã lực
Tuổi
40
Khâm Thiên có được coi là khu phố cổ không các cụ ?

Nhìn ảnh vệ tinh dường như ... không lối thoát....:))
View attachment 8561506

Còn mạn Đồng Xuân....nhìn từ vệ tinh cũng thấy sự đậm đặc mật độ cao rồi nhỉ...:))
View attachment 8561507
Khâm Thiên xưa thời vua các triều đại đi đánh Champa bắt tù binh về là có đẩy về mạn đó, sau Khâm Thiên nổi tiếng là chốn ăn chơi đàng điếm của các công từ Hà Thành hay đôi khi là cả sỹ phu Bắc Hà cũng ghé qua xem con hát, ả đào.

Nên giờ tuy ngõ chợ khâm thiên toàn nghiện nghẹo tệ nạn các các thứ nhưng con gái trong mạn khâm thiên này xinh phết.
 

Alexandre Ciskob

Xe điện
Biển số
OF-4827
Ngày cấp bằng
18/5/07
Số km
4,395
Động cơ
580,560 Mã lực
Dân số HN trước năm 1954 chỉ có tầm 7-800.000 người thôi, sau 54 mới tăng nhiều.
Có lẽ dân HN nói chung & phố cổ nói riêng chỉ nên tính là sinh sống ở HN từ trước 1954 mới giữ được hồn cốt người HN
 

DTK65

Xe tăng
Biển số
OF-116444
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
1,447
Động cơ
395,101 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ở phố cổ từ nhỏ, học hành trên quận Hoàn Kiếm đến hết cấp 3 trường Hoàn Kiếm buổi sáng, Trần Phú buổi chiều. Sau này đổi tên thành Trần Phú, cũng nếm trải đủ mọi thăng trầm và các món ăn truyền thống của HN rồi..
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,948
Động cơ
973,179 Mã lực
Em ở phố cổ từ nhỏ, học hành trên quận Hoàn Kiếm đến hết cấp 3 trường Hoàn Kiếm buổi sáng, Trần Phú buổi chiều. Sau này đổi tên thành Trần Phú, cũng nếm trải đủ mọi thăng trầm và các món ăn truyền thống của HN rồi..
Cụ tốt nghiệp năm nào thế:)
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,883
Động cơ
406,406 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E đang làm căn 41 mã mây và 67 bát đàn
Cải tạo sửa lại hết nhà wc mới ở hoặc kd đc

Hiện tại e đang ngã 3 phố cổ đợi vật tư :D
Còn ăn uống chơi bời phố cổ thì sướng ko phải nghĩ
E ăn 36 năm rồi
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,326
Động cơ
1,012,820 Mã lực
Sao em nghe người ta bẩu dân phố cổ chủ yếu thích kinh doanh làm ăn buôn bán, còn học hành ra đi làm văn phòng các các thứ là đội Nam Định Thái Bình Thanh Hóa Nghệ An... cụ nhỉ.
Đấy là cụ "nghe bảo". Còn e sinh ra và lớn lên ở đó nên được tiếp xúc 1 chút như vậy.
Ngay như định nghĩa thế nào là dân phố cổ cũng mỗi người 1 kiểu rồi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top